Người trong bao (nhóm 1- tổ 3)

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Người trong bao (nhóm 1- tổ 3) by Mind Map: Người trong bao (nhóm 1- tổ 3)

1. Tác phẩm

1.1. Hoàn cảnh sáng tác: o Được sáng tác vào năm 1898 trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen. o Thời đó, xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối TK XIX, đẻ ra lắm kiểu người kì quái.

1.2.  Nghệ thuật: là một phát hiện nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của nhà văn, không chỉ phản ánh thực trạng xã hội mà còn mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.

1.3.  Bố cục: 3 phần o Phần 1: Cuộc trò chuyện trong nhà kho giữa 2 người bạn đi săn về muộn. o Phần 2: Cuộc đời và tính cách nhân vật Bê-li-cốp. o Phần 3: Nhận xét của bác sĩ - người nghe truyện.

1.4.  Tóm tắt: Bê-li-cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ, nổi tiếng khắp thành phố nước Nga vì cách ăn mặc kì quái. Tất cả những vật dụng của ông đều được cho trong cái bao. Bản thân ông luôn thu mình vào cái vỏ để bảo vệ, ngăn cách mình với thế giới bên ngoài. Có nhiều người mỉa mai châm biếm ông và Va-ren-cô, ông và Cô-va-len-cô cãi nhau. Bê-li-cốp dọa sẽ báo cáo với hiệu trưởng những điều trông thấy về hai chị em Va-ren-cô nên Cô-va-len-cô túm áo xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã xuống cầu thang, Va-ren-ca nhìn thấy cười phá lên cười, ông thấy nhục nhã, lo sợ, vội vã về nhà. Một tháng sau Bê-li-cô qua đời nhưng trong thành phố còn nhiều người trong bao như thế.

2. Nhân vật Bê-li-cốp

2.1. Ngoại hình

2.1.1. • Đi giày cao su, cầm ô, nhất thiết phải mặc áo bành tô

2.1.2. • Đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông

2.1.3. • Khuôn mặt luôn giấu sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên

2.2. Sinh hoạt: Mọi thứ đều để trong bao: từ vật dụng nhỏ (dao, đồng hồ quả quít) -> lớn (ô, khuôn mặt)

2.2.1. • Khi ra ngoài: Kín mít từ đầu tới chân, Đi xe ngựa thì cho kéo mui lên

2.2.2. • Khi ở nhà: Mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then, có đủ sự ngăn cấm và hạn chế; Buồng ngủ chật như cái hộp, giường nằm thì móc màn; Lúc ngủ: kéo chăn trùm đầu kín mít, trong phòng nóng bức, ngột ngạt...

2.3. Tính cách

2.3.1. Bảo thủ, sùng cổ

2.3.1.1. • Ca ngợi quá khứ, ghê tởm hiện tại, sợ hãi tương lai (Nhỡ lại xảy ra chuyện gì, Cần phải cân nhắc một chút...) • Giáo viên dạy tiếng Hi Lạp – thứ tiếng cổ, lạc hậu, lỗi thời, không có giá trị ở hiện tại

2.3.2. sợ hãi với mọi thứ

2.3.2.1. • Giấu ý nghĩ vào trong bao vì sợ phiền phức, chỉ “những chỉ thị, thông tư lệnh cấm mới là rõ ràng”...

2.3.2.2. • Sợ sự thay đổi: ép mình vào những khuôn khổ, trật tự của một nhà giáo dục: kính trọng đối với chính quyền; giữ gìn tư thế của một nhà giáo dục

2.3.2.3. ...

2.4. Cái chết

2.4.1. • Nguyên nhân cái chết của Be – li – cốp: Do sự cười cợt và chế nhạo của Va – ren – ca, do chính tính cách của hắn gây nên và chế độ xã hội ngột ngạt, bí bách đương thời đã tạo ra những con người, tính cách Be – li – cốp: bạc nhược, khiếp đảm, sợ hãi trước những biến động nhỏ của cuộc sống

2.4.2. • Cái chết của Be – li – cốp: Nằm yên trong màn, đắp chăn kín và im lặng, hỏi chỉ đáp “không” hay “có”, không nói thêm điều gì; khi nằm trong quan tài: vẻ mặt hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa

2.5. Sự ảnh hưởng của Be-li-cốp

2.5.1. Thời gian: 15 năm =>kéo dài, dai dẳng

2.5.2. • Phạm vi: trong nhà trường và cả khu phố

2.5.3. • Nguyên nhân: sự dò xét và bẩm báo của Be - li - cốp với cấp trên => sự hèn nhát, không dám đấu tranh của người dân tiếp tay cho Be - li - cốp càng ảnh hưởng sâu rộng. => Be - li - cốp vừa yếu ớt như môt nhân cách, vừa mạnh mẽ như một căn bệnh => Nét tâm lí đời thường có ở tất cả mọi người -> Be - li - cốp dễ dàng thôi miên và ảnh hưởng tới họ => Khả năng khai thác chiều sâu tâm lí của Sê - khốp

3. Nhận xét

3.1. Be - li - cốp hiện lên là một con người kì lạ, quái dị với những lớp bao chồng chéo: • Lớp bao hữu hình giúp Be - li - cốp cách biệt với thế giới bên ngoài, an toàn trong thế giới chật chội, bí bách của mình. • Lớp bao vô hình: che đậy sự hèn nhát, lo sợ, tự ti của Be - li - cốp trước sự đổi thay của thời đại. • Nghệ thuật miêu tả: chi tiết tỉ mỉ, chi tiết điển hình, lặp lại (cái bao)...

4. Tác giả

4.1. Chekhov sinh ngày 29 tháng 1 năm 1860 ở thị trấn Taganrog miền nam nước Nga nơi cha ông làm chủ một cửa hiệu tạp hóa nhỏ. Năm 1879, ông theo học ngành y tại Đại học Quốc gia moskva. Ở đây, ông bắt đầu vẽ biếm họa cho một số tạp chí hài để hỗ trợ gia đình.

4.2. Sau khi tốt nghiệp năm 1884, Chekhov hành nghề y nhưng vẫn tiếp tục sáng tác. Đến năm 1887, văn tài của ông đã được chấp nhận rộng rãi, và việc sáng tác không cho phép ông dành nhiều thì giờ cho y khoa.

4.3. Thời kỳ từ 1886 đến 1888 là giai đoạn Chekhov chuyển tiếp từ thể loại truyện ngắn khôi hài dưới 1.000 chữ qua những truyện ngắn dài hơn, có chủ đề nghiêm túc hơn và văn phong chững chạc hơn. Những truyện ngắn trong thập niên 1890 đem lại một cái nhìn rộng lớn về xã hội nước Nga cuối thế kỉ 19, miêu tả sự chính xác về xã hội của cuộc đời những nông dân, trí thức, tư thương, giáo sĩ, phụ nữ và trẻ em trong những bối cảnh có tính phổ cập và bất biến với thời gian.

4.4. Chekhov bị bệnh Lao, và năm 1897 phải dời đến cư ngụ ở vùng ấm áp Yatal, nằm kề Biển đen. Năm 1901, ông kết hôn với nữ diễn viên Olga Leonardovna Knipper . Trong thời gian này, sức khỏe của ông đi xuống dần. Ông qua đời năm 1904 ở khu nghỉ mát Badenweiler tại Đức trong khi đang tìm cách chữa trị.

5. Ý nghĩa, giá trị nội dung, nghệ thuật

5.1. Ý nghĩa của biểu tượng “Cái bao”

5.1.1. - Nghĩa đen: Vật dùng để đựng có hình túi hoặc hình hộp, là vật dụng quen dùng của Bê-li-cốp.

5.1.2. - Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của nhân vật Bê-li-cốp

5.1.3. - Nghĩa biểu trưng: Lối sống thu mình, hèn nhác, ích kỉ cá nhân, hủ lậu... đã và đang tồn tại làm ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ ở nước Nga => giá trị phê phán

5.1.4. - Ý nghĩa phổ quát: Cả xã hội Nga thời điểm đó cũng là cái bao khổng lồ trói buộc, ngăn chặn sự tự do của co người => sức mạnh tố cáo

5.2. Đặc sắc nghệ thuật

5.2.1. - Xây dưng nhân vật điển hình: Bê li cốp cá biệt ,kì quái,không giống ai nhưng lại khái quát điển hình cho một người,một lối sống

5.2.2. - Xây dựng nhân vật biếm họa hài hước: Sử dụng các chi tiết về cung cách sinh hoạt,trang phục,suy nghĩ,nghề nghiệp,chuyện tình yêu,cái chết…:Tập trung tô đậm nhân vật trở thành kì quặc,quái lạ,ấn tượng

5.2.3. - Lựa chọn các chi tiết biểu tượng để khắc họa nhân vật:Hình ảnh “cái bao” : Suy nghĩ thường trực “nhỡ lại xảy ra chuyện gì” ->biểu tương người sống thu mình.hèn nhát

5.2.4. - Ngôi kể :Đồng nghiệp của nv chính-> khách quan,gần gũi trong mạch truyện

5.2.5. - Giọng điệu:Mỉa mai,châm biếm mà lại điềm tĩnh và trầm buồn:Bề ngoài có vẻ khác quan,mạch ngầm của văn bản lại là tâm trạng bức xúc,trăn trở,khao khát đổi thay của tác giả.