Cân Bằng và Chuyển Động của vật rắn

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Cân Bằng và Chuyển Động của vật rắn by Mind Map: Cân Bằng và Chuyển Động của vật rắn

1. Ngẫu lực

1.1. Ngẫu lực là gì ?

1.1.1. Định nghĩa

1.1.1.1. Hệ hai lực song song , người chiều , có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực .

1.2. Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn

1.2.1. Trường hợp vật không có trục quay cố định

1.2.2. Trường hợp vật có trục quay cố định

1.2.3. Momen của ngẫu lực

1.2.3.1. M= F.d

1.2.3.1.1. F : độ lớn của mỗi lực (N)

1.2.3.1.2. d : cánh tay đòn của ngẫu lực (m)

1.2.3.1.3. M : momen của ngẫn lực (N.m)

1.2.3.2. Momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực .

2. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song .

2.1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của 2 lực .

2.1.1. Điều kiện cân bằng

2.1.1.1. Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì 2 lực đó phải cùng giá , cùng độ lớn và ngược chiều . F1= -F2

2.2. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song

2.2.1. Điều kiện cân bằng

2.2.1.1. Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy .

2.2.1.2. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba .

2.2.1.3. F1+F2= -F3

2.2.2. Quy tắc

2.2.2.1. Muốn tổn hợp hai lực có giá đồng quy , trước hết ta phải trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy , rối áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực .

3. Cân bằng của một vật có trục quay cố định Momen lực .

3.1. Cân bằng của một vật có trục quay cố định .Momen lực .

3.1.1. Định nghĩa

3.1.1.1. Muốn cho một vật có trục quay cố quay cố định ở trạng thái cân bằng , thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ .

3.1.1.2. Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó .

3.1.1.2.1. M= F.d ( d là tay đòn của lực (m) )

3.1.1.2.2. Đơn vị của momen lực là niutơn mét (N.m)

3.1.2. Quy tắc

3.1.3. Chú ý

3.1.3.1. Qui tắc áp dụng được cho trường hợp vật xuất hiện trục quay tạm thời .

4. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều .

4.1. Quy tắc tổng hợp lực hai lực song song cùng chiều

4.1.1. Quy tắc

4.1.1.1. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song , cùng chiều và có độ lớn bằng tổnng các độ lớn của hai lực ấy .

4.1.1.1.1. F = F1+ F2

4.1.1.2. Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy .

4.1.1.2.1. F1/F2 = d2/d1 ( chia trong )

4.1.2. Chú ý

4.1.2.1. Trọng lực tác dụng lên vật là hợp lực các trọng lực nhỏ tác dụng lên các phần của vật .

4.1.2.2. Khi phân tích lực F thành 2 lực F1 song song cùng chiều F2 thì ta cũng có các hệ thức trên .

5. Các dạng cân bằng . Cân bằng của một vật có mặt chân đế

5.1. Các dạng cân bằng

5.1.1. Cân bằng bền

5.1.2. Cân bằng phiếm định

5.1.3. Cân bằng không bền

5.2. Cân bằng của một vật có mặt chân đế

5.2.1. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế

5.2.1.1. Giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế ( hay trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế )

5.2.2. Mức vững vàng của cân bằng

5.2.2.1. Muốn tăng mức vững vàng của vật có mặt chân đế thì hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế của vật .

6. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn .Chuyển động quay của vật rắn . Quanh một trục cố định .

6.1. Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn

6.1.1. Định nghĩa

6.1.1.1. Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường thẳng nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó .

6.1.2. Gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến

6.1.2.1. Gia tốc của chuyển động tịnh tiến được xác định bằng định luật II Niutơn. Vectơ a = Vectơ F/m

6.2. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định

6.2.1. Đặc điểm của chuyển động quay .Tốc độ góc

6.2.2. Tác đụng của momen lực đối với một vật quay quanh một trục

6.2.2.1. Momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật .

6.2.3. Mức quán tính trong chuyển động quay

6.2.3.1. Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào khối lượng của vật và sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay .