Những đứa con trong gia đình

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Những đứa con trong gia đình by Mind Map: Những đứa con trong gia đình

1. Tác giả: Nguyễn Thi

1.1. Là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam trong thời kì chống Mĩ

1.2. Sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó máu thịt với mảnh đất miền Nam và được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ

1.3. Có biệt tài phân tích tâm lí

2. Tác phẩm

2.1. Thể loại: Truyện ngắn

2.2. Được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966

2.3. Hoàn cảnh:Thời kì chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.

2.4. Nhan đề:

2.4.1. "Những đứa con” trong nhan đề của truyện trước hết chính là Việt và Chiến - những người con trong một “gia đình” nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương cách mạng.

2.4.2. Mở rộng hơn, còn có thể hiểu đó là thế hệ trẻ miền Nam, những người con của đại “gia đình” miền Nam ruột thịt trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt.

2.4.3. Nhan đề gợi lên mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, giữa tình cảm gia đình, với tình yêu nước, yêu cách mạng. Sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

2.5. Bố cục: 2 phần

2.5.1. Phần 1: Từ đầu đến “đang bắt đầu xung phong”

2.5.1.1. Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lần thứ tư Việt tỉnh dậy, Việt lắng nghe mọi âm thanh, chờ đồng đội đến và sẵn sàng chiến đấu

2.5.2. Phần 2: Còn lại

2.5.2.1. Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân

2.6. Tình huống truyện:

2.6.1. Được kể theo dòng ý thức của nhân vật khi liền mạch, khi gián đoạn của người trong cuộc

2.6.1.1. Tác dụng: Làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.

3. Vẻ đẹp của thế hệ đi trước

3.1. Gia đình kiên cường chịu nhiều đau thương trong chiến tranh

3.1.1. Ông nội bị giặc giết

3.1.2. Cha của Việt bị giặc chặt đầu

3.1.2.1. Cha Việt và Chiến là cán bộ Việt Minh, kiên cường, trung thành với cách mạng đến cùng đến đã bị giết hại.

3.1.3. Má bị trúng đạn của Mĩ

3.1.3.1. Một người phụ nữ mạnh mẽ, gan góc: dám đi đòi lại đầu chồng, đối đáp với bọn giặc Mĩ mà không hề run sợ, biết nén đau thường thành lòng hận thù.

3.1.3.2. Người phụ nữ tháo vát, yêu thương chồng con.

3.1.4. Thím Năm bị giặc bắn chết

3.2. Chú Năm

3.2.1. Chú Năm là là người luôn lưu giữ truyền thống gia đình (cuốn sổ)

3.2.2. Là người lao động chất phác có tâm hồn nghệ sĩ, hết lòng vì cách mạng (thu xếp cho cả hai chị em đi tòng quân).

3.3. Đau thương đã nhen nhóm ngọn lửa căm thù trong mỗi thành viên

4. Vẻ đẹp của thế hệ đi sau

4.1. Nhân vật Chiến

4.1.1. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng vẻ vang, có mối thù sâu sắc với Mỹ- ngụy, có tình yêu thương gia đình sâu đậm.

4.1.2. Chiến 19 tuổi

4.1.3. Ngoại hình: Mang vẻ đẹp trẻ trung khỏe khoắn của người con gái Nam Bộ

4.1.3.1. Hai bắp tay tròn vo sạm đỏ, màu cháy nắng

4.1.3.2. Thân hình to và chắc nịch.

4.1.3.3. Kết luận: Dáng hình ấy dường như sinh ra để xốc vác, để chống chọi, để chịu đựng để chiến đấu và chiến thắng.

4.1.4. Hoàn cảnh đã đẩy người con gái ấy sớm trưởng thành, già dặn hơn lứa tuổi rất nhiều, biết chăm lo quán xuyến việc gia đình.

4.1.4.1. Gánh vác phần việc chăm lo gia đình, chăm sóc các em.

4.1.4.2. Chiến liệu việc y hệt má

4.1.4.3. Chú Năm nhìn cháu thiệt lâu và nói: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn, thì việc nước nó mở được rộng. Gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây giờ kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”

4.1.5. Khát khao cầm súng chiến đấu để trả thù cho ba, mẹ, quê hương

4.1.5.1. Tranh giành với em đi chiến đấu: Tao lớn tao mới đi, mầy còn nhỏ, ở nhà phụ làm với chú Năm.

4.1.5.2. Mượn lời chú Năm, dặn dò em

4.1.5.3. "Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!"

4.2. Nhân vật Việt

4.2.1. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có mối thù sâu sắc với Mỹ - ngụy ( giống Chiến)

4.2.2. Tính tình hồn nhiên, vô tư

4.2.2.1. Hay tranh giành với chị: "Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành"

4.2.2.2. Dỗi chị khi chị Chiến nói: Mầy ở nhà với chú Năm, qua năm hãy đi thì Việt đá trái dừa xuống mương tỏ ý không bằng lòng.

4.2.2.3. “Chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”

4.2.2.4. Việt sợ bóng tối

4.2.3. Có tình yêu thương gia đình sâu đậm, khát khao cầm súng để chiến đấu

4.2.3.1. Kí ức về người thân luôn hiện hữu trong Việt

4.2.3.1.1. Trong lần tỉnh dậy thứ 4, người Việt nhớ đến đầu tiên là má

4.2.3.1.2. Khi hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm, Việt thấy thương chị lạ.

4.2.3.1.3. Hứa với người đã khuất: ''Má sang ở tạm bên nhà chú Năm, chừng nào nước nhà độc lập chúng con lại đưa má về.''

4.2.3.1.4. Tranh giành với chị Chiến để đi tòng quân

4.2.3.2. Ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường

4.2.3.2.1. Trước hôm lên đường, trong cuộc đối thoại với hai chị em

4.2.3.2.2. Chiến đấu, bị thương

5. Nghệ thuật

5.1. Tình huống truyện hấp dẫn, nghệ thuật trần thuật

5.2. Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể, giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh

5.3. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ.

5.4. Khắc họa tính cách nhân vật

5.5. Dựng đối thoại và độc thoại nội tâm hấp dẫn, cảm động.

5.6. Lối viết sử thi hóa