Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Sự học by Mind Map: Sự học

1. Khái niệm chung về sự học

1.1. Định nghĩa về sự học

1.1.1. sự học là sự biến đổi hợp lí, vững chắc hoạt động và hành vi.

1.1.2. nhờ một hoạt động xảy ra trước đó

1.1.3. không phải do các phản ứng sinh học bẩm sinh của cơ thể

1.2. Đặc điểm

1.2.1. Có đối tượng cụ thể, xác định

1.2.2. Gắn chặt với một hoạt động cụ thể

1.2.3. Làm biến đổi hoạt động hay hành vi

1.2.4. Bền vững

1.2.5. Hợp lý

2. Sự học ở động vật và ở người

2.1. Nội dung

2.1.1. Con vật

2.1.1.1. Học được một số hành vi trí tuệ nhưng gắn với tình huống cụ thể

2.1.1.2. Chỉ phát hiện, đưa vào trng hành vi của mình một số quan hệ vật lý của sự vật, hiện tượng

2.1.2. Con người

2.1.2.1. Phát hiện và đưa vào hành vi và hoạt động những quan hệ vật lý, loogic, quan hệ chức năng, quan hệ giá trị của sự vật hiện tượng

2.1.2.2. Học các khái niệm tri thức mà loài người đã tích lũy

2.1.2.3. Học cách tư duy, vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụ thực tế, học các kĩ năng và luyện tập các kĩ xảo

2.2. Phương tiện

2.2.1. Con vật

2.2.1.1. Các giác quan của cơ thể và khả năng của hệ thần kinh

2.2.1.2. kinh nghiệm đã tích lũy được trong đời sống cá thể

2.2.2. Con người

2.2.2.1. Nổi bật nhất là ngôn ngữ.

2.2.2.2. tạo ra các phương tiện chuyên dụng để học tập như máy móc, thiết bị mà ta thường gọi chung là đồ dùng dạy học

2.3. Bản chất

2.3.1. Bản chất sự học ở động vật là làm cho hành vi loài ở cá thể thích nghi với điều kiện sống, nói cách khác là có bản chất tập tính (bản năng) và tập nhiễm.

2.3.2. Bản chất sự học ở con người là lĩnh hội nền văn hóa lịch sử xã hội loài người là một quá trình nhận thức.

2.4. Cơ chế

2.4.1. Cơ chế đầy đủ của sự học ở động vật là bắt chước – luyện tập - củng cố

2.4.2. Cơ chế chính và đặc trưng cho sự học ở con người mà con vật không có được là cơ chế lĩnh hội. Luyện tập và củng cố là những khâu không tách rời khỏi quá trình lĩnh hội.

2.5. Nguyên tắc

2.5.1. Động vật

2.5.1.1. Nguyên tắc kích thích – phản ứng (S – R)

2.5.1.2. Nguyên tắc “thử và sai”

2.5.2. Con người

2.5.2.1. Nguyên tắc ba khâu: chủ thể -hoạt động – đối tượng.

2.5.2.2. đi kèm với hoạt động còn có giao tiếp như một nguyên tắc kèm theo tất yếu của sự học ở con người.

3. Các loại và mức độ học tập ở người

3.1. Các loại học tập ở người

3.1.1. Học không chủ định

3.1.1.1. Là sự tiếp thu tri thức, biến đổi hành vi không có mục đích đặt ra từ trước

3.1.1.2. Bộc lộ nhiều hạn chế hơn là ưu điểm, không thể làm cho con người tiến xa và gánh vác nổi các nhiệm vụ nặng nề do cuộc sống đề ra.

3.1.2. Học có chủ định hay là hoạt động học

3.1.2.1. Là sự tiếp thu tri thức, biến đổi hành vi có mục đích đặt ra từ trước

3.1.2.2. 5 đặc điểm

3.1.2.2.1. Có đối tượng là tri thức, kĩ năng; kĩ xảo tương ửng

3.1.2.2.2. Hướng vào làm phát triển trí tuệ, năng lực người học

3.1.2.2.3. Có tính chất tái tạo (diễn ra theo cơ chế lĩnh hội)

3.1.2.2.4. Được điều khiển một cách có ý thức

3.1.2.2.5. Gắn chặt với hoạt động dạy

3.1.2.3. Kết quả nổi bật là đưa lại cho người học một hệ thống khái niệm khoa học, tạo nên khả năng giải quyết các nhiệm vụ của đời sống một cách sáng tạo, hiệu quả và chất lượng cao, do đó con người có thể cải tạo thế giới xung quanh, cải thiện chất lượng cuộc sống của mình

3.2. Các mức độ học tập ở người

3.2.1. Cấp độ cảm giác – vận động

3.2.1.1. Ở cấp độ cảm giác, sự học tạo nên sự phân biệt các hình ảnh của tri giác cũng như tạo nên các quá trình nhận biết và phân biệt

3.2.1.2. Ở cấp độ vận động, sự học tạo nên sự lựa chọn và hợp nhất các vận động vào trong các chương trình tương ứng cũng như tạo nên sự phân biệt, thúc đẩy và hệ thống hóa các vận động đó

3.2.1.3. Kết quả sự học ở cấp độ này tạo nên kĩ năng, kĩ xảo cảm giác, vận động và cảm giác – vận động

3.2.2. Cấp độ nhận thức (trí tuệ)

3.2.2.1. Sự học tạo nên những quá trình phát hiện, phân tích, lựa chọn, khái quát và cố định các thuộc tính và các mối quan hệ cơ bản của đối tượng hoạt động

3.2.2.2. Kết quả của sự học ở cấp độ này tạo nên những biểu tượng và kĩ năng thực tế, cũng như các khái niệm và tư duy

4. Vai trò của sự học

4.1. Đối với nhận thức

4.1.1. Làm cho quá trình nhận thức của con người trở thành phương thức phản ánh thực sự có tính người, theo kiểu người

4.1.2. Làm cho nhận thức ngày càng tiến lại gần hơn với chân lí khoa học, chân lí khách quan tạo cơ sở vững chắc cho việc định hướng chỉ đạo hành động và các loại tâm lí của con người.

4.2. Đối với sự phát triển tâm lí, ý thức và nhân cách

4.2.1. Trên cơ sở của sự học, trong sự học và bằng sự học, do sự học dần dần đã hình thành và phát triển nhận thức, tình cảm, ý chí, ý thức, ngôn ngữ, kĩ năng, kĩ xảo, trí tuệ, năng lực, các nét tính cách, lí tưởng, hứng thú, cũng như các phẩm chất nhân cách con người

4.2.2. Không có sự học thì đứa trẻ không thể trở thành con người theo đúng nghĩa con người.