Vội vàng Xuân Diệu

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Vội vàng Xuân Diệu by Mind Map: Vội vàng Xuân Diệu

1. Những câu tiếp cho đến hết đoạn

1.1. Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại. Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt... Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

1.1.1. Câu thơ ngắt nhịp 3/2/3 diễn tả bước đi chậm mà hết sức lạnh lùng của thời gian, biện pháp điệp cấu trúc với kiểu câu định nghĩa

1.1.2. Tác giả nhấn mạnh chiều đi tuyến tính của thời gian.

1.1.3. Câu thơ còn sử dụng những cặp từ đối lập: đương tới với đương qua, còn non với sẽ già nhấn mạnh dòng thời gian một đi không trở lại

1.1.4. Cho thấy sự hữu hạn của đời người và sự mênh mông, vô hạn của trời đất

2. Những câu thơ còn lại

2.1. “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm Ta muốn ôm Cả sự sống mớt bắt đầu mơn mởm … Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào người”

2.1.1. Đại từ đổi từ tôi sang ta, kết hợp với hàng loạt động từ mạnh được sắp xếp theo chiều tăng tiến => Khát khao tận hưởng bằng tất cả các giác quan của Xuân Diệu

2.1.2. Nhấn mạnh vào sự ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc mùa xuân, bàn tiệc cuộc đời dành cho con người

2.1.3. Những từ chếnh choáng, đã đầy, no nê cho thấy sự thỏa mãn đến tận cùng của nhân vật trữ tình trước bàn tiệc cuộc đời

2.1.4. Lời gọi xuân hồng khiến cho mùa xuân không còn vô hình, trừu tượng mà trở nên hữu hình, như một sinh thể sống động

2.1.5. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, xuân, đến xuân hồng và muốn cắn cho thấy khao khát, mong muốn được tận hưởng trọn vẹn nhất hương vị cuộc đời.

3. Tổng kết

3.1. Bài thơ đã khép để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả đó là sự chiêm nghiệm về thời gian, về tuổi trẻ và tình yêu

3.2. Nhà thơ muốn dành lời khuyên cho các bạn trẻ hãy biết quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời

3.3. Như vậy với sự cách tân nghệ thuật và sự thay đổi quan niệm mới mẻ, táo bạo cùng với trí tưởng phong phú, tác giả đã để lại cho đời một tác phẩm giàu triết lí sống, dạt dào quan niệm nhân sinh.

3.4. “Vội vàng” là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống mãnh liệt khiến cho không ít người phải ngỡ ngàng về tuyên ngôn thời gian và tuổi trẻ của Xuân Diệu.

4. Giới thiệu

4.1. Xuân Diệu được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

4.2. Vội vàng là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của tập thơ “Thơ thơ”

4.3. thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, bên cạnh đó còn là quan niệm nhân sinh mới mẻ

5. 4 câu đầu

5.1. Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.

5.1.1. Điệp cấu trúc “Tôi muốn …cho” kết hợp với nhịp điệu nhanh, gấp gáp => Khao khát tắt nắng, buộc gió, biến đổi quy luật tuần hoàn của vũ trụ

5.1.2. Ông muốn lưu giữ khoảnh khắc đẹp đẽ của hiện tại => Ngăn bước đi vội vã của thời gian

5.1.3. Thiên nhiên trần thế quá đỗi đẹp đẽ: Tuần tháng mật, đồng nội xanh rì, canh tờ phơ phất, ánh sáng,… Mọi hương vị màu sắc, âm thanh, ánh sáng hòa quyện với nhau một cách tuyện mĩ

5.1.4. Xuân Diệu có quan niệm vô cùng mới mẻ, tiến bộ: cuộc sống xung quanh ta là đẽ đẹp nhất, tuyệt diệu nhất

6. 9 câu tiếp theo

6.1. Của ong bướm này đây tuần trăng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

6.1.1. Bức tranh đó không chỉ là thiên nhiên đẹp đẽ mà đó còn là bức tranh tình yêu.

6.1.2. Mọi sự vật trong không gian ấy đều có đôi, có cặp: ong – bướm, hoa trong đồng nội, lá trên cành tơ,…

6.1.3. Vạn vật đều chìm đắm trong hơi men tình yêu

6.1.4. Sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo, phép chuyển đổi cảm giác

6.1.5. Mùa xuân vốn trừa tượng, nhưng dưới ngôn ngữ của Xuân Diệu đã được hữu hình hóa

6.1.6. 2 câu cuối của đoạn: vừa sung sướng vì được tận hưởng vẻ đẹp của đất trời nhưng lại vừa vội vàng, lo lắng vì sự chảy trôi của thời gian