Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa- Thiên nhiên phân hoá đa dạng.( B9,10,11,12)

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa- Thiên nhiên phân hoá đa dạng.( B9,10,11,12) by Mind Map: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa- Thiên nhiên phân hoá đa dạng.( B9,10,11,12)

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

1.1. Do nằm trong vùng nội chí tuyến, nhận được bức xạ mặt trời lớn, mặt trời qua thiên đỉnh 2 lần/ năm.

1.2. Lượng mưa, độ ẩm: Biển Đông cùng các khối khí di chuyển qua biển mang lại lượng mưa lớn cho nước ta. Độ ẩm không khí cao > 80%.

1.3. Gió mùa: có hai mùa gió chính là Gió mùa mùa Đông( gió mùa Đông Bắc) và Gió mùa mùa hạ.

1.4. Ảnh hưởng của gió mùa: miền Bắc có 2 mùa( mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Miền Nam có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.

2. Các thành phần tự nhiên khác

2.1. Địa hình: Xâm thực và bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện nay.

2.2. Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, sông nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước thay đổi theo mùa.

2.3. Đất: đất Feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.

2.4. Sinh vật: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh. Thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế, thực vật phổ biến cây họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. Động vật: công, trĩ, khỉ, nai,....

3. Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống.

3.1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: diễn biến thời tiết khí hậu thất thường, hạn hán, lũ lụt-> khó khăn trong canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ,...

3.2. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống: thuận lợi phát triển lâm nghiệp, thủy sản, GTVT,...; khó khăn: khí hậu phân mùa, thời tiết thất thường gây khó khăn cho GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác, xây dựng,...

4. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc- Nam.

4.1. Sự khác nhau về nền nhiệt và biên độ nhiệt làm khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam.

4.2. Phần lãnh thổ phía Bắc( từ dãy Bạch Mã trở ra): khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

4.3. Phần lãnh thổ phía Nam( từ dãy Bạch Mã trở vào): khí hậu cận xích đạo gió mùa.

5. Thiên nhiên phân hoá theo Đông- Tây.

5.1. Vùng biển và thềm lục địa: vùng biển lớn gấp ba lần diện tích đất liền, độ nông- sâu- rộng- hẹp có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, đồi núi. Thiên nhiên vùng biển đa dạng và giàu có.

5.2. Vùng đồng bằng ven biển: thay đổi tuỳ nơi, có mối quan hệ chặt chẽ với vùng đồi núi phía Tây và biển phía đông.

5.3. Vùng đồi núi: sự phân hoá phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

6. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao.

6.1. Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao: Đai nhiệt đới gió mùa, Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, Đai ôn đới gió mùa trên núi.

7. Các miền địa lí tự nhiên.

7.1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: rảnh giới phía Tây- Tây Nam dọc theo tất ngạn sông Hồng và rìa phía Tây, Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ.

7.2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

7.3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.