ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ by Mind Map: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG  HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

1. Hệ thống chính trị ở Việt Nam

1.1. Đảng Cộng sản Việt nam

1.2. Nhà nước CHXHCN Việt Nam

1.3. Mặt Trận Tổ Quốc VN

1.4. 5 Đoàn thể chính trị-xã hội

1.4.1. TỔNG Liên Đoàn Lao Động Việt Nam

1.4.2. Đoàn TNCS HCM

1.4.3. Hội Phụ Nữ

1.4.4. Hội Nông dân

1.4.5. Hội cựu chiến binh

2. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ trước đổi mới (1945-1989).

2.1. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (1945 - 1954)

2.1.1. 1. Có nhiệm vụ thực hiện đường lối CM: “Đánh đuổi bọn ĐQ xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xoá bỏ những di tích PK và nửa PK làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ DCND, gây cơ sở cho CNXH” “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”

2.1.2. 2. Dựa trên nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc không phân biệt giai cấp, tôn giáo, nòi giống.

2.1.3. 3. Chính quyền tự xác định là công bộc của dân, coi dân là chủ và dân làm chủ, cán bộ sống và làm việc giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

2.1.4. 4. Vai trò lãnh đạo của Đảng (11/1945 đến 2/1951) được ẩn trong vai trò của QH và CP, trong vai trò của cá nhân Hồ Chí Minh và các đảng viên trong CP.

2.1.5. 5. Cơ sở kinh tế chủ yếu nền sản xuất tư nhân hàng hoá nhỏ, phân tán, tự cấp, tự túc; bị kinh tế thực dân và chiến tranh kìm hãm, chưa có viện trợ.

2.1.6. 6. Đã xuất hiện sự giám sát của XH dân sự đ/v Nhà nước và Đảng =>giảm thiểu các tệ nạn thường thấy phát sinh trong bộ máy công quyền.

2.1.7. 7. Có một Mặt trận (Liên Việt) và nhiều tổ chức quần chúng rộng rãi, làm việc tự nguyện, không hưởng lương và không nhận kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách NN.

2.1.8. 8. Đã xuất hiện (ở một mức độ nhất định) sự giám sát của xã hội dân sự đối với NN và Đảng; sự phản biện giữa hai đảng khác (Đảng Dân chủ và Đảng xã hội) đối với Đảng Cộng sản Việt Nam

2.2. Hệ thống dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản (1955-1975)

2.2.1. Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản

2.2.1.1. Lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ và về chuyên chính vô sản.

2.2.1.1.1. Thực hiện chuyên chính vô sản (nhưng phải xuất phát từ điều kiện của mỗi nước.)

2.2.1.1.2. Không ngừng củng cố liên minh Công– Nông–Trí thức, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.

2.2.1.1.3. Nhiệm vụ: chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với nhân dân và tổ chức xây dựng xã hội mới.

2.2.1.2. Đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

2.2.1.3. Cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta được hình thành từ năm 1930 và bắt rễ vững chắc trong lòng dân tộc và xã hội.

2.2.1.4. Cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp.

2.2.1.5. Cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

2.3. Hệ thống chuyên chính vô sản theo tư tưởng làm chủ tập thể (1975-1985)

2.3.1. Chủ trương xây dựng hệ thống CCVS mang đặc điểm Việt Nam.

2.3.1.1. Xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa bằng pháp luật và tổ chức.

2.3.1.2. Xác định Nhà Nước trong thời kỳ quá độ “Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ DC XHCN”.

2.3.1.3. Xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện CCVS.

2.3.1.4. Xác định n/v chung của Mặt trận và các đoàn thể là bảo đảm cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của NN.

2.3.1.5. Xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý là cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội.

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân chưa được xác định thật rõ. Chế độ trách nhiệm không nghiêm, pháp chế XHCN còn nhiều thiếu sót.

2.3.2.2. Bộ máy nhà nước cồng kềnh kém hiệu quả, các cơ quan dân cử từ các cấp được lựa chọn, bầu cử và hoạt động một cách hình thức.

2.3.2.3. Sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm những nhiệm vụ của giai đoạn mới, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhiều vấn đề KT-XH cơ bản và cấp bách.

2.3.3. Duy trì quá lâu cơ chế quản lý KT tập trung, quan liêu, bao cấp.

2.3.4. Bệnh chủ quan, duy ý chí; tư tưởng TTS vừa “tả” vừa “hữu” trong vai trò lãnh đạo của Đảng.

2.3.5. Hệ thống CCVS có biểu hiện bảo thủ, trì trệ chậm đổi mới so với những đột phá trong cơ chế kinh tế.

3. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới

3.1. Đổi mới tư duy về hệ thống chính trị

3.1.1. Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị, trước hết là đổi mới hệ thống chính trị.

3.1.2. Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

3.1.3. Nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị.

3.2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới

3.2.1. Mục tiêu: Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

3.2.2. Quan điểm

3.2.2.1. Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới KT với đổi mới CT, lấy đổi mới KT làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới CT.

3.2.2.2. Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị.

3.2.2.3. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HTCT không phải là hạ thấp hay thay đổi bản chất của nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho HTCT hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ của đất nước .

3.2.2.4. Đổi mới HTCT một cách toàn diện, đồng bộ có kế thừa, có bước đi và cách làm phù hợp.

3.2.2.5. Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của HTCT với nhau và với XH, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy XH phát triển; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

3.2.3. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

3.2.3.1. Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị.

3.2.3.1.1. Mục tiêu: giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao tính khoa học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng.

3.2.3.1.2. Vị trí, vai trò: Cương lĩnh 1991 xác định: “Đảng lãnh đạo HTCT, đồng thời là bộ phận là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, hành động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

3.2.3.1.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HTCT => Đây là công việc hệ trọng đòi hỏi phải chủ động tích cực,có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm , vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm.

3.2.3.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

3.2.3.3. Xây dựng MTTQ và các tổ chức CT-XH trong hệ thống chính trị.

3.3. Đánh giá sự thực hiện đường lối.

3.3.1. Kết quả đạt được

3.3.1.1. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị đã có nhiều đổi mới góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nền DC XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

3.3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan NN được phân định rõ hơn, phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh.

3.3.1.3. Mặt trận và các tổ chức CT-XH đã có nhiều đổi mới.

3.3.1.4. Đảng đã thường xuyên coi trọng việc đổi mới và tự chỉnh đốn, giữ vững và nâng cao vai trò lãnh của Đảng đối với sự nghiệp CM của nhân dân ta trong điều kiện mới.

3.3.2. Hạn chế

3.3.2.1. Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý điều hành của NN, hiệu quả hoạt động của MTTQ và các tổ chức CTXH chưa ngang tầm với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới.

3.3.2.2. Việc cải cách hành chính còn rất hạn chế. Tình trạng quan liêu hách dịch nhũng nhiễu của một bộ phận công chức nhà nước chưa được khắc phục; kỷ cương phép nước bị xem thường ở nhiều nơi.

3.3.2.3. Phương thức tổ chức và phong cách hoạt động của MTTQ và các tổ chức CT-XH vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hành chính, xơ cứng.

3.3.2.4. Vai trò giám sát, phản biện của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn yếu.

3.3.2.5. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HTCT còn chậm đổi mới, có mặt lúng túng.

3.3.3. Nguyên nhân

3.3.3.1. Nhận thức đổi mới HTCT chưa có sự thống nhất cao, trong hoạch định và thực hiện một số chủ trương, giải pháp còn lúng túng, thiếu dứt khoát, không triệt để.

3.3.3.2. Việc đổi mới HTCT chưa được quan tâm đúng mức, còn chậm trễ so với đổi mới kinh tế.

3.3.3.3. Lý luận về HTCT và về đổi mới HTCT ở nước ta còn nhiều điều chưa sáng tỏ.

4. Hệ thống chính trị của CNXH: là hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội mà nhờ đó nhân dân lao động thực thi quyền lực của mình trong xã hội.