VỘI VÀNG “Thơ thơ” (1938).

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
VỘI VÀNG “Thơ thơ” (1938). by Mind Map: VỘI VÀNG  “Thơ thơ” (1938).

1. Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

2. Trước cách mạng, ông được xem là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới” ( Hoài Thanh)

2.1. Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, cùng với những cách tân nghệ thuật sáng tạo

3. 10 Câu cuối: Hăm hở lao vào cuộc sống

3.1. Cách sống gấp gáp, hăm hở để hưởng thụ mọi vẻ đẹp của cuộc sống: + "mau đi thôi": hối thúc, giục giã: phải vội vàng để tận hưởng cuộc sống ngay bây giờ

3.1.1. Nghệ thuật: điệp cấu trúc, điệp từ "Ta muốn", "cho" :khẳng định mạnh mẽ + điệp từ "và"

3.1.2. Sử dụng động từ mạnh, tăng tiến, đậm màu sắc cảm giác, cảm xúc: ôm riết, say, thâu, chếnh choáng, no nê, đã đầy....

3.1.2.1. => Thể hiện khát vọng bao bọc, hưởng thụ cuộc sống hết mình, tới mức nghẹt thở: "Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi" -> tình yêu cuồng nhiệt, tột độ đối với cuộc sống

4. 13 câu đầu: Bức tranh cuộc sống như một ngày hội lớn

4.1. 4 câu đầu

4.1.1. Hai yếu tố cấu thành cái đẹp của cuộc sống: màu sắc & hương thơm + “muốn tắt nắng”, “buộc gió” => ông khao khát chiếm đoạt quyền của tạo hoá để cái đẹp mãi ngự trị trên thế gian

4.1.1.1. Nghệ thuật: Thơ ngũ ngôn - ngắn gọn như một mệnh lệnh + điệp cấu trúc “Tôi muốn” + điệp từ “cho”, “đừng”.

4.1.1.1.1. => Nhấn mạnh khao khát táo bạo, mãnh liệt của nhà thơ

4.2. 9 câu tiếp

4.2.1. Phô bày vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống: + Tuần tháng mật của ong bướm. + Hoa của đồng nội xanh rì. + Cành tơ phơ phất. + Khúc tình si của yến anh.

4.2.1.1. -> hình ảnh non tơ, sống động + điệp từ “này đây”, đảo ngữ, liệt kê, từ láy.

4.2.1.1.1. => sự náo nức, phập phồng, vui sướng trước vẻ đẹp của vườn xuân mơn mởn

4.2.2. Cái đẹp nhất của cuộc sống là con người giữa tuổi trẻ & tình yêu. + “ánh sáng chớp hàng mi”: sống động, mới mẻ -> bình minh đang bừng sáng trong ánh mắt đó. + “tháng giêng ngon - cặp môi gần”: hình ảnh so sánh độc đáo -> làm xốn xang mọi cõi lòng

4.2.2.1. Thiên nhiên qua lăng kính của tình yêu, qua cặp mắt của tuổi trẻ do đó thiên nhiên và cảnh vật đều nhuốm màu tình từ và tràn ngập xuân tình. -> Cái nhìn tiến bộ của Xuân Diệu: con ngươi làm thước đo cho vẻ đẹp thiên nhiên

4.2.2.1.1. =>Bức tranh cuộc sống như một ngày hội lớn, một thiên đường trên mặt đất -> tạo sự say mê, hăng say với cuộc sống

4.2.3. Tuy đang sung sướng, hăm hở hưởng thụ cuộc sống đầy hương thơm, mật ngọt nhưng ông luôn ý thức về bước đi nhanh chóng của thời gian. “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”

4.2.3.1. Dấu chấm giữa dòng như một nốt lặng lẽ thể hiện sự suy tư trong cảm xúc "Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

4.2.3.1.1. => Cảm xúc mới mẻ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ

5. Tác giả

5.1. Ngô Xuân Diệu (1916-1985) - bút danh Trảo Nha

5.2. Quê ở Hà Tĩnh, lớn lên ở Quy Nhơn

5.3. Ông xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn

6. Tổng kết

6.1. Nội dung

6.1.1. Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt

6.2. Nghệ thuật

6.2.1. Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí

6.2.2. Giọng điệu say mê, sôi nổi

6.2.3. Sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ, lối vắt dòng tự do

7. Họ và tên: Phạm Thu An Lớp : 11a1

8. 16 câu tiếp: Những suy tư trong tâm trạng tác giả

8.1. Sự hờn giận vì hiện thực trần trụi, thôi bạo: + Xuân đương tới - xuân đương qua + Xuân còn non - xuân sẽ già + Xuân hết _ tôi cũng mất

8.1.1. Cách nhìn nhận về thời gian rất độc đáo và nhạy cảm: trong hiện tại đã bắt đầu có quá khứ và đã hé lộ mầm tương lai, cái đang có lại đang dần mất đi

8.2. Thiên nhiên trở nên đối kháng với con người + lòng tôi rộng - lượng trời chật + xuân vẫn tuần hoàn - tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại + còn trời đất - chẳng còn tôi

8.2.1. Nghệ thuật: điệp cấu trúc, từ ngữ đối lập, từ ngữ phủ định "chẳng"

8.2.2. Qui luật nghiệp ngã của thiên nhiên: thời gian cứ trôi một cách vô tình mà tuổi xuân của con người thì một đi không trở lại

8.2.2.1. => Tâm trạng buồn, nuối tiếc, có phần ai oán vì bước đi nhanh chóng của thời gian

8.3. Cách nhìn về thiên nhiên có sự thay đổi: thiên nhiên đã mất đi vẻ tự nhiên, vô tư của nó + tháng năm - vị chia phôi + sông núi - than thầm + gió xinh _ hờn + chim - đứt tiếng

8.3.1. Nghệ thuật: liệt kê + nhân hóa + câu hỏi tu từ...

8.3.2. Thiên nhiên & tạo vật dường như mang nỗi buồn của sự chia li, xa cách, khiến con người càng cảm thấy tuyệt vọng, não nuột " Chẳng bao giờ! Ôi..."

8.3.2.1. => Tâm trạng hốt hoảng, lo âu, chán nản, tuyệt vọng luôn thường trực trong con người Xuân Diệu -> tâm trạng chung của thời đại, của tầng lớp thanh niên sống trong xã hội thuộc địa