NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ by Mind Map: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ

1. 3. Quan điểm của hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hoá

1.1. a. Văn hoá giáo dục

1.1.1. - Mục tiêu của văn hoá giáo dục là thể hiện cả ba chức năng của văn hoá thông qua việc dạy và học.

1.1.2. - Nội dung giáo dục phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

1.1.3. - Phương châm, phương pháp giáo dục

1.1.3.1. Phương châm học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động; phải kết hợp thật chặt chẽ ba khâu: gia đình, nhà trường và xã hội; thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục. Học ở mọi nơi, mọi lúc; học mọi người. Học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại.

1.1.3.2. Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục. Cách dạy phải phù hợp với trình độ người học, phù hợp với lứa tuổi, dạy từ dễ đến khó; phải kết hợp học tập với vui chơi

1.1.4. - Về đội ngũ giáo viên

1.1.4.1. Phải quan tâm xây dựng, bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên có đạo đức cách mạng, yêu nghề, yên tâm công tác, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp, giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp.

1.2. b. Văn hoá nghệ thuật

1.2.1. - Văn hoá văn nghệ là một mặt trận, nghệ sỹ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.

1.2.2. - Văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống của nhân dân.

1.2.3. - Phải có những tác phẩm xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc

1.3. c. Văn hoá đời sống. Văn hoá đời sống thực chất là đời sống mới, được Hồ Chí Minh nêu ra với ba nội dung:

1.3.1. Đạo đức mới: Để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới. Hồ Chí Minh đã đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”.

1.3.2. Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức.

1.3.3. Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới là quá trình làm cho nếp sống mới dần dần thành thói quen, thành phong tục, tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.

2. 1. Định nghĩa về văn hoá và quan điểm về xây dựng nến văn hoá mới

2.1. a. Định nghĩa về văn hoá

2.1.1. “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

2.1.2. Văn hoá bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc sống của loài người.

2.2. b. Quan niệm về xây dựng nền văn hoá mới

2.2.1. Năm điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hoá dân tộc:

2.2.1.1. “1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường.

2.2.1.2. 2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

2.2.1.3. 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

2.2.1.4. 4. Xây dựng chính quyền: dân quyền.

2.2.1.5. 5. Xây dựng kinh tế”.

3. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đê chung của văn hoá

3.1. a. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội

3.1.1. - Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.

3.1.1.1. Trong quan hệ với chính trị, xã hội; Hồ Chí Minh cho rằng, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển.

3.1.1.2. Trong quan hệ với kinh tế; Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hoá.

3.1.2. - Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.

3.1.2.1. Văn hoá phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là văn hoá phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế

3.1.2.2. Văn hoá phải ở trong kinh tế và chính trị, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hoá.

3.2. b. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá

3.2.1. Tính dân tộc (đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc)

3.2.1.1. Nhấn mạnh đến chiều sân bản chất rất đặc trưng của văn hoá dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hoá các dân tộc khác.

3.2.2. Tính khoa học

3.2.2.1. Thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hoá của thời đại.

3.2.3. Tính đại chúng

3.2.3.1. Thể hiện ở chỗ nền văn hoá ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.

3.3. c. Quan điểm về chức năng của văn hoá

3.3.1. - Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp

3.3.2. - Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí

3.3.3. - Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân