Tâm lý học đại cương

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Tâm lý học đại cương by Mind Map: Tâm lý học đại cương

1. Các hiện tượng tâm lý cơ bản

1.1. Nhận thức

1.1.1. Cảm tính

1.1.1.1. Cảm giác

1.1.1.1.1. Ngưỡng và độ nhảy cảm

1.1.1.1.2. Sự thích ứng

1.1.1.1.3. Sự tác động qua lại của cảm giác

1.1.1.1.4. Quy luật bù trừ

1.1.1.2. Trí giác

1.1.1.2.1. Tính lựa chọn

1.1.1.2.2. Ảo ảnh

1.1.1.2.3. Tính ổn điịnh

1.1.1.2.4. Tổng giác

1.1.1.2.5. Tính có ý nghĩa

1.1.2. Chú ý

1.1.3. Lý tính

1.1.3.1. Tưởng tượng

1.1.3.1.1. Là quá trình nhận thức, phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có

1.1.3.2. Tư duy

1.1.3.2.1. Quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

1.1.3.2.2. Quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính

1.1.3.2.3. Tính khái quát

1.1.3.2.4. Tính có vấn đề

1.1.3.2.5. Tính gián tiếp

1.2. Trí nhớ

1.2.1. Ghi nhớ

1.2.1.1. Không chủ định

1.2.1.2. Có chủ định

1.2.1.2.1. Ghi nhớ máy móc

1.2.1.2.2. Ghi nhớ ý nghĩa

1.2.2. Gìn giữ

1.2.2.1. Củng cố vết tích đã ghi nhớ

1.2.3. Nhận lại

1.2.3.1. Đối chiếu vết tích với hình ảnh mình đang tri giác

1.2.4. Nhớ lại

1.2.4.1. Hiện lại trong não biểu tượng đã ghi nhớ khi không tri giác. Đây là tiêu chuẩn đo trí nhớ của con người

1.3. Đời sống tình cảm

1.3.1. Phân loại

1.3.1.1. Xúc cảm

1.3.1.1.1. Là quá trình tâm lí có tính nhất thời ở trạng thái hiện thưc, xuất hiện trước, là cơ sở để hình thành tình cảm. Xúc cảm thực hện chức năng sinh vật giúp cơ thể tồn tại như 1 cá thể. Xúc cảm có cả ở người và động vật

1.3.1.2. Tình cảm

1.3.1.2.1. Là thuộc tính tâm lí có tính xác định và ổn định, xuất hiện sau, hình thành do sự tổng hợp, khái quát xúc cảm, điều chỉnh sự biểu hiện của xúc cảm. Tình cảm thực hiện chức năng xã hội, giúp cơ thể tồn tại như một nhân cách. Tình cảm chỉ có ở người

1.3.2. Các quy luật

1.3.2.1. Lây lan

1.3.2.1.1. Cảm xúc của người này dễ lây sang người khác: yêu nhau vui lây, buồn lây, đồng cảm

1.3.2.2. Thích ứng

1.3.2.2.1. Cảm xúc, tình cảm lặp đi lặp lại nhiều lần thì dễ chai sạn, suy yếu, lắng xuống: Những cặp vợ chồng sống với nhau lâu ngày khác với lúc đầu ==> Cần hâm nóng tình cảm

1.3.2.3. Tương phản

1.3.2.3.1. Sự tác động qua lại giữ 2 cảm xúc đối nghịch

1.3.2.4. Di chuyển

1.3.2.4.1. Cảm xúc của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác: Giận cá chém thớt, vơ đũa cả nắm, suy bụng ta ra bụng người.

1.3.2.5. Pha trộn

1.3.2.5.1. 2 cảm xúc đối lập có thể cùng tồn tại trong 1 con người, quy định lẫn nhau: Ghen tuông = yêu + giận + ghét

1.4. Ý chí và hành động

1.4.1. Ý chí

1.4.1.1. Tính dũng cảm

1.4.1.1.1. Không màng khó khăn trắc trở để thực hiện mục tiêu

1.4.1.2. Tính mục đích

1.4.1.2.1. Biết đề ra mục tiêu

1.4.1.3. Tính kiên trì

1.4.1.3.1. Theo đuổi mục tiêu đến cùng

1.4.1.4. Tính độc lập

1.4.1.4.1. Không dao động trướclời người khác nói

1.4.1.5. Tính tự chủ

1.4.1.5.1. Không sa ngã trước những mụcđích thấp hèn

1.4.1.6. Tính quyết đoán

1.4.1.6.1. Biết đưa ra những quyết định đúng đắn

1.4.2. Hành động ý trí

1.4.2.1. Phân loại

1.4.2.1.1. Đơn giản

1.4.2.1.2. Cấp bách

1.4.2.1.3. Phức tạp

1.4.2.2. Cấu trúc

1.4.2.2.1. Chuẩn bị

1.4.2.2.2. Thực hiện

1.4.2.2.3. Kiểm tra và đánh giá kết quả

2. Nhân cách

2.1. Đặc điểm

2.1.1. Tính thống nhất

2.1.1.1. Chỉ cần thay đổi một vài nét trong nhân cách, giá trị con người cũng thay đổi

2.1.2. Tính ổn định

2.1.2.1. Không thay đổi nhiều, khó thay đổi vì là sự tổng hợp của nhiều thuộc tính

2.1.3. Tính tích cực

2.1.3.1. Con người luôn tìm tòi, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu của bản thân

2.1.4. Tính giao lưu

2.1.4.1. Nhân cách chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cá nhân

2.2.1. Bẩm sinh di truyền

2.2.2. Hoàn cảnh sống

2.2.2.1. Tự giác

2.2.2.2. Tự phát

2.2.2.2.1. Hoạt động giáo dục

2.2.3. Giáo dục

2.2.3.1. Là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người. Yếu tố chủ đạo vì nó hướng sự phát triển nhân cách theo một mục tiêu nhất định đáp ứng mục tiêu của xã hội

2.2.4. Hoạt động cá nhân

2.2.4.1. Là sự tác động một cách có ý thức của cá nhân vào hoàn cảnh sống nhằm cải tạo hoàn cảnh và hoàn thiện bản thân (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn) Quyết định trực tiếp

2.3. Cấu trúc tâm lí

2.3.1. Năng lực

2.3.1.1. Là sự tổng hợp những thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của 1 hoạt động nhất đinh, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động đó

2.3.2. Tính cách

2.3.2.1. Là sự tổng hợp những thuộc tính tâm lí của cá nhân, phản ánh lịch sử tác động qua lại giữa cá nhân với hoàn cảnh sống, biểu hiện ở thái độ đặc thù của cá nhân với hiện thực khách quan, ở cách xử sự, ở những đặc điểm trong hành vi của cá nhân đó

2.3.3. Xu hướng

2.3.3.1. là mặt chủ đạo của tính cách, là hệ thống thức đẩy bên trong quy định tính lựa chọn của các nhân đối với đối tượng, làm nảy sinh tính tích cực của các nhân trong hoạt động để thực hiện mục tiêu: Đặt tiền làm mục tiêu là 1 xu hướng --> ko từ mọi thủ đoạn để có tền --> thất đức

2.3.4. Khí chất

2.3.4.1. Hăng hái

2.3.4.1.1. (+) Sôi nổi, hoạt bát, nhanh nhẹn, thích ứng tốt, dễ giao lưu kết bạn, vui tính, cởi mở (-) Hấp tấp, vội vàng, tùy hứng, ít sâu sắc, tình cảm dễ thay đổi, thiếu kiên định. Tổ chức sự kiện, báo chí, quan hệ công chúng, MC Khi họ mắc lỗi thì phân tích rõ ràng

2.3.4.2. Bình thản

2.3.4.2.1. (+) Nhận thức sâu sắc, bình tĩnh, điềm đạm, tự chủ cao, xã giao đúng mực, tình cảm kín đáo, có khả năng theo đuổi công việc lâu dài (-) Chậm chạp, khó thích nghi, hay do dự, khó tạo quan hệ, hay bỏ lỡ thời cơ Bác sĩ tâm lí, nhân viên văn phòng. Khi họ có lỗi, nói cho họ biết lỗi của họ là gì, không cần phân tích

2.3.4.3. Nóng nảy

2.3.4.3.1. (+) Nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, bộc trực, thẳng thắn, sôi nổi, nồng nhiệt, dũng cảm, quyết đoán (-) Tự ái, vội vàng, bộp chộp, tự chủ kém, dễ liều mạng, thiếu tế nhị, thất thường Ưa những công việc mạo hiểm, mới lạ Khi người này có lỗi, phải dùng tình cảm để vuốt ve họ

2.3.4.4. ưu tư

2.3.4.4.1. (+) Nhạy cảm, hiền dịu, dễ thông cảm, tình cảm kín đáo, thận trọng, bền vững trong quan hệ (-) Lo lắng thiếu tự tin, nhút nhát, dễ bi quan, ủy mị, khó thiết lập quan hệ, khó thích nghi Thủ thư, nhân viên văn phòng Khi thay đổi công việc phải báo trước xa. Khi họ mắc lỗi thì dùng lí và tình để nói, họ mắc lỗi lớn thì xé ra lỗi nhỏ để giải quyết

3. Những vấn đề chung

3.1. Bản chất

3.1.1. Chủ thể

3.1.1.1. - Mỗi nguời có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ

3.1.2. Xã hội - Lịch sử

3.1.2.1. - Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan - Nguồn gốc xã hội là cái quyết định

3.2. Ý thức

3.2.1. Khái niệm

3.2.1.1. - Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở người, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con ngừời hiểu được các -Tri thức mà con người đã tiếp thu

3.2.2. Sự hình thành và ý thức

3.2.2.1. Hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động

3.2.2.1.1. Khi hoạt đông, cá nhân đã đem kinh nghiệm, năng lực, thái độ của mình thể hiện trong quá trình tạo sản phẩm

3.2.2.2. Hình thành trong mối quan hệ giao tiếp của cá nhân với người khác, với xã hội

3.2.2.2.1. Nếu cá nhân làm việc với những người có tư tưởng lớn, cùng chí hướng thì ý thức của cá nhân sẽ tốt. Ngược lạinêu như hay giao thiệp với những người có ý thức hạn hẹp thì bản thân cũng bị ảnh hưởng

3.2.2.3. Hình thành bằng con đường tiếp thu nên văn hóa xã hội, ý thức xã hội

3.2.2.3.1. Phương Tây: Hôn nhau nơi công cộng là bình thường Phương Đông: Hôn nhau nơi công cộng là thiếu văn hóa

3.2.2.4. Hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình

3.2.2.4.1. Chiêm nghiệm xem những gì mình làm là đúng hay sai, tốt hay chưa, từ đó điều chỉnh hành vi