Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Tràng Giang by Mind Map: Tràng Giang

1. Khổ 4: Bức tranh thiên nhiên đẹp tráng lệ, kì vĩ và nỗi lòng nhớ quê hương tha thiết và thi nhân

1.1. Hai câu thơ đầu là cảnh thiên nhiên buồn, đẹp tráng lệ và hùng vĩ

1.1.1. Biện pháp đối lập giữa hình ảnh cánh chim bé nhỏ và vũ trụ bao la càng làm tăng nét đẹp buồn và sự hũng vĩ của vũ trụ

1.1.2. Những hình ảnh càng làm tăng vẻ đẹp kì vĩ

1.2. Hai câu tiếp là nỗi nhớ quê hương tha thiết của thi nhân

1.2.1. Được gợi từ thơ Đường, tăng vẻ đẹp cổ điển cho bài thơ

1.2.2. Từ láy "dợn dợn" mang tính gợi tả và gợi cảm cao

1.2.3. Mở rộng ra là tình cảm sâu kín dành cho quê hương đất nước

2. Khổ 3: Khung cảnh hoang sơ, vắng vẻ và khát khao giao cảm của nhân vật trữ tình

2.1. Khung cảnh hoang sơ, vắng vẻ của thiên nhiên

2.1.1. Hình ảnh bèo dạt nối hàng, nối xanh tiếp bãi vàng trong lặng lẽ

2.1.2. Biện pháp đảo ngữ nhấn mạnh sự lặng lẽ của khung cảnh

2.2. Niềm khao khát giao cảm của nhân vật trữ tình

2.2.1. Điệp từ "không" nhấn mạnh sự thiếu vắng

2.2.2. Hình ảnh "đò ngang","cầu" là những tín hiệu gợi nhớ đến cuộc sống con người

3. Tác phẩm

3.1. Được sáng tác vào mùa thu năm 1939, in trong tập Lửa thiêng với những cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sông nước

3.2. Là một trong những bài thơ hay nhất và tiêu biểu nhất cho hồn thơ Huy Cận

4. Khổ 1: Cảnh sông nước mênh mông vô tận và nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định

4.1. Hai câu đầu là cảnh sông nước mênh mông vô tận, phảng phất phong vị cổ điển

4.1.1. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hết sức nhuần nhuyễn và nhịp gieo vần uyển chuyển

4.1.2. Bút pháp tả cảnh ngụ tình với những hình ảnh quen thuộc

4.1.3. Những từ láy"điệp điệp","song song" giàu sức gợi, tạo âm hướng cổ điển

4.1.4. Từ "tràng giang" được nhắc lại, tạo dư âm vang xa, trầm buồn

4.2. Hai câu thơ tiếp là nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định

4.2.1. Phép đối: "thuyền về"-"nước lại" gợi lên nỗi sầu chia ly, tan tác

4.2.2. Nghệ thuật đối lập giữa "một cành củi khô" lạc ở giữa "mấy dòng" nước thể hiện hoàn cảnh chơi vơi của con người trước cuộc đời

4.2.3. Những hình ảnh nhấn mạnh sự nhỏ nhoi, vô định và bơ vơ của con người trước cuộc đời

5. Khổ 2: Không gian quạnh vắng, bao la khiến con người cảm thấy càng thêm nhỏ nhoi, cô đơn trước cảnh vật

5.1. Hai câu đầu miêu tả không gian bao la và quạnh vắng

5.1.1. Hình ảnh cồn nhỏ lơ thơ được nhấn mạnh bằng biện pháp đảo ngữ, từ láy "lơ thơ" (ít ỏi) và hình ảnh gió "đìu hiu" tạo nỗi buồn vắng lặng

5.1.2. Âm thanh là tiếng chợ chiều đã vãn được kết hợp với từ "Đâu" gợi lên những âm thanh xao xác, mơ hồ và buồn bã

5.1.3. Thủ pháp dùng động tả tĩnh nhấn mạnh sự tĩnh lặng của không gian

5.2. Hai câu cuối là không gian vô tận được mở rộng ra theo nhiều chiều kích thước khiến con người cảm thấy bé nhỏ, lạc loài

5.2.1. Nghệ thuật đối lập tạo không gian vũ trụ rộng lớn và nỗi buồn vô tận của con người

5.2.2. Từ "sâu" kết hợp với "chót vót" thể hiện chiều cao vô tận của không gian vũ trụ

6. Tác giả

6.1. Cuộc đời

6.1.1. Huy Cận (1919-2005) , quê quán tỉnh Hà Tĩnh

6.1.2. Yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu ảnh hưởng của văn học Pháp

6.1.3. Tham gia chính quyền Cách mạng và giữ nhiều trọng trách khác nhau

6.2. Sự nghiệp sáng tác

6.2.1. Trước cách mạng ông được biết đến như một thi sĩ hàng đâù trong phong trào thơ mới, thơ của ông có nỗi ám ảnh thường trực là nỗi buồn của nhân thế, nỗi sầu bi kéo dài

6.2.2. Sau cách mạng ông là nhà thơ tiêu biểu với tiếng thơ yêu đời, lạc quan, căng tràn sức sống

7. Nhan đề và câu thơ đề từ

7.1. Nhan đề bài thơ

7.1.1. Sử dụng từ Hán Việt sâu sắc, gợi nhớ và phân biệt với sông Tràng Giang ở TQ

7.1.2. Điệp vần "ang" có tác dụng gợi cảm giác miên man, vang vọng

7.2. Câu thơ đề từ

7.2.1. Nỗi buồn của con người trước vũ trụ bao lao rộng lớn

7.2.2. Là điểm tựa cảm hứng để nhà thơ triển khai toàn bộ bài thơ