CHƯƠNG II. ĐO LƯỜNG CHỈ TIÊU KT VĨ MÔ CƠ BẢN

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
CHƯƠNG II. ĐO LƯỜNG CHỈ TIÊU KT VĨ MÔ CƠ BẢN by Mind Map: CHƯƠNG II. ĐO LƯỜNG  CHỈ TIÊU KT VĨ MÔ CƠ  BẢN

1. 1. ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

1.1. GDP - Tổng sản phẩm quốc nội

1.1.1. Khái niệm: GDP đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vị lãnh thổ kinh tế của 1 quốc gia trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)

1.1.2. Các phương pháp xác định

1.1.2.1. Theo luồng sản phẩm

1.1.2.1.1. công thức: GDP = C + I + G + NX

1.1.2.1.2. chú thích:

1.1.2.1.3. Xác định GDP theo giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nền kinh tế

1.1.2.2. Theo luồng thu nhập

1.1.2.2.1. công thức:

1.1.2.2.2. chú thích:

1.1.2.2.3. Xác định GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất mà các dianh nghiệp phải thanh toán

1.1.2.3. Theo giá trị gia tăng

1.1.2.3.1. công thức: GDP = ∑VAi (i chạy từ 1 đến n)

1.1.2.3.2. chú thích: VAi = giá trị sản lượng của doanh nghiệp i - giá trị đầu vào mua hàng tương ứng của doanh nghiệp i

1.1.2.3.3. Xác định GDP theo giá trị gia tăng, tính trên những hàng hoá cuối cùng hoặc cộng giá trị gia tăng ở từng giai đoạn sản xuất

1.1.3. Ý nghĩa và cách sử dụng

1.1.3.1. Ý nghĩa

1.1.3.1.1. Ưu điểm: là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của 1 quốc gia

1.1.3.1.2. Nhược điểm: về mặt xã hội, không thể hiện đầy đủ về đo lường chất lượng cuộc sống; không phản ánh chính xác đầy đủ kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế

1.1.3.2. Cách sử dụng

1.1.3.2.1. GDP danh nghĩa và GDP thực

1.1.3.2.2. Chỉ tiêu GDP và GDP bình quân

1.2. GNP - Tổng sản phẩm quốc dân

1.2.1. khái niệm: Y là phần còn lại của NNP sau khi trừ đi thuế gián thu.

1.2.2. công thức: GNP = GDP + NIA

1.2.3. chú thích: NIA là thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài, tính bằng chênh lệch giữa thu nhập do công dân nước sở tại tạo ra ở nước ngoài với thu nhập của công dân nước ngoài tạo ra ở nước sở tại.

1.2.4. khái niệm: GNP đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước xuất ra trong 1 thời kỳ nhất định (thường tính là 1 năm)

1.3. NNP - Tổng sản phẩm quốc dân ròng

1.3.1. công thức: NNP = GNP - De

1.3.2. chú thích: De là khấu hao.

1.3.3. khái niệm: NNP là phần còn lại của GNP sau khi trừ đi khấu hao

1.4. Y - Thu nhập quốc dân

1.4.1. công thức: Y = NNP - Te

1.4.2. chú thích: Te là thuế gián thu

1.5. Y(D) - Thu nhập có thể sử dụng

1.5.1. công thức: Y(D) = Y - Td + Tr

1.5.2. khái niệm: Thu nhập khả dụng Y(D) là phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi hộ gia đình nộp lại thuế trực thu hoặc các loại phí ngoài thuế và nhận được các trợ cấp.

2. 2. ĐO LƯỜNG SỰ BIẾN ĐỘNG QUỐC GIA

2.1. Chỉ số điều chỉnh GDP

2.1.1. công thức: D (GDP) = (∑Pi,t * Qi,t) / (∑Pi,0 * Qi,t) *100

2.1.2. chú thích:

2.1.2.1. i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i

2.1.2.2. Qi: biểu thị sản lượng từng mặt hàng i

2.1.2.3. Pi: biểu thị giá từng mặt hàng i

2.1.2.4. t: biểu thị thời kỳ tính toán (hiện hành)

2.1.2.5. t=0: giả định là năm cơ sở

2.1.3. chú thích: Td là thuế trực thu; Tr là trợ cấp.

2.1.4. Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá cả của tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế (được tính vào GDP) tại thời kỳ hiện hành so với mức giá đó ở thời kỳ cơ sở

2.2. Chỉ số giá tiêu dùng CPI

2.2.1. khái niệm: CPI là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian

2.2.2. phương pháp tính

2.2.2.1. Bước 1: Xác định năm cơ sở và chọn giỏ hàng hoá tại năm cơ sở

2.2.2.2. Bước 2: Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời kỳ

2.2.2.3. Bước 3: Tính chi phí (bằng tiền) của giỏ hàng hoá tại mỗi thời kỳ

2.2.2.4. Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng: CPI (thời kỳ t) = (chi phí mua giỏ hàng thời kỳ t)/(chi phí mua giỏ hàng kỳ cơ sở) * 100

2.2.2.5. Bước 5: sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để tính chỉ số lạm phát so với năm trước

2.2.3. ý nghĩa: CPI phản ánh giá cả hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng, không phân biệt hàng hoá tiêu dùng đó là hàng nhập khẩu hay sản xuất trong nước

2.3. Chỉ số giá sản xuất PPI

2.3.1. khái niệm: PPI là chỉ số giá bán buôn lần đầu, phản ánh sự biến động giá cả đầu vào, thực chất là biến động chi phí - giá cả đầu vào của các doanh nghiệp.

2.3.2. công thức: PPI = (∑Pi,t * Qi,0) / (∑P0,i * Q0,i) *100

2.3.3. chú thích:

2.3.3.1. PPI(t): chỉ số giá sản xuất thời kì t

2.3.3.2. i: mặt hàng thứ i mà doanh nghiệp mua

2.3.3.3. Qi: sản lượng từng mặt hàng i mà doanh nghiệp mua

2.3.3.4. Pi: giá của từng mặt hàng i

2.3.3.5. t: thời kì tính toán (hiện hành)

2.3.3.6. t=0: giả định là năm cơ sở

2.3.4. PPI được các doanh nghiệp quan tâm hơn CPI, được tính toán chi tiết hơn, phản ánh tốc độ thay đổi giá của 3 nhóm hàng hoá là lương thực - thực phẩm, các sp thuộc ngành chế tạo và các sp thuộc ngành khai khoảng

3. 3. ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP

3.1. Xác định mức toàn dụng nhân công

3.1.1. Người trong độ tuổi lao động

3.1.1.1. Lực lượng lao động (có khả năng và nhu cầu lao động)

3.1.1.1.1. Người có việc làm

3.1.1.1.2. Người thất nghiệp

3.1.1.2. Ngoài lực lượng lao động (không có khả năng hoặc không có nhu cầu lao động)

3.1.2. Người ngoài độ tuổi lao động

3.2. Các chỉ tiêu đo lường thất nghiệp

3.2.1. Lực lượng lao động (L)

3.2.1.1. công thức: L = E + U

3.2.1.2. chú thích:

3.2.1.2.1. L: lực lượng lao động

3.2.1.2.2. E: số người có việc làm

3.2.1.2.3. U: số người thất nghiệp

3.2.1.3. Lực lượng lao động gồm những người sẵn sàng và có khả năng lao động

3.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động bị thất nghiệp

3.2.3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: tỷ lệ phần trăm dân số là người lớn (dân số trưởng thành) nằm trong lực lượng lao động

4. 4. CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC KT VĨ MÔ CƠ BẢN

4.1. ĐNT tiết kiệm và đầu tư

4.1.1. Nền kinh tế giản đơn

4.1.1.1. Tổng thu nhập (Y) = Tổng sản phẩm (GDP)

4.1.1.2. Khi không có yếu tố Chính phủ và khu vực nước ngoài, tiết kiệm sẽ luôn bằng đầu tư. Chi cho đầu tư của các doanh nghiệp sẽ được cân đối bằng khoản tiết kiệm của các hộ gia đình.

4.1.2. Nền kinh tế có sự tham gia của Chính Phủ

4.1.2.1. GDP = C + I + G

4.1.2.2. Đầu tư = Tổng tiết kiệm khu vực tư nhân + tổng tiết kiệm khu vực Chính phủ

4.1.3. Nền kinh tế có ngoại thương

4.1.3.1. GDP = C + I + G + X - IM

4.1.3.2. Tổng đầu tư thực luôn luôn bằng tiết kiệm thực

4.2. ĐNT mô tả mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế

4.2.1. (T - G) = (I - S) + (X - IM)

4.2.2. Đồng nhất thức thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực hay các tác nhân trong nền kinh tế. Vế trái là khu vực Chính phủ, vế phải là khu vực tư nhân và khu vực nước ngoài. Trạng thái của các khu vực có ảnh hưởng đến các khu vực còn lại của đất nước.