Get Started. It's Free
or sign up with your email address
ÔN TẬP: CẢM ỨNG by Mind Map: ÔN TẬP: CẢM ỨNG

1. II. Cảm ứng ở động vật

1.1. 1. Động vật chưa có hệ thần kinh

1.1.1. Cảm ứng ở động vật nguyên sinh - Động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh có khả năng nhận biết và trả lời kích Vd: Trùng đế giày Paramecium bơi tới chỗ có ôxi, trùng biến hình amip thu chân giả để tránh ánh sáng chói.

1.2. 2. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới

1.2.1. - Cơ chế: Tế bào cảm giác bị kích thích -> thông tin được truyền về mạng lưới thần kinh -> Tế bào biểu mô cơ -> co toàn bộ cơ thể, tránh kích thích

1.2.2. - Ưu điểm: đơn giản - Nhược điểm: phản ứng toàn thân -> Tốn nhiều năng lượng, kém hiệu quả

1.3. 3. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

1.3.1. - Cơ chế: Tế bào cảm giác bị kích thích -> thông tin được truyền về hạch thần kinh phụ trách -> phản ứng một phần cơ thể

1.3.2. - Ưu điểm: phản ứng theo vùng -> giảm tiêu tốn năng lượng, phản ứng chính xác hơn - Nhược điểm: hầu hết là phản xạ không điều kiện

1.4. 4. Động vật có hệ thần kinh dạng ống

1.4.1. * Cơ chế: -Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ ( tiếp nhận và trả lời các kích thích) - Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện - Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng →giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường

1.4.2. * Ưu điểm: - Số lượng tế bào thần kinh lớn, rất nhiều tế bào tập trung tạo thành hệ thần kinh trung ương →liên kết giữa các tế bào thần kinh ngày càng hoàn thiện →phản ứng nhanh hơn - Hệ thần kinh dạng ống có sự phân hoá cấu tạo và chức năng →các hoạt động của động vật ngày càng chính xác hơn.

2. I. Cảm ứng ở thực vật

2.1. 1. Hướng động

2.1.1. * Hướng sáng

2.1.1.1. - Tính hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn sángà Hướng sáng dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại à Hướng sáng âm. - Do phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía kích thích - Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất

2.1.2. * Hướng trọng lực

2.1.3. * Hướng hóa

2.1.3.1. - Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học. - Tác nhân kích thích gây hướng hóa có thể là axit, kiềm, muối khoáng… - Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến cây gọng vó…. - Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. Hướng hóa âm khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất.

2.1.4. * Hướng tiếp xúc

2.1.4.1. - Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc. - Do phía kích thích (tiếp xúc) nồng độ au-xin thấp, tế bào sinh trưởng kéo dài chậm vì vậy cây uốn cong theo cọc rào.

2.2. 2. Ứng động

2.2.1. * Ứng động sinh trưởng

2.2.1.1. - Cơ chế:tốc độ sinh trưởng dãn dài không đều của tế bào tại hai phía trên và dưới của các cơ quan lá và cánh hoa

2.2.1.2. -Ví dụ: hoa tulip nở tùy theo nhiệt độ.

2.2.2. * Ứng động không sinh trưởng

2.2.2.1. - Ví dụ: Cây trinh nữ khi chạm phại thì cụp lại, Cây gọng vó gập các sợi lông để giữ con mồi.

2.2.2.2. - Cơ chế: Do sự biến đổi sức trương nước của các tế bào và trong cấu trúc chuyển hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá học gây ra.