Cách tiếp cận một ngôn ngữ mới

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Cách tiếp cận một ngôn ngữ mới by Mind Map: Cách tiếp cận một ngôn ngữ mới

1. 1. Nền tảng(Fundamentals)

1.1. Đây là những kiến thức cơ sở nhất, là những viên gạch đặt nền móng cho kiến thức sau này (VD như: cấu trúc dữ liệu, OOP, vòng lặp, đệ qui, callback, 1 số mô hình MVC MVVM, cơ chế hoạt động của web, …).

2. 2. Kiến thức(Infomation)

2.1. Đây là những kiến thức bậc cao hơn, liên quan tới từng ngôn ngữ/framework chuyên biệt. Những kiến thức này gắn liền với thực tế, có thể áp dụng được ngay vào làm việc.

3. 3. Kĩ năng(Skills)

3.1. Đây là loại kiến thức đáng giá nhất (theo nghĩa đen), các công ty sẽ trả lương cho bạn nếu bạn có skills, có thể làm được việc. Kĩ năng có thể học được 1 phần từ trong sách vở, nhưng phần lớn bạn học được là do quá trình làm việc lâu dài, tiếp xúc nhiều với một công nghệ, giải quyết những tình huống cơ bản và phức tạp. Ví dụ như: Infomation là việc bạn biết cơ chế routing, binding của ASP MVC. Skill là việc bạn biết áp dụng cơ chế routing, binding để tạo 1 trang search, insert, update. Skill phức tạp hơn là khi bạn đọc yêu cầu của khách hàng, bạn sẽ mường tượng ra cách viết front end thế nào, back end ra sao, bắt tay vào code ở đâu.

4. 4. Thuần thục(Innovation)

4.1. Đây là cảnh giới tối cao của kiến thức, đạt tới cảnh giới này bạn sẽ được gọi là senior, master, hoặc được phong thánh. Để đạt được cảnh giới này, ngoài quá trình làm việc, tiếp xúc lâu dài với công nghệ, họ còn phải bỏ thời gian đào sâu, mày mò, nghiên cứu công nghệ đó. Ngoài những kiến thức chung, họ còn biết vô số những thứ chuyên sâu như: Code C# được biên dịch như thế nào, quan hệ giữa các component trong C#, performance của Interface và Abstract class, …

5. Giữ 3 tư tưởng sau

5.1. 1. Học một ngôn ngữ/công nghệ mới không khó

5.2. 2. Để học được nhiều cái mới, bạn cần phải giỏi tiếng Anh, không ngại đọc (Không cần giỏi cả 4 kĩ năng, chỉ cần giỏi reading là được)

5.3. 3. Hạn chế hỏi linh tinh, hãy google trước khi hỏi

6. Các bước

6.1. Tìm tài liệu học – Giai đoạn sơ khởi

6.1.1. Đây là bước quan trọng nhất. Nếu có người quen rành công nghệ này, bạn có thể nhờ họ chỉ từ khóa, tên sách, website v…v để mình có thể tự tìm hiểu. Họ cũng sẽ chỉ cho những gì cần học. (VD: mình muốn học thiết kế web, cần học trước về html, css, javascript, jQuery.). Trường hợp xui xẻo hơn, nếu bạn không có người quen, có thể lên amazon.com, đánh tên công nghệ mình muốn học, sau đó chọn 1,2 cuốn ebook đứng đầu, tìm bản ebook và bắt đầu học

6.2. Bắt đầu học – Giai đoạn nhập môn

6.2.1. Tại sao mình lại khuyến khích bạn học từ sách, mà không phải là học qua website, forum… hay gì đó. Lý do là khi xuất bản một cuốn sách, tác giả thường trau chuốt + soạn sẵn một chương trình học cho bạn. Các kiến thức được trình bày trong sách theo thứ tự tuần tự mạch lạc. Đây là giai đoạn các bạn bổ sung kiến thức dạng nền tảng (fundamentals) và infomation về công nghệ mình muốn học. Sách technical dĩ nhiên vẫn có code. Mình khuyên các bạn nên làm theo hướng dẫn trong sách, setup môi trường, phải code theo (Đừng đọc code rồi gật gù ờ ờ nhé, chẳng thấm được gì đâu). Lưu ý là gõ code bằng tay để hiểu, không copy code vào rồi chạy nhé! Vừa gõ, vừa sửa code, vừa thử nghiệm, các bạn sẽ dần dần có một cái nhìn rõ ràng hơn về công nghệ mình đang học.

6.3. Áp dụng kiến thức – Giai đoạn nâng cao

6.3.1. Hãy thử viết một phần mềm to-do-list, hoặc một trang web to-do-list, hoặc 1 blog bằng công nghệ mình đang học. Đây là những phần mềm dễ viết, yêu cầu rõ ràng, nhưng lại cho bạn cơ hội để tự trải nghiệm công nghệ mình học qua việc làm các chức năng: Chức năng hiển thị, thêm bớt xóa sửa, kết nối database ,…. Nếu gặp khó khăn trong quá trình làm, bạn có thể xem lại sách, tìm cách giải quyết tương tự, hoặc lên stackoverflow để hỏi. Sau khi làm xong, hãy ráng trau chuốt source code, sau đó upload nó lên github. Bạn vừa có project để tham khảo, hướng dẫn cho người sau, vừa có project để giới thiệu cho nhà tuyển dụng. Ở giai đoạn áp dụng này, bạn sẽ học được nhiều skill, qua đó củng cố thêm fundamental và infomation. Bạn tốt của bạn ở giai đoạn này là stackoverflow hoặc 1 số sách dạng cookbook. Những sách cookbook này khá hay, chúng hướng dẫn cách dùng công nghệ để giải quyết một số yêu cầu thường gặp khi code (Cách parse 1 string sang DateTime trong C#, cách validate 1 form trong jQuery, …)