Mối tương quan giữa vật chất và ý thức

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Mối tương quan giữa vật chất và ý thức by Mind Map: Mối tương quan giữa vật chất và ý thức

1. Bản chất

1.1. Là mối quan hệ biện chứng

1.1.1. Vật chất có trước ý thức có sau

1.1.1.1. "Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó"_C.Mac

1.1.2. Là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức

1.1.2.1. "Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn như vậy đến chừng nào con người còn tồn tại"_C.Mac

1.2. Ý thức không hoàn toàn thụ động

1.2.1. Có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người

2. Đặc điểm

2.1. Vật chất quyết định ý thức

2.1.1. Quyết định sự ra đời của ý thức

2.1.1.1. Là nguồn gốc ý thức bắt nguồn từ con người

2.1.1.1.1. Con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất

2.1.1.1.2. Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người

2.1.1.2. Là nguồn gốc của ý thức bắt nguồn từ thế giới vật chất

2.1.1.2.1. Chính bản thân thế giới vật chất khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức

2.1.2. Hiện thực khách quan phản ánh nội dung ý thức

2.1.2.1. Ý thức là sự phản ánh, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất

2.1.2.2. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị quyết định bởi

2.1.2.2.1. Các quy luật sinh học

2.1.2.2.2. Các quy luật xã hội

2.1.2.2.3. Sự tác động của môi trường sống

2.1.2.3. Thế giới vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức

2.2. Ý thức tác động vật chất

2.2.1. Sự tác động của ý thức được thể hiện thông qua hoạt động thực tiền của con người

2.2.1.1. Thúc đẩy sự phát triển của quá trình hiện thực

2.2.1.1.1. Con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí

2.2.1.1.2. Hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan

2.2.1.1.3. Con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo

2.2.1.2. Kiềm hãm sự phát triển của quá trình hiện thực

2.2.1.2.1. Ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan

2.2.1.2.2. Hướng hành động của con người đi ngược lại các quy luật khách quan

2.2.1.2.3. Hành động của con người sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan

3. Kết luận

3.1. Vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý thức

3.2. Vật chất là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức

3.3. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động vào thế giới vật chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố

3.3.1. Trình độ phản ánh của ý thức

3.3.2. Mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động

3.3.3. Trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất

3.4. Ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người

3.4.1. Bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người theo hướng: tích cực hoặc tiêu cực