TỪ ẤY - TỐ HỮU

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
TỪ ẤY - TỐ HỮU by Mind Map: TỪ ẤY - TỐ HỮU

1. 2. Tác phẩm

1.1. a) Hoàn cảnh sáng tác

1.1.1. 7/1938, khi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản

1.1.2. Bài thơ nằm trong phần "Máu lửa" của tập thơ "Từ ấy"

1.2. b) Vị trí bài thơ

1.2.1. Ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu

1.2.2. Là tuyên ngôn về lẽ sống, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật

2. 1. Tác giả

2.1. Tố Hữu (1920-2002), tên thật Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế

2.2. Cha ông là nhà nho nghèo, yêu thơ văn. Mẹ ông thuộc nhiều ca dao, thơ ca xứ Huế -> ảnh hưởng quan trọng

2.3. Là "lá cờ đầu của thơ ca cách mạng" Việt Nam hiện đại

2.4. Thơ trữ tình-chính trị

3. 4. Nghệ thuật

3.1. Hệ thống hình ảnh độc đáo, giàu sức gợi, tính biểu tượng

3.2. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp ông có được lẽ sống mới mà còn giúp ông vượt qua tình cảm hep hòi của giai cấp tư sản, để có được tình cảm mới quý báu

3.3. Bút pháp trữ tình-chính trị

3.4. Thể thơ 7 chữ hiện đại, linh hoạt, giọng thơ sôi nổi, tha thiết, chân thành

3.5. Giàu nhạc điệu, ngắt nhịp linh hoạt, các âm cuối có sức vang

4. 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu

4.1. Điệp từ "là" cùng các từ "con", "em", "anh" nhấn mạnh sự khẳng định của tác giả bản thân đã là thành viên của đại gia đình dân tộc

4.2. Sự hòa mình vào đời sống thường nhật đã khiến ông càng đau xót hiểu rõ hơn về cuộc sống "phôi pha", "cù bất cù bơ" của biết bao vạn người bất hạnh. Từ đó, tâm hồn ông dấy lên niềm khao khát, một tinh thần chuyển động vận mệnh

5. 2. Những nhận thức mới mẻ về lẽ sống của nhà thơ

5.1. Quan niệm về lẽ sống mới là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi" cá nhân và "cái ta" chung

5.2. Tố Hữu muốn vượt lên khỏi "cái tôi" để hòa nhập vào "cái ta", để chính hồn ông được kết nối và hiểu thêm về biết bao con người cuộc sống ngoài kia

5.3. Chân thành mà khao khát. Tình yêu thương của tác giả là tình hữu ái giai cấp. Ông hòa mình vào mọi người, gắn kết lại những con người cùng chung cảnh ngộ, lan tỏa tinh thần đoàn kết và ánh sáng mới để cùng nhau thực hiện lí tưởng giải phóng dân tộc

5.4. Tình cảm ấy của Tố Hữu cũng mạnh mẽ, thân thiết như tình thương yêu gia đình máu thịt

6. 1. Niềm vui sướng, say mê của nhà thơ khi gặp lý tưởng Đảng (Khổ 1)

6.1. Hình ảnh ẩn dụ "bừng nắng hạ", "mặt trời chân lí" đánh dấu khoảnh khắc sáng bừng tâm trí khi giác ngộ được lí tưởng cách mạng của chàng thanh niên 18 tuổi khi đó là Tố Hữu

6.2. Các động từ mạnh "bừng", "chói" nhấn mạnh ánh sáng lí tưởng Đảng đã xua tan màn sương của ý thức tiểu tư sản, mở ra chân trời mới rộng lớn

6.3. Hình ảnh so sánh, bút pháp lãng mạn ở 2 câu thơ sau diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với cách mạng. Chính ánh sáng lí tưởng ấy đã làm tràn ngập trong tâm hồn bao la với hoa lá, cỏ cây, với tiếng chim của sự sống, một sự sống tươi mới vừa nảy mầm