Cự Giải 2020 - Slide 01

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Cự Giải 2020 - Slide 01 by Mind Map: Cự Giải 2020 - Slide 01

1. Chủ âm (keynote):

1.1. Cấp độ phàm ngã:

1.1.1. “Hãy để cô lập là qui luật, thế nhưng đám đông vẫn tồn tại”

1.1.1.1. Được cai quản bởi Mặt trăng, mẹ của hình tướng, là mãnh lực chiếm ưu thế ở cấp độ phàm ngã,

1.1.1.1.1. Được nuôi dưỡng bởi Cung 4 Hòa Hợp thông qua Xung Đột của Mặt trăng (R4),

1.1.1.1.2. Mặt trăng tượng trưng cho tất cả các khuynh hướng tự động mà chúng ta có

1.1.1.1.3. Xu hướng tự nhiên của con người là cảm nhận, nhu cầu và cung cấp cho nhu cầu của chúng ta về tinh thần, tình cảm, về thể chất hoặc tinh thần bất kể nó được thực hiện như thế nào.

1.1.1.1.4. Nó ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng của chúng ta

1.1.1.1.5. Sự cai quản của Mặt Trăng Cự Giải cung cấp những phẩm chất nữ tính của khả năng tiếp nhận và phản ánh đáp ứng nhu cầu của người khác. Đôi khi người Cự Giải "cần thiết" chỉ cảm thấy hoàn thành khi họ phục vụ những người khác.

1.1.1.1.6. Mỗi thể của phàm ngã, cũng như toàn thể phàm ngã, được thể hiện bởi Mặt trăng

1.1.1.1.7. Mặt trăng đại diện đặc biệt cho thể xác của thể hồng trần, là một di sản từ quá khứ, đặc biệt là từ hệ mặt trời trước. Nó phải được nâng lên, cứu chuộc, và làm cho đáp ứng với chủ đề và quyền lực của hệ mặt trời thứ hai, hệ mặt trời của chúng ta, được cai quản bởi Cung 2—Cung của Bác Ái – Minh Triết.

1.1.1.2. nó khuyến khích người Cự Giải xây dựng một 'ngôi nhà' bảo vệ và phòng thủ, và sống trong đó. Ngôi nhà là phàm ngã, là mãnh lực kết hợp của thể hồng trần, cảm xúc và thể trí.

1.1.1.3. Phàm ngã tạo ra một cái vỏ tối tăm, bao gồm những suy nghĩ và cảm xúc đầy sợ hãi.

1.1.1.4. những linh hồn trẻ trong Cự Giải có những tư tưởng mơ hồ và mơ mộng, và thích đắm chìm trong biển cảm xúc.

1.1.1.4.1. dễ thay đổi về mặt tình cảm, không ổn định, và phản ứng dữ dội với bất kỳ chỉ trích nhẹ nhàng nào theo cách của nó.

1.1.1.5. Ngôi nhà "tự tạo ra" này đã dày lên theo thời gian và tạo ra một vỏ bọc tâm linh làm cho con người tách rời khỏi phần còn lại của nhân loại.

1.1.1.5.1. Nó ngăn chặn ánh sáng của sự sống và của Linh hồn.

1.1.1.6. Kết quả là, mặc dù người Cự Giải thường được bao quanh bởi đám đông, họ thường kết thúc sống trong sự cô lập tình cảm hoàn toàn.

1.2. Cấp độ Linh hồn:

1.2.1. “Tôi xây một ngôi nhà được thắp sáng và ngụ trong đó.”

1.2.1.1. Tác nhân của Linh hồn là chủ tinh nội môn Neptune

1.2.1.1.1. Các nguồn năng lượng của Sao Hải Vương mạnh có thể dẫn đến khuynh hướng thoát ly thực tế, và sự mơ hồ về trọng tâm và hướng đi như thể bị cuốn trôi theo xu thế của cuộc sống

1.2.1.1.2. Neptune cảm xúc rộng và sâu

1.2.1.1.3. Thông qua Hải vương tinh, người ta học cách tiếp nhận và được bổ sung bởi sự nuôi dưỡng và hỗ trợ của người khác, cũng như cách nuôi dưỡng và hỗ trợ bản thân.

1.2.1.2. Cung ba phát triển trí tuệ, sau đó được phủ đầy ánh sáng bác ái đẹp đẽ của Neptune. Những tư tưởng và cảm xúc tích cực, đẹp đẽ tràn đầy bản chất. Một ngôi nhà sáng đã được tạo nên.

1.2.1.3. Những linh hồn tiến hoá Cung Cự Giải đã dâng cao hơn mức cảm giác và tình cảm thông thường - cuộc sống thay đổi và phản ứng cảm xúc (Mặt Trăng), đã được thay thế bởi tình thương đích thực và bao trùm (Neptune).

1.2.1.4. Trực giác cao hơn được phát triển, chân lý được nhận ra ngay lập tức, và họ thoát khỏi thế giới ảo tưởng. Điều này được miêu tả trong Kỳ Công Cự Giải.

2. Kỳ công của Hercules

2.1. Nội dung: page 10

2.2. Giải thích kỳ công

2.2.1. Artemis nghĩ con hươu là bản năng

2.2.1.1. Có 5 bản năng

2.2.1.1.1. Bản năng tự bảo tồn rốt cuộc phải được thay thế bằng nhận thức về tính bất tử, và khi “mãi mãi sống trong Vĩnh cửu” hành giả sẽ hoạt động trong đời và hoàn thành vận mệnh của mình.

2.2.1.1.2. Bản năng thúc đẩy phàm ngã tiến tới và cố gắng hướng thượng, rốt cuộc sẽ được chuyển hóa thành sự thống ngự của Chân ngã tinh thần hay là Cái Ta cao siêu. Sự khẳng định phàm ngã hay cái tôi bé nhỏ sẽ nhường chỗ cho sự khẳng định Chân ngã.

2.2.1.1.3. Giới tính vốn là một bản năng thú tính đang mạnh mẽ chi phối tất cả các hình hài động vật, sẽ được thay thế bằng sự hấp dẫn ở cấp cao, và trong những phương diện cao thượng nhất sẽ mang lại sự hấp dẫn và kết hợp hữu thức giữa linh hồn và hạ thể.

2.2.1.1.4. Trong khi đó bản năng sống theo bầy, đàn sẽ được chuyển hóa thành tâm thức tập thể.

2.2.1.1.5. Bản năng thứ năm, là sức thôi thúc tìm biết và tìm hiểu, vốn là đặc trưng của tất cả những người đã phát triển trí tuệ ở mức thấp hoặc cao, sẽ nhường chỗ cho nhận thức và thông hiểu trực giác.

2.2.2. Diana biết con hươu là trí tuệ

2.2.3. Apollo biết con hươu là trực giác.

2.2.4. Cự Giải chủ yếu là dấu hiệu của bản năng; nhưng bản năng phải được nâng lên, và khi nó đã được vượt qua và chuyển hóa, nó thể hiện như là trực giác (được biểu tượng bằng con nai trong thần thoại).

2.2.5. Giai đoạn trung gian là giai đoạn của trí tuệ. Nhu cầu lớn của Hercules trong Cự Giải là phát triển trực giác của mình và trở nên quen thuộc với việc nhận thức tức thời sự thật và thực tại vốn là quan điểm cao.

2.3. Làm thế nào để phát triển Trực giác thông qua trí tuệ?

2.3.1. ba thành phần trong giai đoạn phát triển nguyện vọng tinh thần, phải có trước khi tham thiền.

2.3.1.1. nhiệt vọng bừng cháy

2.3.1.1.1. Nguyện vọng phải phát khởi trước khi có sự lưu nhập của nguồn cảm hứng tinh thần.

2.3.1.1.2. Phàm ngã phải thở ra trước khi có sự thở vào của Chân ngã cao siêu.

2.3.1.1.3. Theo quan điểm của khoa thần bí Đông phương, nguyện vọng có ẩn ý là lửa. Nó hàm ngụ ước vọng bừng cháy, và quyết tâm nồng nhiệt.

2.3.1.1.4. Nó chiếu rọi ánh sáng thấu suốt vào những vấn đề khó khăn của y và là lò lửa tinh luyện mà phàm ngã phải đi qua để mọi thứ cặn bã đều được thiêu sạch, cũng như tiêu hủy tất cả những chướng ngại ngăn trở bước tiến của y.

2.3.1.1.5. Hành giả không thể tránh khỏi việc phải trải qua lò lửa tinh luyện, nhưng phần thưởng tương xứng với sự thử thách.

2.3.1.2. sự thấu hiểu tinh thần,

2.3.1.2.1. Tất cả mọi sắc tướng đều ẩn chứa một tư tưởng, ý tưởng hay chân lý thiêng liêng và là sự xuất lộ hữu hình của một ý niệm thiêng liêng.

2.3.1.3. sau cùng là tuân phục vị Thầy ở nội tâm.

2.3.1.3.1. Vị Thầy thực sự cần chúng ta chú ý và tuân phục, chính là vị Thầy ở trong tâm mỗi người, là Linh hồn, là Sự Sống Christ nội tại hay Bồ-đề tâm.

2.3.1.3.2. Điều này có chút sự tương đồng vời kỳ công Cự Giải

2.3.2. Tham Thiền

2.3.2.1. Định Trí (Concentration)

2.3.2.1.1. Bước đầu là kiểm soát thể trí

2.3.2.1.2. “Thánh Paul nhắc nhở chúng ta rằng khi chú tâm vào việc thể hiện thiên tính, chúng ta có thể đạt đến một tầm nhìn cao siêu hơn và chân thực hơn. Để được như thế, Thánh Dionysius cho biết chúng ta cần thực hiện ba điều. Một là làm chủ trí tuệ của mình. Hai là trí tuệ phải được tự do. Ba là trí tuệ có khả năng tri kiến. Làm thế nào chúng ta có được thể trí với khả năng tư duy này ? Bằng thói quen tập trung trí tuệ.”()

2.3.2.1.3. thể trí chỉ đơn thuần là từ tiêu biểu cho một phương diện của con người có khả năng đáp ứng theo một chiều hướng – với ngoại giới gồm các tư tưởng và các sự vụ trong đời – nhưng cũng có thể đáp ứng theo một hướng khác – với thế giới của các năng lượng tinh vi và sự sống tinh thần.

2.3.2.1.4. tiến trình hiện đang chi phối một người bình thường vốn từ ngoại giới đi vào, qua các giác quan, đến não bộ. Bấy giờ não bộ “gởi điện” các thông tin đã ghi được đến thể trí, và đến lượt thể trí ghi nhận thông tin. Thường thì sự việc đến đó là kết thúc.

2.3.2.1.5. trong trường hợp của người thực sự biết suy tưởng thì tiến trình này kéo dài thêm. Sau khi ghi nhận, thể trí phân tích sự việc hay thông tin này, sự tương quan của nó với các sự việc khác, và suy cứu nguyên nhân và hậu quả. “Hạ trí” (theo cách gọi của Đông phương) bắt đầu hoạt động, tạo ra các hình tư tưởng và kiến tạo những hình ảnh trong trí, liên quan đến ý tưởng đang có. Bấy giờ, nếu muốn, người đó có thể đem những suy tư sáng tỏ của mình vào não bộ, và bắt đầu hoạt động phản hồi.

2.3.2.1.6. với nhà thần bí và người đang bắt đầu tham thiền, còn có những điều phát hiện khác nữa. Y nhận thấy rằng khi được chủ trị và đưa vào kỷ luật thích hợp, thể trí có thể ứng đáp một cách sâu rộng hơn. Nó có thể trở nên ý thức được những ý tưởng và các khái niệm phát xuất từ một lĩnh vực tinh thần sâu sắc, do linh hồn truyền đạt. Thay vì đến từ cuộc sống thường ngày ở ngoại giới qua sự ghi nhận bén nhạy của thể trí, các ấn tượng có thể đến từ những cõi giới của linh hồn, do hoạt động của linh hồn hành giả, hoặc do những linh hồn khác mà linh hồn của y có thể giao tiếp.

2.3.2.1.7. kỹ thuật định trí

2.3.2.1.8. Định nghĩa

2.3.2.1.9. Các thuật ngữ

2.3.2.1.10. Cách nào dễ nhất để mỗi người tự thực hành tập trung ?

2.3.2.1.11. Do đó, người môn sinh có nhiệt tình sẽ cố gắng hoàn toàn chú tâm vào các công việc trong đời sống hằng ngày, và nhờ đó mà học cách vận dụng trí tuệ của mình làm một khí cụ để suy tưởng.

2.3.2.1.12. Kết quả

2.3.2.2. Tham thiền (Meditation)

2.3.2.2.1. Định nghĩa

2.3.2.2.2. Các giai đoạn

2.3.2.2.3. Kết quả của tham thiền hữu chủng là

2.3.2.2.4. Tập trung và tham thiền rõ ràng là dành cho đại chúng và những người bình thường.

2.3.2.3. Chiêm ngưỡng hay nhập định (Contemplation)

2.3.2.3.1. Trạng thái

2.3.2.3.2. Hành giả thấy được thế giới của linh hồn là một thực tại, và biết rằng những điều siêu việt là những sự kiện thực tế trong thiên nhiên. Y nhận thức rằng việc hợp nhất với Thượng Đế là một sự kiện có thực trong diễn trình tự nhiên cũng giống như sự hợp nhất giữa sự sống của thể xác với thể xác đó.

2.3.2.3.3. Vấn đề khó khăn là làm thế nào để nhận thức được trên các cấp tinh thần cũng dễ dàng như chúng ta đã học được ở nhiều mức độ trong đời. Và một trong những điểm quan trọng cần lưu ý là trong cả hai trường hợp này bộ ba gồm linh hồn, trí tuệ, và não bộ đều phải cùng hoạt động, nhưng với định hướng và chú ý khác nhau.

2.3.2.3.4. Các giai đoạn

2.3.2.4. Soi sáng hay khai ngộ (illumination)

2.3.2.4.1. Ánh sáng khai ngộ và nguồn hứng khởi tinh thần hoàn toàn có thể tương thích với việc theo đuổi các hoạt động nghề nghiệp hay chức nghiệp của mỗi người trong đời sống hằng ngày.

2.3.2.4.2. Khai ngộ (Illumination) là một giai đoạn trong tiến trình tham thiền, vì nó đòi hỏi sự thận trọng kiểm soát thể trí và một sự tiếp cận chủ đề một cách khoa học.

2.3.2.4.3. Tạo nên 3 hiệu quả

2.3.2.4.4. Tóm tắt các giai đoạn trc

2.3.2.4.5. Nơi người đã thực sự giác ngộ, chúng ta có sự kết hợp hiếm thấy của nhà thần bí và bậc thức giả. Đây là thành quả của các phương pháp thần bí của Đông và Tây, là sự phối hợp của đầu và tim, của tình thương và trí tuệ.

2.3.2.4.6. 2 Kết Quả

2.3.2.4.7. Vai trò

2.3.2.5. Cảm hứng hay linh cảm (Inspiration)

2.3.2.5.1. Kết quả của sự khai ngộ, khi thể hiện trong cuộc sống phụng sự.

3. Sự Khai mở Tâm thức trong Cự Giải

4. Các Cung của Cự Giải là

4.1. Cung 3

4.1.1. Cung 3 Trí tuệ là một món quà của người Cự Giải, bởi vì nó tăng cường trí tuệ, phương tiện cần thiết để đưa tâm thức phân tán của Cự Giải ra khỏi đại dương của cảm xúc.

4.2. Cung 7

4.2.1. Cung 7 Trật Tự giúp cai quản bản chất xúc cảm và mang trật tự đến cuộc sống. Nó cho phép 'con cua' xuất hiện hoàn toàn từ đại dương và biểu hiện trên mặt đất, tức là vượt qua ảo cảm và nhìn thấy thực tại.

5. Mục tiêu bí truyền trong Cự Giải:

5.1. Là phát triển trí tuệ và sau đó sử dụng nó để kiểm soát thể tình cảm, để nó không còn là sân chơi của cảm xúc tiêu cực, mà trở nên tự do khỏi thế giới ảo tưởng, và trở thành lăng kính cho ánh sáng và tình yêu của linh hồn.

5.1.1. Phát triển trí tuệ ntn?

5.1.1.1. để kiểm soát tình cảm

5.1.1.2. tự do khỏi thế giới ảo tưởng

5.1.1.3. trở thành lăng kính cho ánh sáng và tình yêu của linh hồn