1. Nội dung của phép biện chứng duy vật
1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.1.1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
1.1.1.1. Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
1.1.1.2. Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng của thế giới.
1.1.2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến
1.1.2.1. Tính khách quan
1.1.2.2. Tính khách quan
1.1.2.3. Tính đa dạng, phong phú
1.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
1.1.3.1. Yêu cầu của nguyên tắc toàn diện
1.1.3.1.1. Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
1.1.3.1.2. Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại.
1.1.3.1.3. Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh.
1.1.3.1.4. Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều.
1.1.3.2. Yêu cầu của nguyên tắc lịch sử - cụ thể
1.1.3.2.1. Một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào.
1.2. Nguyên lý về sự phát triển
1.2.1. Khái niệm phát triển
1.2.1.1. Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
1.2.2. Tính chất của sự phát triển
1.2.2.1. Tính khách quan
1.2.2.2. Tính phổ biến
1.2.2.3. Tính kế thừa
1.2.2.4. Tính đa dạng, phong phú
1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận
1.2.3.1. Yêu cầu của nguyên tắc phát triển
1.2.3.1.1. Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó
1.2.3.1.2. Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau
1.2.3.1.3. Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
1.2.3.1.4. Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
1.2.3.2. Yêu cầu của nguyên tắc lịch sử-cụ thể
1.2.3.2.1. Xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào.
1.3. Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
1.3.1. Khái niệm nguyên nhân, kết quả
1.3.1.1. Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
1.3.1.2. Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
1.3.2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
1.3.2.1. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu.
1.3.2.2. Nguyên nhân sinh ra kết quả, do đó, nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
1.3.2.3. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.
1.3.3. Ý nghĩa phương pháp luận
1.3.3.1. Thứ nhất, để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
1.3.3.2. Thứ hai, khi tìm nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện.
1.3.3.3. Thứ ba, khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân nào đã sinh ra nó.
1.4. Cặp phạm trù nội dung và hình thức
1.4.1. Khái niệm nội dung và hình thức
1.4.1.1. Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng.
1.4.1.2. Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng ấy.
1.4.2. Mối quan hệ giữa các phạm trù nội dung và hình thức
1.4.2.1. Nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng tồn tại thống nhất chặt chẽ trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, nhưng nội dung giữ vai trò quyết định.
1.4.2.2. Sau khi xuất hiện, hình thức tồn tại tương đối độc lập và có ảnh hưởng tới nội dung
1.4.2.3. Cùng một nội dung, trong quá trình phát triển, có thể thể hiện dưới nhiều hình thức và ngược lại, cùng một hình thức có thể biểu hiện cho một số nội dung khác nhau.
1.4.3. Ý nghĩa phương pháp luận
1.4.3.1. Thứ nhất, muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải tác động, làm thay đổi nội dung của nó.
1.4.3.2. Thứ hai, khi giữa nội dung với hình thức xuất hiện sự không phù hợp phải đem lại sự thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hợp với nội dung đã phát triển.
1.4.3.3. Thứ ba, cần sử dụng mọi hình thức có thể có, làm cho bất kỳ hình thức nào cũng trở thành công cụ phục vụ nội dung mới.
1.5. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
1.5.1. Vai trò của quy luật
1.5.1.1. Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, của sự vật, hiện tượng trong thế giới.
1.5.2. Khái niệm chất
1.5.2.1. Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng.
1.5.3. Khái niệm lượng
1.5.3.1. Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, màu sắc đậm hay nhạt...
1.5.4. Quá trình tác động lẫn nhau giữa chất và lượng làm xuất hiện các khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy
1.5.4.1. Khái niệm Độ: Độ là giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất.
1.5.4.2. Khái niệm Điểm nút: Điểm nút giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới.
1.5.4.3. Khái niệm Bước nhảy: Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
1.5.5. Khái quát nội dung của quy luật
1.5.5.1. Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của nó thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng.
1.5.6. Ý nghĩa phương pháp luận
1.5.6.1. Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích luỹ về lượng để có biến đổi về chất, không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ.
1.5.6.2. Thứ hai, tư tưởng nôn nóng thường biểu hiện ở chỗ không chú ý thỏa đáng đến sự tích luỹ về lượng. Ngược lại, tư tưởng bảo thủ thường biểu hiện ở chỗ không dám thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy đủ về lượng.
1.5.6.3. Thứ tư, phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó.
1.5.6.4. Thứ ba, khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội, tuy vẫn phải tuân theo điều kiện khách quan, nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan.
2. Quan niệm của triết học Mác-Lenin về vật chất
2.1. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ VẬT CHẤT
2.1.1. Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
2.1.1.1. Theo V.I.Lênin, vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
2.1.2. Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin có 3 nội dung
2.1.2.1. Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.
2.1.2.2. Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác.
2.1.2.3. Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
2.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất của V.I. Lênin
2.1.3.1. Giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, chống thuyết không thể biết…
2.1.3.2. Là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội – đó là các điều kiện sinh hoạt vật chất và các quan hệ vật chất xã hội.
2.2. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
2.2.1. Bản chất của ý thức
2.2.1.1. Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
2.2.1.1.1. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
2.2.1.1.2. Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội
2.2.1.1.3. Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt
2.2.1.1.4. Từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của ý thức cho thấy: ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan.
2.2.2. Kết cấu của ý thức
2.2.2.1. Xem xét cấu trúc của ý thức theo chiều ngang với các yếu tố hợp thành các quá trình tâm lý tích cực đem lại sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan, ta có: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí...
2.2.2.1.1. Tri thức
2.2.2.1.2. Tình cảm
2.2.2.1.3. Ý chí
2.2.2.2. Xem xét cấu trúc của ý thức theo chiều dọc tức là theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người bao gồm các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức...
2.2.2.2.1. Tự ý thức
2.2.2.2.2. Tiềm thức
2.2.2.2.3. Vô thức
2.3. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
2.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
2.3.1.1. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
2.3.1.1.1. Vật chất quyết định ý thức
2.3.1.1.2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
2.3.1.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận