Nghệ thuận tinh tế của việc ' đếch' quan tâm - Mark Manson

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Nghệ thuận tinh tế của việc ' đếch' quan tâm - Mark Manson by Mind Map: Nghệ thuận tinh tế của việc ' đếch' quan tâm - Mark Manson

1. Bạn sai hết rồi (cơ mà tôi cũng vậy)

1.1. Chúng ta không nên tìm kiếm để có được câu trả lời “đúng” tuyệt đối cho bản thân chúng ta, mà thay vì thế, ta nên tìm cách dần dần loại bớt những sai lầm của chúng ta ngày hôm nay để rồi ta có thể ít sai hơn vào ngày mai.

1.2. Sự chắc chắn chính là kẻ thù của sự phát triển. Chẳng có gì là chắc chắn cả cho tới khi nó đã xảy ra – và ngay cả đến lúc đó, vẫn đáng để nghi vấn

1.2.1. Thay vì cố cho bằng được để đạt đến sự chắc chắn, chúng ta nên không ngừng tìm kiếm sự nghi ngờ: nghi ngờ về niềm tin của chính chúng ta, nghi ngờ về cảm giác của chính chúng ta

1.3. Thay vì cứ cố phải đúng vào mọi lúc, ta nên tìm hiểm xem vì sao ta lại sai vào mọi lúc.

1.3.1. Việc đặt ra câu hỏi cho bản thân và nghi ngờ các suy nghĩ và niềm tin của chúng ta là một trong những kỹ năng khó có thể bồi đắp nhất.

2. Giá trị của sự chịu đựng

2.1. Nếu như sự chịu đựng là không thể tránh khỏi, nếu như những vấn đề trong cuộc đời chúng ta là không thể tránh được, vậy thì câu hỏi mà ta nên đặt ra không phải là“Làm sao tôi có thể ngừng sự chịu đựng này lại?” mà là “Tại sao tôi lại chịu đựng – vì mục đích gì?”

2.2. Chúng ta đều có những điểm mù trong cảm xúc. Thường là với những cảm xúc mà ta từng được dạy rằng việc bộc lộ chúng ra là không đúng

2.2.1. Giờ thì bạn hãy tự hỏi mình xem tại sao nó lại dày vò bạn đến vậy. Rất có khả năng câu trả lời sẽ liên quan tới một dạng thất bại nàođó. Sau đó hãy đón nhận thất bại này và hỏi tại sao nó lại có vẻ “đúng” đối với bạn. Nếu như thất bại không thực sự là thất bại thì sao? Nếu như bạn đã tìm sai hướng thì sao?

3. Đừng cố

3.1. Làm thế nào để vứt bớt và buông bỏ...Chỉ bạn cách nhắm mắt lại và tin rằng bạn có thể ngã ngửa ra đằng sau mà vẫn ổn. Nó sẽ dạy bạn: ĐỪNG CỐ”

3.1.1. Giác ngộ được là: bản thân cuộc đời đã là một sự chịu đựng đau khổ. Người giàu đau khổ bởi chính sự giàu có của họ. Người nghèo đau khổ bởi sự nghèo túng của họ.....

3.1.2. Vì vậy hạnh phúc đâu phải là một phương trình toán học có thể giải được. Sự không hài lòng và bất an là phần không thể thiếu được trong đời sống loài người, và như ta sẽ thấy, là một yếu tố quan trọng để tạo nên hạnh phúc

4. Hạnh phúc là một rắc rối

4.1. Các vấn đề liên tục xảy ra trong cuộc đời chúng ta

4.2. Các vấn đề không bao giờ ngừng lại cả, chúng chỉ chuyển sang một vấn đề khác và/hoặc là tăng thêm mà thôi.

4.3. Hạnh phúc đến từ việc giải quyết các vấn đề này. Từ khóa ở đây là “giải quyết”. Nếu như bạn lảng tránh các vấn đề của mình hay cảm thấy như thể mình không có vấn đề nào hết cả, thì bạn sẽ tự làm cho mình đau khổ đấy

4.3.1. Hạnh phúc vì thế mà tồn tại dưới dạng thức của hành động; nó là một hoạt động, chứ không phải là thứ được ban cho bạn một cách bất ngờ, không phải là thứ mà bạn phát hiện được một cách thần kỳ

5. Bạn cũng chẳng đặc biệt lắm đâu

5.1. Ở những người tự cho mình đặc quyền ảo tưởng nhất định về sự tự tin. Sự tự tin này có thể đầy mê hoặc đối với những người khác, ít nhất là trong một thời gian.

5.1.1. Thước đo thực sự của giá trị bản thân không phải là việc một người cảm thấy như thế nào về những trải nghiệm tích cực của mình, mà là về những trải nghiệm tiêu cực

5.1.1.1. Chúng ta càng được tự do thể hiện mình bao nhiêu, chúng ta càng muốn thoát khỏi việc phải đối mặt với những ai bất đồng chính kiến hay làm ta bực bội bấy nhiêu. Chúng ta càng phơi bày trước những quan điểm trái ngược, chúng ta càng dễ bực bội hơn vì sự tồn tại của những quan điểm đó.

5.2. Chúng ta thường tự cho mình đặc quyền coi mình là người đặc biệt.

5.2.1. Sự thật là chẳng có thứ gì được gọi là vấn đề cá nhân hết. Nếu như bạn gặp phải một vấn đề, thì có khả năng là hàng triệu người khác cũng gặp phải nó trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Rất có thể trong số đó có cả những người mà bạn quen biết. Nó không có nghĩa là bạn không phải là nạn nhân hợp pháp trong một vài hoàn cảnh.

5.2.1.1. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn cũng chẳng có gì là đặc biệt cho lắm

6. Thất bại là cách để tiến lên

6.1. Lảng tránh thất bại là điều mà chúng ta học được ở một thời điểm về sau này trong đời.

6.1.1. Ở một thời điểm nào đó, hầu hết chúng ta đều đạt tới một vị trí mà ta thấy sợ hãi nếu thất bại, nơi mà ta lảng tránh thất bại một cách đầy bản năng và chỉ bám víu lấy thứ ở ngay trước mắt ta hay những gì mà ta có thể làm tố

6.1.1.1. Điều này giam hãm và kiềm chế chúng ta. Ta chỉ có thể thật sự thành công ở thứ mà ta sẵn lòng thất bại trước nó. Nếu như ta chưa sẵn lòng thất bại, thì ta cũng chưa sẵn sàng để thành công.

6.2. Đau khổ là một phần của quá trình

6.2.1. Với rất nhiều người trong số chúng ta, thành tựu đáng tự hào nhất của chúng ta đến từ những nghịch cảnh lớn nhất.

6.2.1.1. Nỗi đau của ta thường khiến cho ta trở nên mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn, vững vàng hơn.

6.3. Vấn đề về động cơ nằm ở chỗ nó không chỉ là một cái dây chuyền gồm có các mắt xích, mà là một cái vòng lặp bất tận:

6.3.1. Cảm hứng → Động lực → Hành động → Cảm hứng → Động lực → Hành động → Vân vân và mây mây

7. Tầm quan trọng của việc nói không

7.1. Từ Chối Khiến Cuộc Đời Bạn Tốt Đẹp Hơn

7.1.1. Nhưng chúng ta cần phải từ chối một thứ gì đó. Nếu không thì, chúng ta không chấp nhận điều gì hết cả.

7.2. Hành động lựa chọn một giá trị cho bản thân bạn đòi hỏi việc từ chối lựa chọn các giá trị thay thế

7.2.1. Quan điểm ở đây là: tất cả chúng ta đều cần phải quan tâm tới một điều gì đó, mới có thể trân trọng một điều gì đó.

7.2.1.1. Và để trân trọng một điều gì đó, chúng ta phải nói không với những thứ không phải là điều gì đó.

7.3. Chúng ta không từ chối bất kỳ điều gì (có thể là bởi nỗi sợ hãi bản thân chúng ta sẽ bị từ chối bởi điều gì đó), thì chúng ta về cơ bản là hoàn toàn không có nổi bản sắc cá nhân của riêng mình.

8. Bạn luôn luôn lựa chọn

8.1. Hãy thử tưởng tượng rằng có ai đó dí súng vào đầu bạn và nói rằng bạn phải chạy 26,2 dặm (=48,5 km) trong vòng năm giờ, nếu không hắn ta sẽ giết bạn và mọi người trong nhà.

8.1.1. Khi mà chúng ta cảm thấy rằng ta đang lựa chọn vấn đề của mình, chúng ta thấy mình có được sức mạnh.

8.2. Thường thì sự khác biệt duy nhất giữa một vấn đề gây đau đớn hay có ý nghĩa tốt đẹp chỉ là cảm giác về việc ta lựa chọn nó, và do đó ta phải chịu trách nhiệm trước nó.

8.2.1. Vấn đề là, chúng ta luôn luôn lựa chọn, dù ta có nhận ra điều đó hay không. Luôn luôn.

8.3. Chúng ta đều chịu trách nhiệm trước những trải nghiệm không phải là lỗi của chúng ta ở mọi thời điểm. Đó là một phần của cuộc sống.

9. Và rồi bạn chết

9.1. Cái chết làm chúng ta sợ hãi. Và bởi vì cái chết khiến ta sợ hãi, chúng ta thường tránh phải suy nghĩ về nó, nói về nó, và đôi khi ngay cả nhận thức nó, ngay cả khi mà nó xảy đến với những người thân của mình

9.2. Nếu không có cái chết, tất cả mọi thứ đều có vẻ như thật tầm thường, mọi trải nghiệm đều thế nào cũng được, mọi thước đo và giá trị đều chỉ là con số không tròn trĩnh.

9.2.1. Đối mặt với sự thật về cái chết của chúng ta là vô cùng quan trọng bởi vì nó xóa bỏ tất cả những giá trị tệ hại, mong manh, cạn cợt trong cuộc đời.

9.3. Thế giới này sẽ thay đổi và tốt đẹp hơn ra sao sau khi bạn ra đi? Bạn đã để lại dấu ấn gì? Bạn đã gây ra những ảnh hưởng gì?

10. 'Đếch' quan tâm là gì?

10.1. ĐẾCH THÈM QUAN TÂM KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ THỜ Ơ; MÀ NÓ CÓ NGHĨA LÀ TRỞ NÊN THOẢI MÁI VỚI VIỆC TRỞ NÊN KHÁC BIỆT.

10.1.1. Câu hỏi ở đây là, Chúng ta bận tâm tới cái gì? Chúng ta lựa chọn bận tâm tới cái gì? Và làm sao mà chúng ta có thể không bận tâm tới những thứ không có ý nghĩa khác?

10.2. ĐỂ KHÔNG BẬN TÂM TỚI NHỮNG KHÓ KHĂN, BẠN TRƯỚC TIÊN CẦN PHẢI QUAN TÂM ĐẾN THỨ CÒN QUAN TRỌNG HƠN CẢ KHÓ KHĂN

10.2.1. Nếu bạn thấy bản thân mình thường bận tâm quá nhiều đến những thứ vớ vẩn tầm thường như – một bức ảnh mới trên Facebook của thằng bồ cũ – thì có lẽ cuộc đời bạn không có gì diễn ra mấy để mà quan tâm tới nó một cách thích đáng. Và đó thực sự là một vấn đề đối với bạn đấy.

10.3. DÙ CHO BẠN CÓ NHẬN RA ĐƯỢC ĐIỀU NÀY HAY KHÔNG, BẠN VẪN LUÔN LỰA CHỌN QUAN TÂM TỚI MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ.

10.3.1. Con người ta từ khi sinh ra không phải là không quan tâm tới bất kỳ thứ gì. Thực ra, chúng ta sinh ra đã bận tâm tới quá nhiều điều.