CHUẨN MỰC 25: ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
CHUẨN MỰC 25: ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON by Mind Map: CHUẨN MỰC 25: ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON

1. PHẠM VI CỦA BCTC HỢP NHẤT

1.1. – Một công ty con được loại trừ khỏi việc hợp nhất báo cáo tài chính khi

1.1.1. • Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vì công ty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tương lai gần (dưới 12 tháng); hoặc

1.1.2. • Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian dài và điều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.

1.2. – Hợp nhất các báo cáo tài chính của tất cả các công ty con ở trong và ngoài nước

1.2.1. • Được các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết.

1.2.2. • Có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận.

1.2.3. • Có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương.

1.2.4. • Có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương.

1.3. – Công ty mẹ không được loại trừ ra khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất các báo cáo tài chính của công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của tất cả các công ty con khác trong tập đoàn.

2. Trình tự hợp nhất

2.1. – Báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con sẽ được hợp nhất theo từng khoản mục

2.2. – Số dư các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán phải được loại trừ hoàn toàn, trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được

2.3. - Trong bất kỳ trường hợp nào, sự khác biệt về ngày kết thúc kỳ kế toán không được vượt quá 3 tháng.

2.4. – Báo cáo tài chính hợp nhất được lập phải áp dụng chính sách kế toán một cách thống nhất

2.5. – Khoản đầu tư vào một doanh nghiệp phải hạch toán theo chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính”.

2.6. – Lợi ích của cổ đông thiểu số phải được trình bày trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất thành chỉ tiêu tách biệt với nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty mẹ.

3. MỤC ĐÍCH:

3.1. • Lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn.

3.2. • Kế toán khoản đầu tư vào công ty con trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.

4. Trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

4.1. – Tất cả các công ty mẹ phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, ngoại trừ công ty mẹ đồng thời là công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ

4.2. – Phải thể hiện được các thông tin về tập đoàn

4.3. – Ngoài ra, còn phải trình bày Danh sách các công ty con quan trọng

4.4. – Trong trường hợp cần thiết, phải trình bày:

4.4.1. Lý do không hợp nhất BCTC của công ty con

4.4.2. Bản chất mối liên hệ giữa CTy mẹ và CTy con

4.4.3. Tên của công ty mẹ nắm giữ hơn 50% nhưng không có quyền kiểm soát

4.4.4. Ảnh hưởng của việc mua và bán các CTy con đến tình hình tài chính

4.5. – Trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ phải trình bày phương pháp kế toán áp dụng đối với các công ty con.

5. Khoản đầu tư vào công ty con trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ

5.1. Được trình bày theo phương pháp giá gốc.

5.2. – Các khoản đầu tư vào các công ty con mà bị loại khỏi quá trình hợp nhất phải trình bày trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ theo phương pháp giá gốc.