PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG by Mind Map: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

1. Trình bày các nghiên cứu về PTNNBV tại các nước khác trên thế giới

1.1. Sustainable agricultural development M Behnassi, SA Shahid, J D'silva - 2014

1.1.1. Nhằm mục đích cung cấp đầu vào cho quá trình ra quyết định và khuyến khích chuyển giao bí quyết, công nghệ và chuyên môn có liên quan cho các quốc gia khác nhau nơi có thể tồn tại các điều kiện khí hậu nông nghiệp tương tự; do đó tiết kiệm các nguồn tài nguyên quý giá và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững như một cách tiếp cận phù hợp để giải quyết thách thức an ninh lương thực.

1.2. Monitoring sustainable agricultural development in Romania RA Ion - Revista de Management Comparat Internațional, 2011

1.2.1. Các mục tiêu của công việc bao gồm việc xác định mức độ phát triển bền vững của nông nghiệp ở Romania, bằng cách định lượng các chỉ số do Liên minh châu Âu phát triển và các chỉ số do Liên hợp quốc công bố.

1.3. Sustainable agricultural development in China C Xu, H Chunru, DC Taylor - World development, 1992 - Elsevier

1.3.1. Mô tả và trình bày các kết quả minh họa từ chiến lược phát triển nông nghiệp sinh thái của Trung Quốc, đồng thời nêu rõ những điểm tương đồng và trái ngược giữa nông nghiệp sinh thái ở Trung Quốc và nông nghiệp bền vững ở phương Tây.

1.4. Sustainable agricultural systems for small-scale farmers in Thailand: implications for the environment T Jitsanguan - 2001

1.4.1. Nghiên cứu này đánh giá mức độ áp dụng canh tác tổng hợp nhằm đáp ứng sự hỗ trợ từ Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hoàng gia (RDSCs) ở Thái Lan. Cả hai RDSC đều nằm ở miền trung Thái Lan và tuân theo các phương thức và quy trình tương tự trong việc thúc đẩy kiến thức canh tác tổng hợp và khuyến nông công nghệ.

2. Trình bày các nghiên cứu về PTNNBV tại Việt Nam?

2.1. Phát triển NNBV của Việt Nam TS. Lưu Tiến Dũng - UEL

2.1.1. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững, qua đó phát triển nội hàm khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững, lựa chọn chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển mô hình nghiên cứu hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ ở Việt Nam

2.2. PTNNBV dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định Th.S Vũ Thị Ngọc Tâm

2.2.1. Làm rõ thực trạng PTNN bền vững dựa vào cộng đồng; Phương thức PTNNBV dựa vào cộng đồng, các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại Nam Định

2.3. THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ - LT Dung, NTK Hiep

2.3.1. Nghiên cứu này thảo luận về các đặc điểm chính của bốn cuộc cách mạng công nghiệp trong nông nghiệp, thách thức và cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam.

2.4. Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam - TD Lưu - 2019

2.4.1. Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Hải Dương: Vị trí, tiềm năng, thế mạnh có liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững; những thành công trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Hải Dương trong thời gian qua và một số vấn đề đang đặt ra.

3. Như thế nào là Phát triển nông nghiệp bền vững?

3.1. Theo FAO (1992), phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau.

4. Các khung phân tích PTNNBV

4.1. Con người nông thôn

4.2. Kinh tế

4.3. Môi trường tự nhiên

5. Các chỉ tiêu đánh giá PTNNBV

5.1. Kinh tế

5.1.1. Cơ cấu GDP

5.1.1.1. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp

5.1.1.1.1. Tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững

5.1.2. Tăng trưởng GDP và GDP đầu người

5.1.2.1. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao

5.1.2.2. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế.

5.1.3. Nâng cao chất lượng tăng trưởng nông nghiệp

5.1.3.1. Chất lượng tăng trưởng nông nghiệp phản ánh bản chất bên trong của quá trình tăng trưởng nông nghiệp được thể hiện trên ba mặt

5.1.3.1.1. Động thái tăng trưởng nông nghiệp biểu hiện ở tốc độ và quy mô tăng trưởng nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định (ít nhất là 5 năm).

5.1.3.2. Cấu trúc tăng trưởng nông nghiệp

5.1.3.2.1. Ở góc độ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất

5.1.3.2.2. Ở góc độ sản phẩm đầu ra

5.1.3.3. Hiệu quả của tăng trưởng nông nghiệp thường được xem xét ở hiệu quả sử dụng các yếu tố vốn, lao động, đất đai và tỷ lệ VA/GO (chỉ số phản ánh hiệu quả sản xuất) của ngành nông nghiệp

5.1.3.3.1. Nếu hiệu quả sử dụng vốn (ICOR), hiệu quả sử dụng lao động (năng suất lao động), hiệu quả sử dụng đất đai và tỷ lệ VA/GO của ngành nông nghiệp đạt giá trị cao, có xu hướng gia tăng...,

5.1.4. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hợp lý, tiến bộ

5.1.4.1. Quá trình biến đổi hay tái cấu trúc các ngành, tiểu ngành nông nghiệp bảo đảm cho nền nông nghiệp tăng trưởng cao, liên tục và ổn định trong dài hạn.

5.1.4.1.1. Cơ cấu ngành nông nghiệp phải chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học công nghệ cao

5.1.4.1.2. Các ngành có hiệu suất sử dụng tài nguyên thấp, ít gây hại đến môi trường nhằm mục tiêu kép: hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường.

5.1.4.2. Đòi hỏi phải

5.1.4.2.1. Gắn kết chặt chẽ với việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực

5.1.4.2.2. Phát huy được lợi thế so sánh và phù hợp với điều kiện của từng ngành, tiểu ngành, vùng hoặc địa phương nhằm tạo ra giá trị tăng thêm cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia và địa phương

5.2. Con người nông thôn

5.2.1. (HDI - Human Development Index

5.2.1.1. Thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện thu nhập (thể hiện qua bình quân GDP/người), tri thức (thể hiện qua chỉ số học vấn) và sức khoẻ (thể hiện qua tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh).

5.2.2. Việc làm và chuyển dịch cơ cấu việc làm ngành nông nghiệp theo hướng tiến bộ, hợp lý

5.2.2.1. Tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần giải quyết cơ bản vấn đề thiếu việc làm ở nông thôn

5.2.3. Chất lượng cuộc sống của nông dân ngày càng được cải thiện và nâng cao

5.2.3.1. Được thể hiện trên nhiều mặt như thu nhập, học hành, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, thụ hưởng các dịch vụ công...

5.2.3.1.1. Nếu người nông dân được nâng cao thu nhập, có cuộc sống no ấm, không chịu ảnh hưởng tiêu cực, rủi ro từ thị trường, được học hành nâng cao trình độ, được bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống như: chăm sóc sức khỏe, nước sạch, điện...

5.3. Môi trường tự nhiên

5.3.1. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

5.3.2. Bảo vệ, phục hồi, tái tạo tài nguyên và đa dạng sinh học

5.3.3. PTNN theo hướng gắn với biến đổi khí hậu

5.3.3.1. Quá trình PTNN phải hướng đến các ngành hàng, các công nghệ sản xuất làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tức là làm giảm thải khí nhà kính, giảm chất thải độc hại

5.3.3.2. Quá trình tăng trưởng nông nghiệp phải được điều chỉnh theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giảm tổn thất và tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu

6. Mối quan hệ giữa các tiêu chí

6.1. Công nghệ sản xuất tiên tiến

6.1.1. Tăng trưởng, nâng cao thu nhập (giảm nghèo đói)

6.1.2. Nâng cao chất lượng cuộc sống và môi trường sống

6.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

6.1.4. Nâng cao công nghệ tiên tiến sử dụng trong sản xuất

6.2. Công nghệ sản xuất lạc hậu

6.2.1. Suy thoái môi trường

6.2.2. Tăng trưởng giảm, thu nhập và việc làm giảm (tăng nghèo đói)

6.2.3. Chất lượng cuộc sống và môi trường sống giảm sút

6.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực suy giảm

6.2.5. Công nghệ tiên tiến không được sử dụng trong sản xuất

6.3. Công nghệ sản xuất tiên tiến, nhưng chất lượng nhân lực thấp

6.3.1. Suy thoái môi trường

6.3.2. Tăng trưởng giảm, thu nhập và việc làm giảm

6.3.3. Chất lượng cuộc sống và môi trường sống giảm sút

6.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực suy giảm

6.3.5. Công nghệ tiên tiến không được sử dụng trong sản xuất.

6.4. Xâ hội-môi trường

6.4.1. Luật bảo vệ môi trường

6.4.2. Phương thức sản xuất ở địa phương

6.4.3. Quản lý tài nguyên thiên nhiên

6.5. Môi trường-Kinh tế

6.5.1. Hiệu quả từ nguồn năng lượng sử dụng

6.5.2. Lợi suất thu được từ nguồn năng lượng tự nhiên

6.6. Kinh tế-Xã hội

6.6.1. Đạo đức kinh doanh

6.6.2. Quyền của người công nhân trên thị trường thương mại

7. Chính sách tác động

7.1. Chính sách kinh tế

7.1.1. Đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng và phổ biến các kỹ thuật mới gắn với cân bằng sinh thái

7.1.2. Ổn định giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và nông sản

7.1.3. Tạo cơ hội sinh kế bền vững cho nông dân – người dân nghèo ở vùng nông thôn

7.2. Chính sách giáo dục

7.2.1. Nâng cao trình độ văn hóa cho thế hệ tương lai của nông dân và người dân nông thôn

7.2.2. Khả năng nhận thức về môi trường

7.2.3. Kiểm soát tăng trưởng dân số

7.3. Chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên

7.3.1. Tập trung vào hoàn chỉnh luật và hệ thống cưỡng chế có hiệu quả đối với bảo vệ môi trường

7.3.2. Hoàn chỉnh việc giao quyền sử dụng đất rừng cho nông dân

7.4. Chính sách chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng

7.4.1. Quan tâm đến việc cải thiện khả năng sử dụng của người dân nông thôn đối với dịch vụ y tế cộng đồng, nước sạch và dinh dưỡng

7.5. Một số chính sách khác

7.5.1. Thúc đẩy sản xuất cây trồng

7.5.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng

7.5.3. Phát triển vào kinh doanh nông nghiệp

7.5.4. Khuyến nông

7.5.5. Chính sách bảo hiểm nông nghiệp

7.5.6. Chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp