BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH by Mind Map: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

1. Hình ảnh những chiếc xe không kính.

1.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả thực đến trần trụi.

1.2. Những chiếc xe không kính vẫn ngày đêm ra chiến trường.

1.3. Nguyên nhân: Do chiến tranh khốc liệt.

1.4. Hồn thơ nhạy cảm, phát hiện mới lạ.

2. Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe

2.1. Tư thế ung dung, hiên ngang, quả cảm. - Tư thế ngồi lái : ung dungthản nhiên , thanh thản - Tư thế nhìn : nhìn đất , nhìn trời , nhìn thẳngtập trung vào tay lái , không sợ nguy hiểm

2.2. Bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm.Tinh thần lạc quan, tươi trẻ, sôi nổi. *Thái độ : bất chấp , coi thường. - Ừ thì có bụi ..., ừ thì ướt áo... - Chưa cần rửa , phì phèo châm điếu thuốc -Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha - Chưa cần thay lái trăm cây số nữa -Mưa ngừng gió lùa mau khô thôi

2.3. Tình đồng đội gắn bó keo sơn. - Những chiếc xe từ trong bom rơi - Đã về đây họp thành tiểu đội - Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi - Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy - Võng mắc chông chênh đường xe chạy

2.4. Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. *Chiếc xe ngày càng biến dạng do chiến tranh khốc liệt : - Không có kính , rồi xe không có đèn -Không có mui xe , thùng xe có xước

2.5. Giọng điệu ngang tàng, đậm chất văn xuôi, tự nhiên, sinh động, khỏe khoắn.

3. Ý nghĩa nhan đề

3.1. Hai chữ “bài thơ” cảm giác hơi dài đôi chỗ tưởng như thừa nhưng chính điều đó đã tạo lên nét độc đáo mới lạ.Thêm hai chữ Bài thơ : Để người đọc thấy rõ hơn về cái nhìn , cách khai thác hện thực của tác giả : không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hiện thực ác liệt của cuộc chiến tranh mà chủ yếu nhà thơ muốn khai thác chất thơ từ những hiện thực ấy , chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang dũng cảm , trẻ trung , vượt lên thiếu thốn , gian khổ , hiểm nguy của cuộc chiến tranh .

3.2. Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội Việt NamCho thấy rõ sư khó khăn gian khổ của những người lính (kể cả trung đoàn nhỏ nhất cũng phải chịu sự thiếu thốn khó khăn, khốc liệt của chiến trường.

3.3. Xe không kính như gọi cho người đọc được sự khốc liệt của chiến trường.

4. Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941-2007)

4.1. Quê quán: Quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

4.2. Cuộc đời: Ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.Là nhà thơ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

4.3. Phong cách thơ: Thơ của ông tập trung thể hiện hình ảnh của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong, thơ mang giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

5. Tác phẩm

5.1. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1969 – cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn

5.2. Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 và đưa vào tập thơ "Vầng Trăng - quầng lửa".

5.3. Nội dung: Bài thơ khắc họa những chiếc xe không kính. Khắc họa những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm.

6. Nghệ thuật

6.1. Thể thơ: Thơ tự do, các câu dài ngắn khác nhaucho thấy tinh thần phóng khoáng, yêu thích sự tự do của tác giả và của những người chiến sĩ.

6.2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

6.3. Biện pháp tu từ: Điệp từ, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, liệt kê, điệp cấu trúc, phủ định, khẩu ngữ, từ láy, đói ngữ

6.4. Giá trị: Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.