Nhóm 8: Nhân cách

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Nhóm 8: Nhân cách by Mind Map: Nhóm 8: Nhân cách

1. Nhân cách

1.1. Cấu trúc

1.1.1. được hiểu là những yếu tố tương đối ổn định trong tâm lý con người, và cách mà các yếu tố này liên kết với nhau, tác động qua lại với nhau và chi phối hành vi của con người. ... Những ví dụ phổ biến về nét nhân cách là: tính xung động, tính trung thực, tính nhạy cảm, tính e thẹn

1.2. Phẩm chất của nhân cách

1.2.1. Tình cảm

1.2.1.1. Đặc điểm

1.2.1.1.1. Phản ánh cảm xúc

1.2.1.2. Quy luật tình cảm

1.2.1.2.1. Lây lan

1.2.1.2.2. Ứng dụng

1.2.1.2.3. Tương phản

1.2.1.2.4. Di chuyển

1.2.1.2.5. Pha trộn

1.2.1.2.6. Sự hình thành tình cảm

1.2.2. Ý chí và hành động

1.2.2.1. Khái niệm

1.2.2.1.1. Mặt năng Động của Ý thức biểu hiện ở năng lực thực hiện

1.2.2.2. Các vật chất của ý chí

1.2.2.2.1. Mục đích

1.2.2.2.2. Độc lập

1.2.2.2.3. Bền bỉ

1.2.2.2.4. Tự chủ

2. Thuộc tính tâm lí của nhân cách

2.1. Xu hướng

2.1.1. Trong cuộc sống và hoạt động, mỗi cá nhân đặt ra cho mình những mục tiêu và viễn cảnh khác nhau, có thái độ lựa chọn khác nhau với những giá trị xã hội xung quanh. Xu hướng của mỗi người khác nhau là khác nhau.

2.2. Tính cách

2.2.1. Trong cuộc sống, mỗi người có những phản ứng riêng biệt khác nhau đối với những tác động của thế giới khách quan (tự nhiên và xã hội) và thế giới chủ quan. Trong thái độ đối với người khác, có người luôn tỏ ra dịu dàng, lịch thiệp, có người lại thô lỗ cục cằn. Có người xởi lởi, phóng khoáng nhưng có người lại keo kiệt, bủn xỉn. Trong thái độ đối với lao động, có người thường cần cù, chịu khó, có người lại lười biếng, ngại khó…. Những phản ứng riêng biệt này được củng cố trong thực tiễn, trong kinh nghiệm trở thành ổn định, bền vững thì gọi là những nét tính cách. Tổng hợp nhiều nét tính cách chúng ta có tính cách.

2.3. Khí chất

2.3.1. Tâm lí con người mang tính chủ thể. Trong số những đặc điểm tâm lí của cá nhân nhắm phân biệt người này với người khác khí chất có vị trí quan trọng nhất. Từ thời cổ đại xa xưa, người ta đã nhận thấy có những khác biệt cá nhân rõ rệt trong những đặc điểm bên ngoài của hành vi: một số người thì nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi mở, dễ thích nghi. Một số người khác. ngược lại, chậm chạp, khép kín. khó thích nghi… Một số người thường bình thản, ung dung. Một số người khác ngược lại luôn vội vàng. tất bật.

2.4. Năng lực

2.4.1. Trong đa số các hoạt động, có một thực tế là bất kì người bình thường nào cũng có thể tiếp thu một số kiến thức, kĩ năng. Song trong những điều kiện bên ngoài như nhau thì những người khác nhau có thể tiếp thu những kiến thức, kĩ năng ở những mức độ với những tốc độ, nhịp độ khác nhau. Thực tế trên là do năng lực của họ khác nhau. Ngoài ra có một số lĩnh vực hoạt động chỉ nhưng người có năng lực nhất định mới có thể đạt được kết quả. Năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân đáp ứng yêu cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động âý đạt kết quả cao.

3. Yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách

3.1. yếu tố môi trường

3.1.1. tự nhiên

3.1.2. xã hội

3.1.2.1. Gia đình

3.1.2.2. Giáo dục

3.2. yếu tố di truyền

3.2.1. Di truyền có vai trò nhất định đối với một số sinh vật đặc biệt

3.3. yếu tố cá nhân

3.3.1. Hoạt động

3.3.2. Tập thể

3.3.3. Giao tiếp

4. Khái niệm liên quan đến nhân cách

4.1. con người

4.1.1. Con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Về mặt sinh học, con người thuộc lớp động vật có vú, có dáng đứng thẳng, có đôi bàn tay là công cụ nhận thức và lao động, có bộ óc người phát triển cực kì cao và tinh vi. Là thực thể sinh vật, con người chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên. Nhưng cái sinh vật trong con người không thuần tuý là cái sinh vật cái tự nhiên mà nó bị cái xã hội quy định một cách trực tiếp. C. Mác viết: “Con người không phải chỉ là thực thể tự nhiên. Nó là thực thể tự nhiên có tính người”. Về mặt xã hội, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của các quan hệ xã hội, có khả năng kế thừa nền văn minh nhân loại. Do đó, sự phát triển của con người chủ yếu bị chi phối bởi quy luật xã hội. Con người là một chủ thể có ý thức và đây chính là điểm khác nhau cơ bản nhất giữa con người với con vật. Về vấn đề này C. Mác đã viết: “con người chỉ khác con vật ở hiện tượng duy nhất là trong con người có ý thức thay thế bản năng”. Cũng có thể định nghĩa con người là một thực thể sinh vật – xã hội và văn hoá.

4.2. cá nhân

4.2.1. Cá thể là từ chỉ đại diện của một loài. Có thể nói cá thể động vật, một cá thể người, nhưng cá thể người được gọi là cá nhân. Như vậy , cá nhân là thuật ngữ chỉ một con người với tư cách đại diện loài người. Nói đến cá nhân là nói đến một con người cụ thể của một cộng đồng, là thành viên của xã hội và để phân biệt nó với cá nhân khác, với cộng đồng.

4.3. cá tính

4.3.1. dùng để chỉ cái độc đáo không lặp lại về những đặc điểm tâm lí và sinh lí của mỗi cá nhân, nhân cách. Nhà tâm lí học Nga X.L. Rubinstêin viết: “Con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt, không lặp lại”.