Chương 2 - QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI (nhóm 1)

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Chương 2 - QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI (nhóm 1) by Mind Map: Chương 2 - QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI (nhóm 1)

1. 1. Đổi mới nền tảng cốt lõi

1.1. Sự khác nhau giữa Invention và Innovation

1.1.1. Innovation

1.1.1.1. Việc thực hiện ý tưởng cho sản phẩm hoặc cải tiến quy trình lần đầu tiên được gọi là đổi mới. Liên quan đến việc biến một phát minh thành một thành công thương mại và khuyến khích sử dụng rộng rãi nó

1.1.1.2. Đổi mới không chỉ dừng lại ở việc phát minh ra các ý tưởng, mà các ý tưởng này cần được đưa vào khai thác.

1.1.1.3. Bị giới hạn ở bộ phận R&D trong công ty

1.1.1.4. VD: Hãng hàng không Ryanair ở Ireland đã đổi mới hình ảnh với quy mô nhỏ, cơ cấu gọn nhẹ, cơ chế ra quyết định linh hoạt. Ryanair đổi mới chiến lược thành công, và từ sự đổi mới chiến lược, hãng đổi mới cả sản phẩm dịch vụ, đổi mới marketing

1.1.2. Invention

1.1.2.1. Là sự xuất hiện của một ý tưởng cho một sản phẩm hoặc quy trình chưa từng được thực hiện trước đây

1.1.2.2. Thường gắn liền với những nghiên cứu cơ bản trong khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng

1.1.2.3. Xuất hiện rộng rãi ở các bộ phận

1.1.2.4. Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn, DacUyn phát minh thuyết tiến hóa…

1.2. Quy trình đổi mới đơn giản - sản phẩm

1.2.1. Search

1.2.1.1. Tìm kiếm những ý tưởng đầu tiên cả bên trong và bên ngoài tổ chức

1.2.1.2. Công cụ

1.2.1.2.1. PEST: mô tả 4 yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ

1.2.1.2.2. SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

1.2.1.2.3. Mô hình kim cương Porter: phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh

1.2.2. Select

1.2.2.1. Chọn sáng kiến phù hợp

1.2.2.1.1. Dựa trên bộ tiêu chí nhóm xây dựng

1.2.2.1.2. Tính khả thi, có thể thực hiện

1.2.2.1.3. Đáp ứng tốt nhu cầu

1.2.2.2. Chiến lược đổi mới

1.2.2.2.1. Tính mới của ý tưởng

1.2.2.2.2. Kế hoạch đổi mới

1.2.2.2.3. Các giai đoạn của quá trình đổi mới

1.2.2.3. Vấn đề bản quyền

1.2.2.3.1. Có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không?

1.2.2.3.2. Quy trình đăng kí bảo hộ sáng kiến

1.2.3. Implement

1.2.3.1. Triển khai thực hiện ý tưởng

1.2.3.2. Acquire

1.2.3.2.1. Thu thập dữ liệu

1.2.3.2.2. Lập kế hoạch kinh doanh

1.2.3.2.3. Kế hoạch marketing

1.2.3.3. Execute

1.2.3.3.1. Tạo ra sản phẩm

1.2.3.3.2. Kế hoạch sản xuất sản phẩm

1.2.3.3.3. Các bước thực hiện

1.2.3.3.4. Kế hoạch tài chính

1.2.3.4. Lauch

1.2.3.4.1. Ra mắt sản phẩm

1.2.3.4.2. Chiến lược ra mắt

1.2.3.5. Sustain

1.2.3.5.1. Duy trì sản phẩm trên thị trường

1.2.3.5.2. Kế hoạch hợp tác để kiếm lợi nhuận

1.3. Sản phẩm - Quy trình - Dịch vụ - Khu vực công

1.3.1. Quy mô tổ chức

1.3.1.1. Quy mô tổ chức ảnh hướng đến quá trình đổi mới

1.3.1.2. Quy mô nhỏ và vừa: độ linh hoạt cao hơn vì ít phòng ban và khả năng chuyên môn hóa chưa cao.

1.3.1.2.1. Ví dụ: Một nhóm 5 người thực hiện ý tưởng khởi nghiệp. Mỗi khi có những thay đổi thì việc triển khai rất nhanh bởi vì quy mô nhóm khá nhỏ.

1.3.1.3. Quy mô lớn: độ linh hoạt thấp hơn vì mức độ chuyên môn hóa rất cao. Sự đổi mới phải qua nhiều tầng, nhiều lớp.

1.3.1.3.1. Ví dụ: Ở một doanh nghiệp lớn như Vinamilk, việc áp dụng một phương pháp làm việc mới cho khối văn phòng cần được các giám đốc cấp cao thông qua sau đó triển khai xuống các quản lí cấp trung phối hợp thực hiện

1.3.2. Địa phương

1.3.2.1. Khả năng phát triển kinh tế, nguồn lực của địa phương có ảnh hưởng đến quá trình đổi mới

1.3.2.1.1. Ví dụ: Các Startup có xu hướng chọn TP. HCM là nơi phát triển ý tưởng bởi vì TP.HCM có nguồn lao động dồi dào, cở sở hạ tầng phát triển nhất cả nước và các luồng vốn đầu tư rất tiềm năng

1.3.3. Mạng lưới hệ thống

1.3.3.1. Quá trình đổi mới cần có sự kết nối và phối hợp của nhiều quy trình, hệ thống, phòng ban…

1.3.3.1.1. Ví dụ: The Coffee House ra đời dựa trên nhu cầu về một môi trường làm việc sáng tạo và đồ uống chất lượng. Để thực hiện ý tưởng đó đòi hỏi sự tham gia của quá trình nghiên cứu thị trường, quá trình nghiên cứu thực đơn, quá trình xây dựng chuỗi cửa hàng,…

1.3.4. Hệ thống quản trị

1.3.4.1. Tổ chức có xu hướng thay đổi từ hệ thống quản trị thụ động sang chủ động

1.3.4.1.1. Ví dụ: Hệ thống quản trị chủ động đòi hỏi khả năng nghiên cứu thị trường ở mức độ cao, hoạt động dự báo xu hướng, đánh giá rủi ro có thể xảy ra,…Từ đó tạo khả năng thích ứng kịp thời cho tổ chức trước sự thay đổi của xã hội

1.4. Quá trình làm tốt hơn, làm khác biệt

1.4.1. Những đột phá đó không chỉ cần sự sáng tạo mà còn đòi hỏi những tính toán thận trọng của những người điều hành

1.4.2. Muốn có vị trí cho riêng mình thì cần phải tạo một khác biệt nổi trội, chú ý những chi tiết nhỏ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng

1.4.3. Cần phải sáng tạo tốt hơn, làm những điều khác biệt mà đối thủ chưa làm để gianh ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

1.4.4. Ví dụ

1.4.4.1. Vietjet đã định vị thương hiệu mình là hãng hàng không giá rẻ. Phân khúc tập trung là khách hàng trẻ và có thu nhập tầm trung.

1.4.4.2. Chiến lược giá vé thấp là cách thức cạnh tranh đặc biệt để họ thu hút khách hàng

1.4.4.3. Các điểm công như chuyến bay giá rẻ, 0đ, đội ngũ tiếp viên được đào tạo tốt mang lại trải nghiệm thú vị cho khách hàng.

1.4.4.4. Chiến lược marketing của Vietjet Air đã khác biệt so với các hãng khác về chất lượng cũng như chi phí để giúp hãng tăng trưởng mạnh và có mức độ nhận diện thương hiệu cao với khách hàng.

2. 2. Các mô hình quản trị đổi mới

2.1. Mô hình tuyến tính giản đơn

2.1.1. Chịu tác động của quy luật cầu kéo hoặc quy luật công nghệ đẩy

2.1.1.1. Quy luật cầu kéo: nhu cầu trên thị trường kéo theo sự đổi mới của sản phẩm

2.1.1.1.1. VD: Trước đây đồng hồ đeo tay thường chỉ để xem giờ, các thương hiệu Apple, Samsung tạo ra đồng hộ có thể kết nối với điện thoại đo được nhịp tim…

2.1.1.2. Quy luật công nghệ đẩy: Có công nghệ đi kèm nên phải đổi mới, tức là công nghệ ngày càng hiện đại công nghệ mới ra liên tục. Các tập đoàn luôn muốn đổi mới sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ hot vào sản phẩm

2.2. Mô hình: Booz; Allen; Hamilton

2.2.1. 1/ Sản phẩm mới hoàn toàn đối với thế giới

2.2.1.1. Là sản phẩm được phát minh nhầm mang tính chất đột phá so với sản phẩm truyền thống hiệu quả hơn, cách sử dụng dễ dàng hơn.

2.2.1.2. VD: Thomas Edison đã chế tạo bóng đèn điện sợi đốt đầu tiên và qua quá trình cải tiến liên tục ta mới có bóng đèn như ngày hôm nay

2.2.2. 2/ Loại sản phẩm mới

2.2.2.1. Là sản phẩm đã có trên thị trường, vừa là cái đang và tiếp tục phát sinh trong trạng thái biển đổi không ngừng của nhu cầu nó tạo ra nhầm mục đích thoã mãn nhu cầu khách hàng.

2.2.2.2. VD: Từ 1990 - 2000, mọi người chỉ dùng những chiếc điện thoại bàn và điện thoại di động chỉ để nghe gọi thì đến năm 2007 Apple đã cho ra mắt chiếc Iphone màn hình cảm ứng chỉ với một nút home và có thể kết nối internet nó đưa trải nghiệm người dùng lên một tầm cao mới

2.2.3. 3/ Bổ sung cho các dòng sản phẩm hiện có

2.2.3.1. Là sản phẩm hiện có nhưng bằng cách nào sử dụng công nghệ…dính với nhu cầu khách hàng, khi cải tiến các tính năng mới sẽ kích cầu khiến khách hàng từ trạng thái không mua trở nên muốn mua.

2.2.3.2. VD: Đồng hồ bình thường chỉ xem giờ, nhưng bây giờ đã được tích hợp thêm tính năng báo thức, hoặc điện thoại thêm được khả năng chống nước…

2.2.4. 4/ Cải tiến sản phẩm hiện có

2.2.4.1. Là luôn cải tiến phù hợp với tuỳ thời điểm của thị trường khi mà nhu cầu khách hàng càng ngày càng tăng lên. Các doanh nghiệp phải luôn quan sát và lắng nghe thị trường để giữ thị phần cho mình.

2.2.4.2. VD: Từ chiếc tivi màn hình trắng đen và nặng, con người đã cải tiến thành tivi có màu, mỏng nhẹ,..

2.2.5. 5/ Sản phẩm được định vị lại

2.2.5.1. Là làm lại sản phẩm mình của chính mình phù hợp trên thị trường mà vẫn giữ được sự khác biệt so với đối thủ.

2.2.5.2. VD: Điện thoại Blackberry (dạng bàn phím bấm) thuộc top những điện thoại có tính bảo mật cao nhưng do xã hội ngày càng hiện đại người ta ưu chuộng smartphone nên họ định vị lại tạo ra smartphone vẫn giữ được tính bảo mật đó

2.2.6. 6/ Sản phẩm giảm chi phí

2.2.6.1. Việc giảm chi phí có vai trò quan trọng với doanh nghiệp. Đặc biệt thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, sản phẩm để giảm chi phí thì có thể loại bỏ các công năng thừa thãi. Có thể sản xuất ra nhiều hơn hoặc sử dụng công nghệ, chi phí đầu vào…

2.2.6.2. VD: Máy tính xách tay ngày trước to và dày. Xã hội hiện đại thích sự mỏng nhẹ thì nhà sản xuất họ loại ổ đĩa trên laptop để nó mỏng hơn và tiết kiệm được chi phí…

2.3. Mô hình Stage - Gate của Dr. Robert F. Cooper

2.3.1. Một quy trình thường có 4 - 6 giai đoạn. Một mô hình phát triển sản phẩm mới Stage-Gate có những giai đoạn như sau (Cooper, 2001

2.3.1.1. Cổng

2.3.1.1.1. + Cổng 1 (Xét ý tưởng): Đánh giá sớm nhất về các ý tưởng mới nảy ra, trong đó các tiêu chí được sử dụng phổ biến là tính khả thi của dự án, tính hấp dẫn của thị trường, sự xuất sắc của sản phẩm và sự tuân thủ các chính sách của công ty.

2.3.1.1.2. + Cổng 2 (Xét ý tưởng lần hai): Tại cổng này, các đánh giá đã được tiến hành tại Cổng 1 nói chung được lặp lại, nhưng có hệ thống hơn, chặt chẽ và sâu sắc hơn dựa trên thông tin mới thu được trong giai đoạn thu gọn.

2.3.1.1.3. + Cổng 3 (Đi đến phát triển): Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí tài chính để xác định liệu một dự án phát triển sản phẩm có đủ điều kiện để công ty đầu tư tài chính

2.3.1.1.4. + Cổng 4 (Đi đến thử nghiệm): Một đánh giá sửa đổi sau khi phân tích tài chính dựa trên dữ liệu chính xác hơn và các nghiên cứu chi tiết hơn về các kế hoạch hoạt động và tiếp thị

2.3.1.1.5. + Cổng 5 (Đi đến ra mắt): Cổng cuối cùng để xác định liệu một sản phẩm có đủ điều kiện để được tung ra thị trường đại chúng, cổng này có các tiêu chí là mức độ hoàn vốn tài chính cũng như sự phù hợp của kế hoạch ra mắt sản phẩm.

2.3.1.2. Giai đoạn

2.3.1.2.1. + Khám phá: một biện pháp sơ khởi nhằm mục đích tìm kiếm và tạo ra các ý tưởng kinh doanh

2.3.1.2.2. + Thu gọn: một quá trình điều tra ban đầu về các ý tưởng hoặc dự án kinh doanh, giai đoạn này nên được hoàn thành nhanh chóng, chủ yếu là thông qua nghiên cứu tại văn phòng

2.3.1.2.3. + Xây dựng tình huống kinh doanh: một cuộc điều tra chi tiết hơn bao gồm thu thập dữ liệu sơ cấp (cả dữ liệu kỹ thuật và thị trường), và giải thích về sản phẩm và dự án cũng như quy hoạch dự án

2.3.1.2.4. + Phát triển: thiết kế và phát triển thực sự một cấu trúc chi tiết hơn các sản phẩm và quy trình sản xuất mới

2.3.1.2.5. + Thử nghiệm và Xác nhận: thử nghiệm hoặc thí nghiệm trên thị trường và phòng thí nghiệm để xác nhận và xác minh các sản phẩm mới được phát triển

2.3.1.2.6. + Ra mắt: thương mại hóa sản phẩm, bao gồm sản xuất và marketing hết công suất cho sản phẩm đó.

2.4. Mô hình Roy Rothwell

2.4.1. + Giai đoạn 1: Chủ yếu sử dụng công nghệ đẩy: hệ thống R and D, đổi mới sản phẩm

2.4.2. + Giai đoạn 2: Chủ yếu sử dụng cầu - kéo: từ nhu cầu của thị trường tạo ra những sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đó

2.4.3. +Giai đoạn 3: Công nghệ đẩy và cầu kéo có mối liên hệ mật thiết với nhau

2.4.4. + Giai đoạn 4: Không chỉ tương quan giữa công nghệ đẩy và cầu - kéo, ngoài ra còn có sự tham gia của các phòng ban như: công nghệ, nhân sự,… tích hợp hệ thống, sự tham gia của tất cả nguồn lực trong doanh nghiệp (nguồn lực đóng,ở trong công ty )

2.4.5. + Giai đoạn 5: kết nối phía bên ngoài như: khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh,…( nguồn lực mở ,ở ngoài công ty )

3. 3. Các yếu tố đánh giá thành công của đổi mới

3.1. Chiến lược (Strategy)

3.1.1. Sự đổi mới phải phù hợp với chiến lược của tổ chức và liên kết tầm nhìn chung, mục tiêu của tổ chức

3.1.2. Sự thành công của đổi mới sáng tạo đòi hỏi tầm nhìn rõ ràng và sự nhấn mạnh vào định hướng chiến lược thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

3.1.3. Doanh nghiệp phải có chiến lược khai thác sản phẩm, thương mại hóa sản phẩm để có sự đổi mới thành công

3.2. Thời gian, thời hạn (Timing)

3.2.1. Đổi mới cần thời gian dài nhưng nếu biết rút ngắn thời gian sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh

3.2.2. Áp lực cạnh tranh rất lớn, đặc biệt ở lĩnh vực công nghệ.

3.3. Học tập tổ chức

3.3.1. Hoạt động đổi mới luôn có những sai lầm nên phải có sự học tập từ những lỗi sai đó

3.3.2. Hoạt động đổi mới luôn có những sai lầm nên phải có sự học tập từ những lỗi sai đó

3.4. Quản lý tích hợp

3.4.1. Doanh nghiệp phải có sự tích hợp ở nhiều quy trình khác nhau (R&D, nhân sự, marketing, tài chính,...) góp phần tạo nên sự thành công cho đổi mới.

3.5. Năng lực quản lý đổi mới

3.5.1. Mỗi tổ chức sẽ có năng lực quản trị đổi mới khác nhau

3.5.2. Mối quan hệ tích cực giữa năng lực quản lý lên hiệu quả đổi mới sáng tạo, do đó đầu tư nhiều hơn vào năng lực quản lý đồng nghĩa với hiệu quả đổi mới sáng tạo cao hơn

3.5.3. Ví dụ: trong mùa covid-19, mỗi nước sẽ có một năng lực quản lý khác nhau để thích ứng với sự thay đổi đột ngột của môi trường, VN có cách quản lý phù hợp hơn các nước châu Âu nên dịch bệnh được kiểm soát hơn

4. 4. Liệu có thể quản trị được đổi mới?

4.1. Khả năng cốt lõi để quản lý đổi mới

4.1.1. Nhận thấy -> Điều chỉnh -> Tiếp thu -> Tạo ra -> Chọn lựa -> Thực hiện -> Triển khai -> Học tập -> Phát triển tổ chức

4.1.1.1. Đánh giá mức độ sẵn sàng thay đổi

4.1.1.2. Thực hiện kế hoạch quản lý thay đổi tích hợp vào kế hoạch dự án

4.1.1.3. Triển khai các cơ chế

4.1.1.4. Đánh giá thúc đẩy sự thay đổi

4.2. Điểm yếu của thói quen

4.2.1. Rào cản tư duy: Suy nghĩ quá tiêu cực, sợ thất bại

4.2.2. Cứng nhắc: Bảo thủ, thiếu kiên trì, hiếu thắng, thói quen trì hoãn

4.2.3. Lỗi thời: không sẵn sàng cho việc thay đổi, không dám nêu ý kiến