NGỮ DỤNG HỌC

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
NGỮ DỤNG HỌC by Mind Map: NGỮ DỤNG HỌC

1. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ DỤNG HỌC

1.1. Định nghĩa Ngữ dụng học

1.1.1. là một chuyên ngành thuộc ngôn ngữ học và tín hiệu học nghiên cứu về sự đóng góp của bối cảnh tới nghĩa

1.2. Giao tiếp và nhân tố của giao tiếp

1.2.1. KN: -là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (một cá thể hay một nhóm ) tới một chủ thể khác - sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.

1.2.2. Các nhân tố giao tiếp

1.2.2.1. Diễn ngôn

1.2.2.1.1. là sự kiện giao tiếp diễn ra giữa người nói và người nghe (người quan sát…) bằng lời nói, bằng văn viết dưới 2 hình thức bằng lời và không lời

1.2.2.2. Ngữ cảnh

1.2.2.2.1. Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong 1 cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn, đồng thời người nghe (người đọc) dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được lời nói, câu văn

1.2.2.3. Nhân vật giao tiếp

1.2.2.3.1. Nhân vật giao tiếp được hiểu là những người tham ra vào một cuộc trò chuyện. Họ dùng diễn ngôn để giao tiếp với nhau, các diễn ngôn tác động lên nhau, tạo ra một sự giao tiếp qua lại, giữa những người giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân

1.2.2.3.2. Trong một cuộc giao tiếp sẽ có hai vai: + Vai diễn ngôn, nguồn phát (người viết, nói) + Vai tiếp nhận diễn ngôn, nguồn nhận(người nghe, người đoc) Quan hệ liên cá nhân là quan hệ giữa người và người, có hai trục +Trục tung: vị thế xã hội, trục quyền uy cao thấp: chức quyền, địa vị, tuổi tác. +Trục hoành: quan hệ khoảng cách: thân tình và xa lạ.

1.2.3. Các hình thức giao tiếp

1.2.3.1. Không lời

1.2.3.2. Lời nói

2. CHIẾU VẬT VÀ TRỰC CHỈ

2.1. CHIẾU VẬT

2.1.1. KN:là hành động dùng các yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn để suy ra sự vật, hiện tượng thuộc thế giới bên ngoài được nói tới trong một hoàn cảnh nhất định (là quan hệ giữa diễn ngôn với các bộ phận tạo nên ngữ cảnh của nó).

2.1.2. Vai trò

2.1.2.1. điều kiện tiên quyết để hiểu được phát ngôn VD: “Sherlock Holmes là bạn thân của bác sĩ Watson” trong Conan Doyle

2.1.2.2. Xác định tính đúng sai của logic của phát ngôn VD: Băng nổi trên mặt nước, Đường kính hệ thiên hà là 100.000 ánh sáng => luôn luôn đúng, không phụ thuộc vào ngữ cảnh. Trời mưa => tùy thuộc vào không gian, thời gian Tôi đói => tùy thuộc vào người nói là ai

2.1.3. Phân loại

2.1.3.1. Quy chiếu xác định VD: Trận tranh cúp C1 2021, bản sao tờ báo ngày hôm qua, Mai, chòm sao Bắc Đẩu

2.1.3.2. Quy chiếu không xác định VD: Ngôi trường đó rất đẹp

2.1.4. Các phương thức quy chiếu

2.1.4.1. Dùng tên riêng

2.1.4.1.1. Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Tên riêng có tính tương ứng cá thể khác với tên chung có tính tương ứng loại. => biểu thức chiếu vật “lý tưởng”.

2.1.4.1.2. Hiện tượng trùng tên riêng: các cá thể khác nhau trong cùng một hệ quy chiếu được gọi tên bằng một hình thức ngữ âm như nhau.

2.1.4.1.3. phương thức hoán dụ, ẩn dụ => làm cho tên riêng ngày càng có nhiều nghĩa chiếu vật hơn, trở thành một phương thức quy chiếu linh hoạt. VD: Pháp vô địch EURO 2000 Chàng Romeo của mày sao dạo này không thấy đến nữa.

2.1.4.2. Biểu thức chiếu vật miêu tả

2.1.4.2.1. Khái niệm: phương thức sử dụng các từ ngữ miêu tả để giúp người nghe quy chiếu, xác định sự vật được nói đến.

2.1.4.2.2. Chú ý

2.1.4.3. TRỰC CHỈ

2.1.4.3.1. Khái niệm: phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ, phải có sự vật làm mốc.

2.1.4.3.2. Phân loại