Luân Hồi - Trình Bày

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Luân Hồi - Trình Bày by Mind Map: Luân Hồi - Trình Bày

1. Tài liệu của chú William Meader

1.1. Cấu tạo

1.1.1. Và trong chủ đề đầu thai tái sinh, cái đi đầu thai chính là linh hồn, thể nguyên nhân. Khi ta chết, phàm ngã tan rã nhưng linh hồn vẫn tiếp tục.

1.2. ĐỊNH LUẬT CHU KỲ

1.2.1. Định luật chu kỳ được xem như một trong hai hoặc ba định luật vĩ đại nhất trong tất cả các định luật hiện hữu, rằng mọi thứ đều có một chu kỳ. Chúng ta thấy nó hiện diện trong cuộc sống, sự tuần hoàn của ngày và đêm, của các mùa trong năm, các vòng đời sinh và tử và sự đến và đi của mọi thứ. Các chu kỳ nhỏ nằm trong các chu kỳ lớn và đến lượt chúng lại nằm trong những chu kỳ vĩ đại hơn nữa

1.2.1.1. Khi sống và lâm phàm nhập thế, chúng ta đang ở trong chu kỳ biểu hiện, tinh thần giáng hạ đi vào vật chất, manvantara. Khi chết, sự sống tự thu rút khỏi hình tướng và quay trở về thể nguyên nhân, và đối với một số người, thậm chí trở về chân thần, và đó là hành trình trở về, pralaya, chu kỳ quy nguyên.

1.2.1.2. Mỗi ngày khi bạn đi ngủ, bạn đi vào pralaya, và mỗi sáng thức dậy, bạn đi vào manvantara (của một ngày trên trái đất). Như thế, có những chu kỳ nằm trong những chu kỳ.

1.3. Luân Hồi

1.3.1. khi cái chết xảy đến, những trải nghiệm được lưu giữ trong tâm thức phàm ngã được chuyển vào thể nguyên nhân và rồi được chuyển hóa thành minh triết mới mà bạn sẽ mang theo với mình sang kiếp sống kế tiếp.

1.3.1.1. Khi bạn chết, toàn bộ sợi tuyến được rút lên trở về và ba nguyên tử trường tồn này bắt đầu chuyển giao những trải nghiệm tích cực, tốt đẹp vào thể nguyên nhân và chúng trở thành minh triết mới, một năng lực mới. Đó là cách minh triết được đưa vào thể nguyên nhân và chúng được lưu lại trong đó cho kiếp sống tiếp theo của bạn. Nhưng thể nguyên nhân chỉ thu lấy những trải nghiệm tích cực, nó không chấp nhận điều tiêu cực. Sự bất hòa không được cho phép trong thể nguyên nhân.

1.3.1.2. Một trải nghiệm rất tích cực và phúc lạc được gọi là Devachan (Cõi Thiên Đàng, Cõi Trời Chân Phúc, Cực Lạc), đó là khoảng thời gian giữa các kiếp sống (sau khi chết và trước khi đầu thai kiếp mới) khi tất cả những phẩm tính tích cực được chuyển giao vào thể nguyên nhân của bạn, từ những nguyên tử trường tồn đó. Và bạn sẽ ở trong trạng thái đó cho đến khi quá trình chuyển giao được hoàn thành. Khi đó, linh hồn bắt đầu suy ngẫm về cuộc lâm phàm trong kiếp sống tiếp theo của nó và bắt đầu xướng lên chủ âm, nhìn xuống và chuẩn bị bắt đầu cho hơi thở ra lần nữa.

1.3.2. Mỗi kiếp lâm phàm, bạn sẽ có một thể nguyên nhân được gia tăng thêm tốt hơn và có thêm nhiều minh triết hơn trước đó. Hãy nhớ rằng, thể nguyên nhân là nơi lưu trữ minh triết mà bạn đã thu đạt qua vô số các kiếp lâm phàm nhập thế.

1.3.2.1. bạn không tự do thoát khỏi luân hồi cho đến khi bạn đạt tới cuộc điểm đạo lần thứ tư

1.3.2.1.1. đó là khi bạn đạt tới sự hoàn thiện và bạn đã hóa giải tất cả những nghiệp quả cá nhân mà bạn đã tạo ra trong suốt toàn bộ lịch sử các kiếp sống lâm phàm của bạn.

1.3.2.2. mỗi kiếp đầu thai lâm phàm là một quá trình cố gắng hóa giải nghiệp quả để trở nên hài hòa hơn vào tổng thể lớn hơn.

1.3.2.3. Trước khi linh hồn đầu thai nhập thế, những sợi tuyến sutratma và antahkarana này được lưu trữ trong thể nguyên nhân, và ba nguyên tử trường tồn là một phần của nó. Khi quá trình lâm phàm bắt đầu, sợi tuyến này được mở rộng vào các cõi trí, cõi cảm dục và cõi hồng trần và những nguyên tử trường tồn này được đặt một cách chủ động vào những cõi đó.

1.3.2.3.1. Các nguyên tử trường tồn có từ tính, chúng thu hút chất liệu vào chúng.

1.3.2.3.2. chức năng đầu tiên của các nguyên tử trường tồn là giúp xây dựng chiếc áo phàm ngã tam phân với thể xác – dĩ thái, thể cảm dục và thể hạ trí.

1.3.2.3.3. Chức năng thứ hai của các nguyên tử trường tồn qua suốt toàn bộ kiếp sống của bạn, đó là lưu giữ lại những rung động từ trải nghiệm đời sống.

1.3.2.3.4. Nhưng những rung động tiêu cực vẫn lưu giữ trong các nguyên tử trường tồn.

1.4. Ví dụ

2. Khi hoàn toàn không còn tham lam, hành giả thấu hiểu luật tái sinh(Câu 39 Quyển 2 ASCLH)

2.1. chính việc ham muốn một loại hình tướng nào đó khiến cho tinh thần phải lâm phàm

2.2. Chúng ta tự tạo nên xiềng xích cho chính mình trong lò lửa dục vọng, và lòng khao khát những sự vật, các kinh nghiệm khác nhau cũng như đời sống hình thể

2.3. Khi hành giả vun bồi sự an vui, hài mãn, thì các xiềng xích kể trên từ từ tiêu tan, và y không tạo thêm những ràng buộc nào khác.

3. Luân Hồi được nói trong phần Cự Giải (CTHNM)

3.1. Vấn đề Luân Hồi hiện nay (p357-CTHNM)

3.1.1. Toàn bộ vấn đề luân hồi hiện nay chỉ được hiểu rất ít.

3.1.2. các đường nét rộng lớn chung của tiến trình luân hồi đã phần lớn bị bỏ sót.

3.2. 2 qui luật (p366-CTHNM)

3.2.1. Cho đến nay dường như chỉ có hai qui luật được thừa nhận liên quan đến việc một chân ngã quay trở lại (return) với việc luân hồi ở cõi trần

3.2.1.1. Trước tiên là nếu sự hoàn thiện đã không được đạt đến, thì bấy giờ linh hồn phải quay lại và tiếp tục tiến trình làm hoàn thiện trên Địa Cầu (the Earth).

3.2.1.2. Thứ hai là xung lực dẫn dắt chân ngã đến hành động như thế là hình thức nào đó của ước muốn chưa được thỏa mãn

3.2.2. Cả hai lý giải này đều đúng một phần

3.2.2.1. chúng chỉ có bản chất phụ thuộc và được diễn đạt bằng các thuật ngữ của ba cõi tiến hóa của con người, của ý định phàm ngã và của các ý niệm về thời gian - không gian (timespace concept).

3.3. Quan điểm của Chân Sư (p366-CTHNM)

3.3.1. Về cơ bản, không phải cái ham muốn thúc đẩy quay lại, mà là ý muốn và hiểu biết về Thiên cơ.

3.3.2. Không phải là nhu cầu để đạt được một sự hoàn thiện cuối cùng mới thúc đẩy/động viên (goads) chân ngã đi vào kinh nghiệm trong hình hài, vì chân ngã đã sẵn hoàn thiện (ego is already perfect). Động cơ chính là hy sinh và phụng sự cho các sinh linh thứ yếu đang tùy thuộc vào nguồn cảm hứng cao siêu (mà hồn thiêng (hồn tinh thần) có thể mang lại) và sự quyết tâm mà các sinh linh này cũng có thể đạt được tình trạng hiểu biết tương đương với tình trạng của linh hồn hy sinh

3.3.2.1. Sinh linh thứ yếu ở đây là gì? Có phải các chất tạo ra các thể? Ở mức cao hơn là con người trong 1 tổng thể của nhân loại?

3.3.3. Sau rốt, chính là để phủ nhận ý niệm không gian – thời gian, và để chứng minh nó là một ảo tưởng mà cánh cửa trong Cancer mở ra cho linh hồn biết hy sinh, phụng sự.

3.3.4. Hãy luôn ghi nhớ ý tưởng này trong trí khi bạn nghiên cúu vấn đề tái sinh

3.3.5. 1 số nhận xét khác

3.3.5.1. sự tái sinh (rebirth) và luân hồi (reincarnation) đều là các thuật ngữ sai lầm/lừa dối (misleading terms)

3.3.5.1.1. “sự thôi thúc theo chu kỳ” (“cycle impulsion”), “sự lặp lại có mục tiêu sáng suốt” (“intelligent purposeful repetition”), và “nội linh khí hữu ý và ngoại linh khí hữu ý” (“conscious in-breathing and out-breathing”) sẽ mô tả chính xác hơn tiến trình vũ trụ này.

3.3.5.2. Bạn khó mà hiểu được ý tưởng về chủ đề này và chắc hẳn vẫn tương đối khó hiểu cho đến khi nhận được điểm đạo.

3.3.5.3. Nói về mặt huyền bí, điểm đáng quan tâm nhất nằm trong sự kiện là chính sự tái sinh theo nhóm (group rebirth) lúc nào cũng xảy ra, và sự luân hồi của cá nhân chỉ có thể xảy ra vào biến cố trọng đại này.

3.3.5.3.1. Đa số con người không biết đến hoặc quên mất điều này, vì sự chú ý mạnh mẽ và ích kỷ vào kinh nghiệm và cách sống cá nhân, đã hiện rõ trong các chi tiết dựa trên suy đoán liên quan đến việc quay lại của cá nhân, được đưa ra trong các sách được gọi là thuộc huyền linh học, đa số đều thiếu chính xác rất nhiều, và chắc chắn là không quan trọng.

3.3.5.3.2. Các nhóm linh hồn bước vào luân hồi theo chu kỳ và chung với nhau để xúc tiến, đẩy mạnh Thiên Cơ, và giúp cho sự tác động lẫn nhau đó tiến hành giữa tinh thần với vật chất, hầu giúp cho sự biểu lộ có thể xảy ra

3.3.5.3.3. Điểm then chốt đưa tới việc hiểu biết các yếu tố luân hồi bù đắp này nằm trong năng lực về trực giác sắp đến để nhận ra các nhóm đang luân hồi, vì các nhóm chứ không phải các cá nhân, qua các tính chất về cung của chúng, và chính là dành cho mục đích này mà Tôi đã đưa ra trong quyển Vận Mệnh của các Quốc Gia (Destiny of the Nations) một sự diễn đạt về các cung đang chi phối một số quốc gia. Các nhóm bị chi phối bởi các cung thiên tượng (astrological signs) và bởi các cung năng lượng (rays) cũng như các cá nhân đang bị chi phối, và các cung này tác động đến chúng xuyên qua các hành tinh đang thống trị.

3.3.5.3.4. Lịch sử của tương lai sẽ là lịch sử của các kế hoạch tiến hóa của Thượng Đế, khi chúng được thể hiện qua việc các nhóm chân ngã phụng sự, các nhóm này sẽ đi vào lâm phàm trên cõi trần dưới ảnh hưởng của “lưỡng nguyên thiêng liêng” để xúc tiến sự phát triển của các sự sống vốn tạo ra hình hài qua những gì mà thiên tính (divinity) đang tìm cách thể hiện đầy đủ.

3.3.5.3.5. Các nhóm (P44-Tham Thiền Huyền Môn)

3.3.5.3.6. Ở đây chúng ta có một manh mối cho câu hỏi: Chúng ta tập hợp ở đây để làm gì?

3.3.5.4. Khi Thiên Cơ (theo như Thánh Đoàn nhận thức) trở nên quen thuộc hơn trong các mục tiêu của nó và cách hoạt động của nó trên cõi sự sống bên ngoài, chúng ta sẽ chứng kiến một thay đổi hoàn toàn trong việc trình bày về giáo huấn liên quan đến Luật Tái Sinh.

3.3.5.4.1. Chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn sự tổng hợp hiện có của:

3.3.5.4.2. khi được nhận thức bằng trực giác một cách chính xác, việc này sẽ tạo ra một khai mở, và một sự trình bày về chủ đề trừu tượng này nằm ngoài bất cứ điều gì vào lúc này được con người nhận biết được.

3.3.5.5. Người ta sẽ thấy rằng, luân hồi thật ra là một sự tương tác huyền diệu và có tính thu hút giữa khía cạnh hình hài của sự sống và chính sự sống

3.3.5.5.1. Sự tương tác này được linh hồn đảm trách một cách cố ý,

3.3.5.5.2. Cách trình bày trên tự nó rất phức tạp và khó hiểu; tuy nhiên, nó diễn tả một sự kiện có ý nghĩa mà Cổ Luận diễn đạt như sau:

3.3.6. Điều kiện để hiểu về Luân Hồi

3.3.6.1. Một hiểu biết sáng suốt về Thiên Cơ là cần thiết trước khi chân lý thực sự về luân hồi có thể xuất hiện rõ ràng trong ý thức quần chúng.