Chương I: Đối tượng và phương pháp của kinh tế Mác-Lênin

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Chương I: Đối tượng và phương pháp của kinh tế Mác-Lênin by Mind Map: Chương I: Đối tượng và  phương pháp của kinh tế  Mác-Lênin

1. III, Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lenin.

1.1. 1, PP duy vật biện chứng ( phản ánh biện chứng khách quan bên trong cuộc sống ) là xem xét các hiện tượng và quá trình KT trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, phủ định và kế thừa nhau, vận dụng và phát triển không ngừng.Là PP nhận thức khoa học nhằm nghiên cứu 1 cách sâu sắc ,vạch rõ bản chất của các hiện tượng KT-XH.

1.2. 2, PP trừu tượng hóa khoa học là PP loại bỏ khỏi quá trình và hiện tượng được nghiên cứu những cái đơn nhất để nắm bắt được bản chất của hiện tượng , tìm ra những phạm trù và quy luật phản ánh bản chất ấy.

1.3. 3, PP loogic kết hợp với PP lịch sử . Phương pháp này đòi hỏi khi nghiên cứu các quan điểm kinh tế phải gắn với lịch sử, phải phân chia thành các giai đoạn phát triển của chúng, không dùng tiêu chuẩn hiện tại để đánh giá ý nghĩa của các quan điểm kinh tế đó.

2. IV. Chức năng , vị trí , ý nghĩa của kinh tế chính trị Mac-Lenin.

2.1. 1. Chức năng

2.1.1. a ) Chức năng nhận thức: Nhằm phát hiện bản chất của các hiện tượng, qua trình KT khách quan và các quy luật chi phối sự vận động giúp con người vận dụng các quy luật 1 cách hiệu quả nâng cao KTXH.

2.1.2. b ) Chức năng tư tưởng: Thể hiện tính giai cấp, Trước những hiện tượng và quá trình kinh tế, nhận thức của mỗi người rất khác nhau do địa vị và lập trường giai cấp của họ quyết định. Mỗi học thuyết kinh tế đều đứng trên một lập trường nhất định, bảo vệ lợi ích của giai cấp nhất định, phê phán hoặc biện hộ cho một chế độ xã hội nhất định.

2.1.3. c ) Chức năng thực tiễn Nhận thức nhằm phục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người, nghiên cứu cơ chế vận dụng, phương pháp và hình thức vận dụng chúng cho phù hợp với thực tiễn.

2.1.4. d ) Chức năng phương pháp luận Cung cấp cơ sở lý luận khoa học cho các môn khoa học kinh tế khác như kinh tế chính trị, kinh tế học, quản lý kinh tế, các môn khoa học kinh tế ngành đặc biệt là các môn khoa học liên quan đến kinh tế thị trường như: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, thương mại quốc tế, marketing,... Cung cấp tri thức làm cơ sở cho đường lối chính sách kinh tế của các nước.

2.2. 2, Vị trí, ý nghĩa của kinh tế chính trị,

2.2.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhằm giúp cho người học hiểu sâu, rộng, có nguồn gốc về những vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế chính trị Mác – Lênin nói riêng

2.2.2. Đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

3. I. Sx của cải vật chất là cơ sở của đời sống XH.

3.1. 1, Các yếu tố cơ bản của nền sản xuất xã hội ( SXXH )

3.1.1. Lao động : là hoạt động có mục đích, ý thức của con người nhằm đáp ứng như cầu của mình.

3.1.2. Đối tượng LĐ : là những gì con người tác động vào nhằm biến đổi để phù hợp với mục đích.

3.1.2.1. Trong tự nhiên : là đối tượng của ngành CN khai thác.

3.1.2.2. Đã qua chế biến ( có sự tác động của LĐ )

3.1.3. Tư liệu LĐ : trong TLLĐ thì Công cụ LĐ đóng vai trò quan trọng nhất. Đối tượng LĐ + Tư liệu LĐ = Tư liệu SX. LĐ con người => Tư liệu SX => SX

3.2. 2, LLSX và quan hệ SX : mối quan hệ Người - người , người - tự nhiên, nó biểu hiện thành quan hệ giữa 2 mặt của nền SXXH.

3.2.1. LLSX : Gồm có tư liệu SX và người LĐ có kinh nghiệm, tri thức sản xuất.Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Con người đóng vai trò quyết định đối với SX.

3.2.2. Quan hệ SX : là quan hệ KT giữa Người- người trong quá trình SX và tái SX .

3.2.2.1. Người - người trong việc chiếm hữu tư liệu SX.

3.2.2.2. Người - người trong tổ chức trong việc trao đổi hoạt động với nhau.

3.2.2.2.1. SX , phân phối, trao đỏi và tiêu dùng hợp thành một thể thống nhất trong quá trình SXXH.

3.2.2.3. Người - người trong việc phân phối sản phẩm.

3.2.3. Mối quan hệ giữa LLSX và quan hệ SX : chúng tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng trong một phương thức SX.

4. II. Đối tượng của kinh tế chính trị

4.1. Sự ra đời và phát triển của Kinh tế Chính Trị

4.1.1. CNTB => CNTB độc quyền , khủng hoảng của nền kinh tế TBCN. Được ra đời từ những năm 40 của thế kỷ 19 và được bổ sung phát triển

4.2. Đối tượng của kinh tế chính trị Mác-Lenin

4.2.1. Quan hệ SX, các quy luật chi phối quá trình SX, phân phối và trao đổi của cải vật chất trong XH ở các giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau.