BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG by Mind Map: BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

1. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1.1. Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, ta không nên dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó.

1.1.1. Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của khoa học nhận thức nói riêng là phải vạch ra được bản chất của sự vật. Còn trong hoạt động tực tiễn, cần dựa vào bản chất chứ không phải dựa vào hiện tượng.

1.1.1.1. Vì bản chất tồn tại khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ có thể tìm ra bản chất sự vật ở bên trong sự vật ấy chứ không phải ở bên ngoài nó. Khi kết luận về bản chất của sự vật, cần tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện.

1.1.1.2. Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm ra cái bản chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng.

1.2. Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau.

1.2.1. Sở dĩ như vậy vì hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất.

2. kHÁI NIỆM

2.1. Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng

2.1.1. Ví dụ: Bản chất của tiền tệ là vật trung gian môi giới của việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

2.2. Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hính thức thể hiện của bản chất đối tượng

2.2.1. Ví dụ: Màu da của người là trắng, vàng hay đen là hiện tượng, là vẻ ngoài.

3. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

3.1. Bản chất và hiện tượng là hai mặt vừa thống nhất vừa đối lập nhau.

3.1.1. Sự thống nhất:

3.1.1.1. Bản chất bộc lộ qua hiện tượng. Hiện tượng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.

3.1.1.2. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng cũng mất đi

3.1.1.3. => Bản chất và hiện tượng không tồn tại cách biệt nhau.

3.1.2. Sự đối lập

3.1.2.1. Bản chất là cái chung, cái tất yếu, hiện tượng là cái riêng biệt phong phú, đa dạng.

3.1.2.2. Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài.

3.1.2.3. Bản chất là cái ổn định, hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi

3.2. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan bất kể con người có nhận thức dược hay không

3.2.1. Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định. Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật.

3.2.2. Sự vật tồn tại khách quan. Mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại ở bên trong sự vật, do đó, đương nhiên là chũng cũng tồn tại khách quan.

3.2.3. Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại khách quan.