QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRỌNG DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH là hệ thống các triết lý, ...

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRỌNG DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng để thu hút, đào tạo và duy trì phát triển sức lao động con người của doanh nghiệp lữ hành nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả dn lẫn tvienn. Là một phần của quản trị kinh doanh, nó có liên quan tới con người trong công việc và các quan hệ của họ, làm cho họ có thể đóng góp tốt nhất vào sự thành công của doanh nghiệp lữ hành (By Quynh Tram - 11195167) by Mind Map: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRỌNG DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH                     là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng để thu hút, đào tạo và duy trì phát triển sức lao động con người của doanh nghiệp lữ hành nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả dn lẫn tvienn. Là một phần của quản trị kinh doanh, nó có liên quan tới con người trong công việc và các quan hệ của họ, làm cho họ có thể đóng góp tốt nhất vào sự thành công của doanh nghiệp lữ hành                   (By Quynh Tram - 11195167)

1. Thuyết Z và nhân lực quản trị nhân lực trong DNLH

1.1. Khái niệm chung: Là một Nhật Bản đặc trưng quản lý mô hình . Mô hình này cho rằng sự tư duy, sự thông minh không phải bằng kỹ thuật hay công cụ quản lý hiện đại mà bằng một cách nhìn nhân văn của người quản lý đối với người bị quản lý

1.2. Đặc điểm đặc trưng

1.2.1. Đảm bảo đời sống và công tác lâu dài cho người lao động, tạo được bầu không khí gia đình trong tổ chức

1.2.2. Đảm bảo tính công bằng với tất cả nhưng người lao động có năng lực như nhau, bình đẳng về điểm xuất phát

1.2.3. Khi thăng tiến phải có từng thời điểm, theo quá trình công tác của người lao động

1.2.4. Phải trải qua quá trình đảm trách công việc ở các lĩnh vực khác nhau

1.2.5. Luôn biết đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích cá nhân

1.2.6. Luôn đặt niềm tin vào người lao động để tạo cho mỗi thành viên tự khẳng định vai trò, vị trí của mình trong tổ chức

1.2.7. Tạo cho người lao động có cùng trách nhiệm, tham gia vào việc ra các quyết định

1.3. Lợi ích

1.3.1. Giúp các nhà quản trị có các biện pháp thích hợp để tạo động lực cho thành viên

1.3.2. Tạo ra các giá trị văn hóa cho doanh nghiệp

1.3.3. Nhân viên công ty có động lực làm việc sáng tạo, tích cực hơn

1.4. Nội dung

1.4.1. Tính thân mật là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường lành mạnh

1.4.2. sự tinh tế trong các mối quan hệ ứng xử đem lại cho cuộc sống hiệu quả hơn, cân bằng hơn và chất lượng hơn

1.4.3. Năng suất đi đôi với niềm tin

1.4.4. Nêu cao tính cộng đồng, mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người

2. Phương pháp quản lý định hướng khách hàng

2.1. Mục đích: Để doanh nghiệp lữ hành có đội ngũ lao động tiếp xúc phụ vụ khách hàng làm việc tốt hơn

2.2. Đặc điểm

2.2.1. Mong muốn của khách hàng và sự thỏa mãn các mong muốn của họ là nguyên nhân điều khiển hành vi của doanh nghiệp lữ hành

2.2.2. Giám sát viên thưởng, phạt nhân viên trực tiếp phục vụ khách hàng dựa vào kết quả công việc, lòng nhiệt tình và mức độ thỏa mãn mong muốn của KH chứ không phải dựa vào luật lệ của doanh nghiệp.

2.2.3. Nhân viên tiếp xúc với khách hàng được giao quyền hạn để có những quyết định chớp được khoảnh khắc vàng chứu không phải đợi cấp trên cho phép. Nhân viên phải tôn trọng khách hàng

2.2.4. Nhà quản lý cấp cao có được trông tin liên tục đầy củ, thông tin định tính về khách hàng, đối tác do nhân viên tiếp xúc, phục vụ cấp

2.2.5. Nầu sử dụng công nghệ thông tin cao vì phải xử lý nhiều thôn tin trong một thời gian ngắn phục vụ cho quản lý điều hành

3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quản trị nhân lực của DNLH

3.1. Quy mô của DNLH: Quy mô càng lớn, số lượng nhân viên càng lớn, các loại dịch vụ càng đa dạng, chuyên môn hóa công việc càng cao thì công việc QTNNL đặt ra càng khó khăn hơn

3.2. Thị trường mục tiêu của DNLH: Mỗi thị trường có một cách quản lý khác nhau

3.3. Môi trường pháp lý về lao động và quản lý, sử dụng lao động: Công tác QTNNL cần phải thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật hiện hành

3.4. Trình độ, năng lực, tư duy của người quản lý: Người quản lý là chủ thể của công tác QTNNL nên trình độ, năng lực, tư duy của người quản lý là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng hầu hết đến hoạt động QTNNL, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ thể bị quản trị

3.5. Các đặc điểm của lao động trong KDLH: Tổng giám đôc, phòng tài chính, cổ phần, hệ thống các đại lý, marketing,....

4. Bộ phận QTNNL của DNLH

4.1. Vai trò

4.1.1. Thực hiện chức năng về quản lý và công tác đào tạo bồi dưỡng người lao động của DNLH

4.1.2. Chịu trách nhiệm quan hệ phối hợp nhân lực trong nội bộ HN, tạo điều kiện tốt cho mọi người làm việc theo đúng chức danh mà cá nhân đảm nhận

4.1.3. Nải quyết tất cả vấn đề có liên quan tới con người gắn với công việc của họ

4.1.4. Là một bộ phận không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh

4.2. Mục tiêu

4.2.1. sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh

4.2.2. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa năng lực

4.2.3. Xây dựng đội ngũ người lao động có chất lượng cao đáp ứng được tư tưởng quản lý và phát triển của doanh nghiệp.

4.3. Nguyên tắc QTNNL của DNLH

4.3.1. Định hướng vào khách hàng

4.3.2. Nguyên tắc về thang bậc trong quản lú

4.3.3. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý và điều hành

4.3.4. nguyên tắc ủy quyền

4.3.5. nguyên tắc tạo cơ hội bình đẳng

4.3.6. Nguyên tắc tự đào thải

4.4. Chức năng QTNNL của DNLH

4.4.1. Đào tạo, phát triển năng lực của nhân viên. Đảm bảo trình độ, năng lực của nhân viên được phát huy tối đa

4.4.2. Duy trì nguồn nhân lực: Kích thích, động viên nhân viên làm việc và duy trì phát triển mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp lữ hành

4.4.3. Thu hút nguồn nhân lực: Bảo đảm đủ số lượng NNL, tuyển dụng bổ sung NNL khi thiếu

4.5. nhiệm vụ của bộ phận QTNNL

4.5.1. Xác định cơ cấu tổ chức bộ máy của DN và định biên lao động ở các bộ phận trong DNLH

4.5.2. Lập kế hoạch và thực hiện việc tuyển dụng lao động

4.5.3. Phối hợp với các booj phận khác xây dựng chức trách cho từng chức danh, các quy định chuẩn hóa quy trình và thao tác kỹ thuật, các mỗi quan hệ cho từng bộ phận trong doanh nghiệp

4.5.4. Quy định chế độ và thực hiện đánh giá công việc của từng chức danh mà người lao động đảm nhiệm

4.5.5. Đề ra và chấp hành chế độ quản lý người lao động

4.5.6. Tham gia biên soạn và sửa chữa quy chế, điều lệ của doanh nghiệp

4.5.7. Thực hiện công tác lao động tiền lương, phúc lượi, bảo hiểm, bảo hộ lao động, quản lý công tác bồi dưỡng và đào tạo người lao động

4.5.8. Thực hiện công tác quản lý hành chính khác

4.6. Các loại quy chế QTNNL

4.6.1. Quy chế tuyển dụng

4.6.2. Quy chế duyệt, điều động và thăng tiến

4.6.3. Quy chế duyệt, biện pháp xử lý kỷ luật

4.6.4. Quy chế về chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng lao động

4.6.5. Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên

4.6.6. Quy chế về việc chấm công cho người lao động

4.6.7. Quy chế về làm việc thêm giờ

4.6.8. Quy chế về ngày nghỉ của cán bộ nhân viên

4.6.9. Quy chế về tiên lương, tiền thưởng

4.6.10. Quy chế về in ấn

4.6.11. QUy chế bảo mât

4.6.12. Quy chế về bồi dưỡng đào tạo

4.6.13. Quy chế bình chọn thi đua, khen thưởng

4.6.14. Quy chế về khám chưa x bệnh cho người lao động của DN

5. Nội dung quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp lữ hành

5.1. Lập kế hoạch - Tiến trình triển khai thực hiện các kế hoạch và các chương trình nhằm bảo đảm cơ quan có đủ số lượng, đúng người đúng viêc

5.1.1. Công việc

5.1.1.1. B1: Đề ra nhu cầu và dụ báo nhu cầu

5.1.1.2. B2: Đề ra chính sách và kế hoạch

5.1.1.3. B3: Thực hiện kế hoạch

5.1.1.4. B4: Kiểm tra và đánh giá

5.2. Phân tích nhiệm vụ

5.2.1. Tiến trình

5.2.1.1. B1: Xác định mục tiêu phân tích công việc, nguồn thông tin

5.2.1.2. B2: Thu thập thông tin cơ bản

5.2.1.3. B3: Lựa chọn các công việc tiêu biểu

5.2.1.4. B4: Thu thập thông tin phân tích công việc

5.2.1.5. B5: Kiểm tra, xác minh tính chính xác của thông tin

5.2.1.6. B6: Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc

5.2.2. Phân tích nhiệm vụ là thu thập và xử lý các thông tin về công việc một cách hệ thống

5.3. Mô tả công việc

5.3.1. Cấu trúc: bao gồm chức danh, bộ phận, người lãnh đạo trực tiếp, các nhiệm vụ chính, các nhiệm vụ phụ, các mối quan hệ, quyền hạn, thời gian và điều kiện làm việc

5.3.2. Mô tả công việc là cung cấp thông tin về các nhiệm vụ cụ thể của một công việc, điều kiện làm việc. Xác định các việc cần phải làm, tại sao phải làm, làm ở đâu và mô tả ngắn gọn cách làm như thế nào

5.4. Tuyển mộ và tuyển chọn

5.4.1. Thu hút, tuyển thêm nhân viên cong thiếu

5.5. Bổ nhiệm và giao việc: Giao việc đúng người đúng việc

5.6. Tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện

5.7. Lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp. trong thực tế có rất nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc khác nhau và không có phương pháp nào tốt nhất cho tổ chức. Chính vì vậy cần sử dụng phương pháp thích hợp vì khi sử dụng sai sẽ dẫn đến tình trạng không công bằng hoặc làm cho các quyết định khen thưởng thiếu chính xác.

5.8. Huấn luyện

5.9. Quản lý phân phối thu nhập của người lao động

5.10. Nghiên cứu thực hiện và vận dụng luật lao động

5.11. Người lao động bỏ việc và chấm dứt hợp đồng lao động

5.12. Chi phí lao động và năng suất

5.13. Quản lý con người