NHẬT BẢN

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
NHẬT BẢN by Mind Map: NHẬT BẢN

1. Nhật bản từ đầu TK XIX đến trước năm 1868

2. Cuộc Duy tân Minh Trị

3. Nội dung cải cách

4. Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

5. Kinh tế: thống nhất thị trường, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tần, đường sá, cầu cống,...

6. Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

7. Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.

8. Ý nghĩa

9. Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.

10. Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở Châu Á.

11. Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để

12. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

13. Hình thành các công ty độc quyền: Mitsubisi,... chi phối đời sống, kinh tế, chính trị.

14. Đầu thế kỉ XX, đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược để trở thành đế quốc hùng mạnh nhất ở Châu Á.

15. Nông nghiệp: Lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa, đói kém thường xuyên.

16. Chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đã lâm vào khủng hoảng suy yếu

17. Công nghiệp: Kinh tế hàng hóa phát triển, tạo điều kiện cho mầm mấng kinh tế TBCN phát triển.

18. Kinh tế

19. Chính trị: giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫ là nước phong kiến , Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Shogun (Tướng quân)

20. Xã hội: giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành, có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

21. Các nước tư sản phương Tây, trước tiên là Mĩ đe dọa xâm lược Nhật Bản. Trước nguy cơ bị xâm lược. Nhật bản hoặc duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ hoặc phải cải cách, duy tân đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

22. Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hóa. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao, dẫn tới Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập (1901).

23. Chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản được gọi là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến.