Bài 4: DAO ĐỘNG TẮT DẦN DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Bài 4: DAO ĐỘNG TẮT DẦN DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC by Mind Map: Bài 4: DAO ĐỘNG TẮT DẦN DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

1. DAO ĐỘNG TẮT DẦN

1.1. Khái niệm

1.1.1. - Có biên độ (cơ năng) giảm dần theo thời gian. - Dao động tắt dần là do lực ma sát và lực cản của môi trường.

1.2. Đặc điểm

1.2.1. - Biện độ giảm dần - Tần số: f0 - Có lực cản

1.3. VD

1.3.1. Gảy một chiếc dây đàn, nó sẽ dao động rồi tắt dần

1.4. Ứng dụng

1.4.1. Các thiết bị đóng cửa tự động, giảm xóc ô tô,...

2. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

2.1. Khái niệm

2.1.1. - Chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn với tần số f, giữ cho dao động không bị tắt. - Khi ấy dao động có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức

2.2. Đặc điểm

2.2.1. - Biên độ không đổi: A Phụ thuộc vào: biên độ của lực cưỡng bức; độ chênh lệch giữa tần số dao động riêng và tần số của lực cưỡng bức và lực cản của môi trường. - Tần số: f - Có lực cản

2.3. VD

2.3.1. Chiếc xe chuyển động thẳng đều trên đoạn đường có các ghờ giảm tốc cách đều nhau một khoảng s.

2.4. Ứng dụng

2.4.1. Dao động của cân rung, mạch chọn sóng trong đài FM,...

3. DAO ĐỘNG DUY TRÌ

3.1. Khái niệm

3.1.1. Có biên độ không đổi mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng

3.2. Đặc điểm

3.2.1. - Biên độ không đổi: A - Tần số: f0 - Có lực cản

3.3. VD

3.3.1. Những người chơi đu duy trì dao động của chiếc đu

3.4. Ứng dụng

3.4.1. Dao động của con lắc đồng hồ.

4. HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG

4.1. Định nghĩa

4.1.1. Là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động.

4.2. Điều kiện

4.2.1. f=f0

4.3. Ứng dụng

4.3.1. Hộp đàn của đàn ghita là hộp cộng hưởng làm cho âm thanh to hơn,...