Get Started. It's Free
or sign up with your email address
MẠCH ĐIỆN TỬ by Mind Map: MẠCH ĐIỆN TỬ

1. Ứng dụng thực tế

1.1. Hệ thống cảnh báo trộm xe bằng âm thanh

1.2. Ánh sáng cho xe đạp

1.3. Đèn ngủ tự động và báo thức

1.4. Điều khiển đèn bằng cách sờ tay

2. Khái niệm

2.1. Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp các linh kiện điện tử với các bộ phận nguồn, dây dẫn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kĩ thuật điện tử.

3. Phân loại

3.1. Theo chức năng và nhiệm vụ

3.1.1. Mạch khuếch đại

3.1.1.1. Là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử để khuếch đại tín hiệu điện về mặt điện áp, dòng điện, công suất,.

3.1.2. Mạch tạo sóng hình sin

3.1.2.1. Tạo ra tín hiệu sin chuẩn về biên độ và tần số thường dùng làm nguồn tín hiệu để kiểm tra các đặc tính của linh kiện, các mạch khuếch đại và các thiết bị điện tử khác

3.1.3. Mạch tạo xung

3.1.3.1. Là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử để biến đổi năng lượng của dòng điện một chiều thành năng lượng dao động điện có dạng xung và tần số theo yêu cầu

3.1.4. Mạch nguồn chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp

3.1.4.1. Là loại mạch dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Trong mạch chỉnh lưu lại gồm hai loại là mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ và toàn chu kỳ.

3.2. Theo phương thức gia công, xử lí tín hiệu

3.2.1. Mạch điện tử tương tự

3.2.1.1. Là loại mạch điện tử chuyên xử lý các tín hiệu có giá trị biến đổi liên tục theo thời gian hay các tín hiệu tương tự.

3.2.2. Mạch điện tử số

3.2.2.1. Là một mạch điện tử có tín hiệu biến đổi rời rạc, không liên tục. Mạch điện tử kỹ thuật số được biểu diễn bởi hai mức tín hiệu là “0” và “1”. Mức tín hiệu 0 là mức thấp có điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 0V. Mức tín hiệu 1 là mức cao với điện áp có giá trị lớn hơn 0V. Đặc biệt trong miền boolean mạch điện tử này sẽ được biểu diễn bởi hai giá trị “true” và “false”.