1. Câu 1
1.1. Khái niệm nhóm: Nhóm là một nhóm người có kỹ năng hỗ trợ nhau họ cam kết thực hiện một mục đích,mục tiêu chung
1.2. Khái niệm làm việc nhóm: Làm việc nhóm là khả năng làm việc cùng nhau nhằm hướng tới một tầm nhìn chung.
1.3. Ưu điểm: Nâng cao hiệu quả,bổ sung kiến thức cho nhau, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thể hiện được sự đoàn kết
1.4. Nhược điểm: Dễ xung đột, bất đồng ý kiến Rào cản về ngôn ngữ, thời gian, địa lý
1.5. Nguyên nhân hiệu quả thấp: Không thống nhất ý kiến Thói quen ý vào người khác Giao tiếp kém
1.6. Ví dụ: Một nhóm 2 người được giáo viên chia nhóm để làm bài tập Toán, 2 người làm bài tập nhưng không ra kết quả giống nhau nên mâu thuẫn xảy ra làm cho việc nộp bài cho giáo viên trở nên chậm trễ không kịp tiến độ.
2. Câu 6
2.1. Kỹ năng làm việc nhóm: Là khả năng của một nhóm thực hiện một công việc nhất định để đạt được một mục tiêu vượt quá khả năng của một cá nhân, hoặc đạt mục tiêu với hiệu suất cao hơn.
2.2. Các kỹ năng cần thiết trong việc làm nhóm: Kỹ năng giao tiếp,Kỹ năng quản lí thời gian, Kỹ năng điều hành,...
2.3. Theo em kỹ năng quan trọng nhất là : kỹ năng giao tiếp vì khi mình giao tiếp tốt thì bản thân và các thành viên trong nhóm sẽ tiếp nhận ý kiến 1 cách tốt hơn, hạn chế xảy ra mâu thuẫn trong nhóm, làm tăng năng suất làm việc.
3. Câu 7
3.1. Quá trình hình thành và phát triển nhóm làm việc trải qua 5 giai đoạn khác nhau
3.1.1. giai đoạn “Hình thành”: là giai đoạn khởi đầu của quan hệ tình cảm xã hội của tập hợp các cá thể khác biệt. Ở giai đoạn này tâm lý của các thành viên thường háo hức, rụt rè, lo lắng, nghi ngờ,… Nhưng điều quan trọng là phải thúc đẩy các hoạt động giao tiếp để làm quen lẫn nhau.
3.1.2. giai đoạn “Sóng gió”: là giai đoạn các công việc được triển khai nhưng còn chậm, căng thẳng, còn nhiều trở ngại nên chất lượng làm việc chưa cao. Sự khác nhau về tính cách,khả năng nhìn nhận vấn đề thường dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên, dẫn đến nguy cơ nhóm bị đổ vỡ.Điều quan trọng ở giai đoạn này phải biết giữ cho mình cái đầu lạnh, biết khuyến khích các thành viên tham gia để giải tỏa mâu thuẫn giữa họ để họ cùng nhau thiết lập các nguyên tắc và phương thức làm việc. Những cá nhân có hành vi không phù hợp sẽ bị đào thải
3.1.3. giai đoạn “Chuẩn hóa”: là giai đoạn những vấn đề và mâu thuẫn được giải quyết, các mối quan hệ trong nhóm đi vào ổn định các trật tự được thiết lập.
3.1.4. giai đoạn “Thể hiện”: là giai đoạn phát triển cao nhất của làm việc nhóm, giai đoạn hợp tác thực hiện các mục tiêu của nhóm, sự tin tưởng, hòa nhập,gắn kết được thể hiện rõ. Các thành viên trong nhóm giải quyết vấn đề một cách chín chắn và tích cục vì lợi ích chung.
3.1.5. giai đoạn “Kết thúc”: là giai đoạn đánh giá tổng thể đến chi tiết các nhiệm vụ đã thực hiện, đối chiếu với mục tiêu xác định ban đầu xem đã hoàn thành hay chưa.
3.2. Là một thành viên trong nhóm, em cần biết giữ bình tĩnh tránh mâu thuẫn với các bạn trong nhóm, biết cách giảng hòa ngăn chặn những mâu thuẫn có thể xảy ra,…
3.2.1. Ví dụ: Khi học Toán cao cấp, thầy bộ môn chia nhóm để làm bài tập, 2 bạn trong nhóm là A và B ra kết quả khác nhau, 2 bạn đều cho bài mình làm là đúng và có lời qua tiếng lại, T là thành viên còn lại trong nhóm đề nghị A và B cùng xem xét kĩ lại bài và bạn B đã tìm ra lỗi sai của mình và xin lỗi bạn A
4. Câu 8
4.1. Trong quá trình hình thành và phát nhóm giai đoạn khó khăn nhất là giai đoạn "sóng gió"
4.1.1. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này chúng ta cần sử dụng những kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết phục, kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân,....
5. Câu2
5.1. Lí do làm việc nhóm:An toàn, Hội nhập, Sức mạnh, Hiệu quả
5.2. Làm việc nhóm cần đảm bảo: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, phân công nhiệm vụ hợp lý, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau,....
5.3. Làm việc nhóm quan trọng 4.0: Xã hội ngày càng phát triển yêu cầu hiệu quả công việc càng cao. Để phát triển thì không phải chỉ dựa vào một cá nhân mà phải có nhiều cá nhân hợp sức lại để làm việc với năng suất cao hơn.
6. Câu 9
6.1. Nếu là nhóm trưởng em sẽ cần làm: Điểm danh các thành viên trong nhóm,Tương tác với các thành viên trong nhóm,Kiểm tra tiến độ công việc của các thành viên thường xuyên, Giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
6.1.1. Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm một cách hợp lý, phù hợp với khả năng của mỗi thành viên, gắn kết các thành viên trong nhóm lại với nhau, giám sát, hỗ trợ, tổng hợp, báo cáo các công việc của các thành viên trong quá trình làm việc nhóm.
6.2. Cần áp dụng những kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, tự tin, trách nhiệm cao
7. Câu 3
7.1. Các hình thức làm việc nhóm:
7.1.1. Theo hình thức tổ chức:
7.1.1.1. Nhóm chính thức: Là nhóm có tổ chức ổn định, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng. Tập hợp những người có cùng chuyên môn và có chuyên môn gần gũi nhau và tồn tại trong thời gian dài.
7.1.1.2. Nhóm không chính thức: là nhóm được hình thành khi có nhiệm vụ đột xuất. Tập hợp những người không cùng chuyên môn và ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
7.1.2. Theo hình thức làm việc:
7.1.2.1. Nhóm chức năng: Là nhóm gồm các cá nhân làm việc cùng nhau để thực hiện các công việc có tính chất tương đồng và tương hỗ.
7.1.2.2. Nhóm liên chức năng: gồm các cá nhân khác nhau về nhiều lĩnh vực tập hợp lại để giải quyết công việc mà họ đảm nhận.
7.1.2.3. Nhóm làm việc tự chủ: gồm các cá nhân làm việc cùng nhau, nhằm tạo ra hiệu quả sản xuất. Nhóm tự chịu trách nhiệm về thành phần nội bộ.
7.1.2.4. Nhóm trực tuyến: gồm các cá nhân có mối quan hệ làm việc với nhau, họ giao tiếp qua các phương tiện như: Zalo, Facebook, Zoom,...
7.2. Nhóm mình thuộc hình thức nhóm Chức năng và nhóm Trực tuyến. Vì nhóm tập hợp các thành viên có cùng chuyên môn và tồn tại trong suốt quá trình học, và do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhóm phải trao đổi qua Zoom, Zalo,...
8. Câu 10
8.1. Chu trình PDCA:
8.1.1. Plan: Thiết lập kế hoạch.
8.1.2. Do: Triển khai kế hoạch đã được thực hiện
8.1.3. Check: Đánh giá kết quả triển khai thực tế
8.1.4. Act: Thay đổi, cải tiến
8.2. Sự khác nhau giữa đổi mới và và cãi tiến:
8.2.1. Cải tiến và đổi mới đều là thay đổi nhưng nguồn lực thực hiện và cấp độ ảnh hưởng khác nhau. Thông thường có thể theo hướng: Cải tiến liên tục , Đổi mới sau đó một thời gian lại đổi mới, Đổi mới và cải tiến xen kẽ nhau.
8.3. Ứng dụng PDCA:
8.3.1. Chu trình PDCA giúp bạn lập kế hoạch tốt hơn trong việc dựng chiến lược và phát hiện lỗi sai. Áp dụng chu trình PDCA nhằm mục đích giảm các tác động tiêu cực trong kế hoạch đã đề ra.
9. Câu 4
9.1. Theo em trong hoạt động nghiên cứu, học tập khoa học hình thức làm việc nhóm "Nhóm chính thức" là hiệu quả nhất. Vì khi tập hợp các cá nhân có cùng chuyên môn hoặc có chuyên môn gần gũi nhau sẽ nâng cao được hiệu quả làm việc
9.1.1. Ví dụ: 1 nhóm làm 1 sản phẩm công nghệ tập hợp gồm các cá nhân có trình độ công nghệ tốt thì sẽ hoàn thành sản phẩm trong thời gian ngắn và có thể làm việc cùng nhau với sản phẩm lớn hơn.
10. Câu 5
10.1. Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hoạt động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ
10.2. Các bước rèn luyện kỹ năng
10.2.1. Learn(làm quen): tiếp cận và làm chủ được kiến thức chuyên môn và trau dồi thêm kiến thức liên ngành.
10.2.2. Apply(áp dụng): áp dụng kiến thức học được và không ngừng cải tiến vào công việc, cuộc sống hàng ngày. Là quá trình rất quan trọng để dần biếng kiến thức mới thành kỹ năng bản thân.
10.2.3. Master( mài sắc): rèn luyện bản thân, kỹ năng mới dần được hoàn thiện. Bạn có thể thuần phục kỹ năng này, nhưng còn một vài điểm cần gọt giũa thêm để đưa kỹ năng lên đỉnh cao
10.2.4. Share(chia sẻ): đỉnh cao nhất của việc học một kỹ năng chính là có thể chia sẻ, hướng dẫn lại người khác làm giống mình.