Thành phần hóa học của tế bào

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Thành phần hóa học của tế bào by Mind Map: Thành phần hóa học của tế bào

1. Protein

1.1. Cấu trúc

1.1.1. Theo nguyên tắc đa phân, gồm đơn phân là các axit amin

1.1.2. Cấu trúc không gian gồm 4 bậc

1.1.3. Yếu tố môi trường: Nhiệt độ cao, độ pH,...làm phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của protein (biến tính), làm mất chức năng

1.2. Chức năng

1.2.1. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể

1.2.2. Dữ trữ axit amin

1.2.3. Vận chuyển các chất

1.2.4. Bảo vệ cơ thể

1.2.5. Thụ thể thu nhận thông tin và trả lời

1.2.6. Enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa

2. Axit nucleic

2.1. ADN

2.1.1. Cấu trúc

2.1.1.1. Đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

2.1.1.2. Mỗi đơn phân là 1 nu

2.1.1.3. Có 4 loại nu: A,T,G,X

2.1.1.4. Gồm hai chuỗi polinucleotit, các nu trên hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo NTBS

2.1.2. Chức năng

2.1.2.1. Mang thông tin

2.1.2.2. Bảo quản thông tin

2.1.2.3. Truyền đạt thông tin

2.2. ARN

2.2.1. Cấu tạo

2.2.1.1. Theo nguyên tắc đa phân

2.2.1.2. Đơn phân là 4 loại nu: A,U,G,X

2.2.1.3. Từ một chuỗi polinucleotit

2.2.2. Phân loại

2.2.2.1. mARN

2.2.2.2. tARN

2.2.2.3. rARN

2.2.3. Chức năng

2.2.3.1. mARN: Truyền đạt thông tin từ ADN -> protein

2.2.3.2. tARN: Vận chuyển axit amin -> triboxom để tổng hợp protein

2.2.3.3. rARN: Thành phần cấu tạo nên triboxom

3. Các nguyên tố hóa học và nước

3.1. Các nguyên tố hóa học

3.1.1. Đa lương

3.1.1.1. Tỉ lệ: >0,01% trong khối lượng khô của cơ thể

3.1.1.2. Đại diện: C,H,O,N,Ca,P...

3.1.1.3. Vai trò: Cấu tạo nên các đại phân tử -> Cấu tạo tế bào

3.1.2. Vi lượng

3.1.2.1. Tỉ lệ: <0,01% khối lượng khô của cơ thể

3.1.2.2. Đại diện: F, Cu, Fe, Mn, Zn

3.1.2.3. Vai trò: Cấu tạo nên các enzyme, vitamin -> Điều hoài hoạt động sống

3.2. Nước

3.2.1. Thành phần chủ yếu trong mọi cơ thể sống

3.2.2. Dung môi hòa tan các chất

3.2.3. Môi trường phản ứng, tham gia các phản ứng sinh hóa

3.2.4. Điều hòa nhiệt độ cơ thể

4. Cacbohiđrat và Lipit

4.1. Cacbohiđrat

4.1.1. Cấu trúc hóa học

4.1.1.1. Chứa 3 nguyên tố: C,H,O

4.1.1.2. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân chủ yếu là đường đơn 6 cacbon

4.1.2. Phân loại

4.1.2.1. Đường đơn (Monosaccarit): Gồm các loại đường có từ 3-7 cacbon trong phân tử

4.1.2.2. Đường đa (Polysaccarit): Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau

4.1.2.3. Đường đôi (Đissaccarit):Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau

4.1.3. Chức năng

4.1.3.1. Nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể

4.1.3.2. Thành phần cấu tạo nên tế bào và cơ thể

4.2. Lipit

4.2.1. Mỡ

4.2.1.1. 1 phân tử glixerol liên kết với 3 axit béo hình thành nên

4.2.1.1.1. Mỡ động vật: Axit béo no, ăn quá nhiều gây xơ vữa động mạch

4.2.1.1.2. Mỡ thực vật: Axit béo không no

4.2.1.2. Nguồn năng lượng dữ trữ của tế bào và cơ thể

4.2.2. Photpholipit

4.2.2.1. 1 phân tử glixerol liên kết với 2 axit béo à 1 nhóm photphat hình thành nên

4.2.2.2. Thành phần cấu tạo nên màng tế bào

4.2.3. Steroit

4.2.3.1. Câu tạo nên màng sinh chất và một số loại hoocmon

4.2.4. Sắc tố và vitamin

4.2.4.1. Sắc tố carotenoit và vitamin A,D,E,K