Sơ đồ tư duy về nguyên tắc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Sơ đồ tư duy về nguyên tắc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non by Mind Map: Sơ đồ tư duy về nguyên tắc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

1. dạy học đảm bảo tính phát triển

2. Nguyên tắc này xuất phát từ những yêu cầu to lớn của xã hội đối với quá trình dạy học là đảm bảo sự thống nhất giữa việc giáo dục ,giáo dưỡng và sự phát triển của trẻ.việc thực hiện nguyên tắc dạy học phát triển nhằm phát triển các quá trình nhận thức của trẻ,qua đó phát triễn nhân cách cho trẻ.

3. Đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ

4. Nội dung

5. Hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào năng lực của giáo viên và khả năng lĩnh hội kiến thức,kỹ năng của trẻ.Nhưng nếu trong quá trình dạy học không có hoạt động tư duy tích cực thì trẻ cũng không thể nắm vững kiến -thức,mặt khác nếu học và hiểu nắm được kiến thức thì tư duy sẽ hoạt động tích cực.Vì vậy, để trẻ nắm được những kiến thức toán học sơ đẳng một cách có ý thức,cần phải tạo mọi điều kiện để trẻ phát huy tích cực trong các hoạt động làm quen với toán.

6. Biện pháp thực hiện nguyên tắc

7. Để tạo ra hiệu quả dạy học thì cần tạo ra hoạt động tư duy đích thực của trẻ nhằm giúp trẻ nắm chắc các kiến thức.Điều đó đòi hỏi phải tạo mọi điều kiện để phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình học toán nhằm giúp trẻ các kiến thức toán học một cách vững chắc và có ý thức hơn.phân tích khái niệm tính ý thức và điều kiện để hình thành tính ý thức trong hoạt động nhận thức cho trẻ mầm non.Tạo mọi điều kiện để trẻ chủ động tìm tòi,suy nghĩ nắm bắt tri thức,hình thành kỹ năng trên cơ sở trẻ tích cực hoạt động với đối tượng nghiên cứu.Cần hình thành ở trẻ những thao tác tư duy.Dạy trẻ một cách có ý thức những biểu tượng có tính đối lập.Cần chú ý dạy những kiến thức toán học cụ thể và trừu tượng luôn thể hiện trong mối quan hệ với nhau.Sử dụng đúng mức phương pháp dạy học nêu vấn đề.Sứ dụng các phương pháp,biện pháp,hình thức,phương tiện dạy học đa năng nhằm phát huy tính tích cực của trẻ hơn nữa cần chú ý tới thời gian một tiết học sao cho hợp lý.

8. nội dung

9. biện pháp thực hiện nguyên tắc

10. đảm bảo tính khoa học

11. Nguyên tắc này đòi hỏi người giáo viên phải nắm và vận dụng được những thành tựu khoa học giáo dục mầm non nói chung và khoa học phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ nói riêng.Cần lựa chọn nội dung dạy học có tính logic và tính khoa học ,phù hợp với mục tiêu dạy học và phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ.Xây dựng nội dung chương trình trên cơ sở của những khoa học có liên quan như:toán học,tâm lý học mầm non,giáo dục mầm non..... Dạy trẻ những dấu hiệu cơ bản,bỏ qua những dấu hiệu không cơ bản,dạy trẻ nắm được các biện pháp khái quát hóa.Đảm bảo sự thống nhất giữa các thao tác,kiến thức,kỹ năng và thái độ trong quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ.Cần đảm bảo tính chính xác và tính khoa học về tất cả mọi mặt như,ngôn ngữ,kí hiệu,kiến thức,suy luận.

12. Để đảm bảo nguyên tắc này,quá trình hình thành các biểu tượng toán học ban đầu cho trẻ mầm non đòi hỏi người giáo viên cần phải nắm và vận dụng được những thành tựu của khoa học giáo dục mầm non, phản ánh được tinh thần nội dung học tập vào hoàn cảnh cụ thể.Khi dạy trẻ cần lựa chọn nội dung chương trình dạy có tính logic và khoa học, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục và dạy học,đồng thời phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

13. nội dung

14. đảm bảo tính vừa sức chung và vừa sức riêng

15. Nguyên tắc dạy học vừa sức tiếp thu của trẻ được thể hiện qua nội dung cũng như qua phương pháp dạy học.Tính vừa sức trong dạy học được đảm bảo khối lượng những kiến thức và kỹ năng đã tích lũy ở trẻ, bởi tính cụ thể nội dung dạy học.Trong đó,nội dung dạy học đưa đến trẻ theo nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp,từ dễ đến khó,từ cái đã biết đến cái chưa biết,từ gần tới xa.Điều này có nghĩa là trẻ nhỏ chỉ lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng phù hợp với các đặc điểm và mức độ phát triển trí tuệ của trẻ.

16. *giáo viên mầm non cần nghiên cứu và nắm được những đặc điểm tâm lý của từng tuổi trẻ cũng như của từng trẻ, trên cơ sở đó lựa chọn nội dung,phương pháp dạy học phù hợp.Dựa trên "vùng phát triển gần nhất"của trẻ để lựa chọn những nội dung kiến thức toán học vừa sức tiếp thu của trẻ để dạy.Truyền đạt kiến thức cho trẻ,tiếp theo là luyện tập củng cố nó và sau cùng cho trẻ ứng dụng kiến thức,kỹ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.Mở rộng,phức tạp dần nội dung những kiến thức toán học cần dạy trẻ nhằm tạo khả năng trẻ lĩnh hội dần những kiến thức toán học phức tạp hơn và tạo hứng thú học toán cho trẻ.Sử dụng các phương pháp,biện pháp,hình thức,phương tiện dạy học đa dạng nhằm làm cho nội dung những kiến thức toán học trở nên vừa sức đối với trẻ.

17. Nguyên tắc này xuất phát từ những yêu cầu của xã hội đối với nhà trường trong việc đào tạo thế hệ trẻ,sao cho các em có thể vận dụng những kiến thức,kỹ năng thu được để có thể tự lập trong cuộc sống sau này của mình và có thể tham gia các công việc phù hợp với sức lực của mình.Mặt khác, nguyên tắc này còn xuất phát từ quy luật duy vật biện chứng.Đó là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

18. Nội dung

19. học đi đôi với hành,GD gắn liền với thực tiễn

20. biện pháp thực hiện nguyên tắc

21. Trong quá trình hình thành biểu tượng toán học cho trẻ phải giúp trẻ nắm được những kiến thức,kỹ năng toán học sơ đẳng,tác động của những kiến thức,kỹ năng này đối với đời sống thực tiễn của con người và hình thành cho trẻ kỹ năng và vận dụng chúng để thực hiện các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.Thường xuyên thực hiện nội dung học đi đôi với hành.

22. Đảm bảo tính trực quan

23. Dựa vào những kinh nghiệm của trẻ để lựa chọn những kiến thức.Toán học phù hợp hình thành cho trẻ.Luyện tập cho trẻ thói quen quan tâm,chú ý tới các dấu hiệu toán học của các sự kiện,hiện tượng xung quanh trẻ.Cần tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập bằng hệ thống các bài tập,nhiệm vụ chơi để hình thành kỹ năng,kỹ xảo cho trẻ.Tạo mọi điều kiện để trẻ ứng dụng những kiến thức,kỹ năng toán học vào các hoạt động khác nhau trong trường mầm non

24. Biện pháp thực hiện nguyên tắc

25. Nội dung

26. Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính trong quá trình hình thành biểu tượng tính toán học cho trẻ.Đây là con đường dạy học phù hợp với đặc điểm tư duy cụ thể của trẻ nhỏ.Trong quá trình hình thành biểu tượng toán học cho trẻ, cần cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các sự vật,hiện tượng của thế giới khách quan trên cơ sở tham gia tối đa của các giác quan,nhằm hình thành ở trẻ nhỏ những biểu tượng toán học sơ đẳng đúng,trên cơ sở dẫn trẻ tới những khái quát đúng.

27. Đảm bảo tính trình tự và có hệ thống

28. biện pháp thực hiện và nguyên tắc

29. Nội dung

30. trong quá trình hình thành biều tượng toán học sơ đẳng cho trẻ cần trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng phù hợp với khả năng tiếp nhận tùy theo độ tuổi trẻ cũng như của từng trẻ.Cần nắm được đặc điểm tâm lí lứa tuổi trẻ để lựa chọn các phương pháp,biện pháp,hình thức,phương tiện,dạy học phù hợp với trẻ.

31. Biện pháp thực hiện nguyên tắc

32. Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung những kiến thức,kỹ năng,kỹ xảo cần hình thành cho trẻ trong từng phần nội dung cũng như trong toàn bộ chương trình cần sắp xếp theo một trật tự có logic và đưa đến trẻ theo một trình tự nhất định.Trong quá trình dạy trẻ cần hình thành ở trẻ hệ thống kiến thức,kỹ năng toán học nhằm phát triển ở trẻ các năng lực nhận biết cho trẻ,dạy trẻ biết suy nghĩ có logic và tạo tiền đề để trẻ lĩnh hội nội dung học tập khác phức tạp hơn.

33. Cần có chương trình, kế hoạch hướng dẫn hình thành những kiến thức toán học sơ đẳng cho từng độ tuổi trẻ.Chỉ cần sắp xếp nội dung hướng dẫn sao cho việc nghiên cứu nội dung mới chỉ diễn ra trên cơ sở trẻ đã nắm được những nội dung trước đó ,tức là tạo ra tính trình tự và sự kế thừa những kiến thức mới và cũ.Cần dạy trẻ nắm mối liên hệ bên trong giữa các phần kiến thức toán học riêng biệt,giữa các mối quan hệ số lượng,không gian và thời gian,nhờ vậy mà nội dung những kiến thức toán học sẽ đưa đến trẻ mang tính tổng hợp.Cần lập kế hoạch và thực hiện việc dạy trẻ trên hệ thống các tiết học toán nhằm hình thành ở hệ thống các kiến thức và kỹ năng.Cần chú trọng dạy trẻ nắm trình tự thao tác nhằm hình thành những kỹ năng toán cho trẻ.Sử dụng tất cả các giác quan vào quá trình dạy trẻ nhằm giúp trẻ nắm vững hệ thống các kiến thức.