1. Đối tượng và chức năng của triết học Mác-Lênin
1.1. Khái niệm triết học Mác - Lênin
1.1.1. Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.
1.2. Đối tượng của triết học Mác - Lênin
1.2.1. đối tượng nghiên cứu là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
1.2.1.1. Các khoa học cụ thể nghiên cứu những quy luật trong các lĩnh vực riêng biệt về tự nhiên, xã hội hoặc tư duy. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trong cả ba lĩnh vực này.
1.2.2. đối tượng của triết học và đối tượng của các khoa học cụ thể đã được phân biệt rõ ràng
1.2.2.1. Quan hệ giữa quy luật của triết học và quy luật của khoa học cụ thể là quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
1.2.2.2. Triết học Mác - Lênin là sự khái quát cao những kết quả của khoa học cụ thể, vạch ra những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; do đó, trở thành cơ sở thế giới quan, phương pháp luận cho các khoa học cụ thể.
1.2.3. Triết học Mác - Lênin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khoa học cụ thể.
1.3. Chức năng của triết học Mác - Lênin
1.3.1. Chức năng thế giới quan
1.3.1.1. là chức năng cơ bản của triết học từ khi hình thành
1.3.1.2. là tiên đề xác lập nhân sinh quan tích cực cho con người
1.3.2. Chức năng phương pháp luận
1.3.2.1. Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát có vai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu
1.3.2.2. Triết học Mác - Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.
2. Vai Trò của triết học Mác - Leenin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
2.1. Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn
2.2. Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ
2.3. Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin
3.1. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hộ i
3.1.1.1. Phương thức sản xuaarsts tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp
3.1.1.2. Sự xuất hiện của vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập
3.1.1.3. Thực tiễn cách mạng của giai cấp vo sản là cơ sợ chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác
3.1.2. Nguồn gốc lí luận và tiên đề khoa học tự nhiên
3.1.2.1. - Nguồn gốc lí luận : +Triết học cổ điển Đức + Chủ nghĩa xã hội không tường Pháp
3.1.2.2. Tiên đề khoa học tự nhiên + Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng +Học thuyết tế bào +Học thuyết tiến hóa của Đacyan
3.1.3. Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mác
3.2. Những thời kì chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác
3.2.1. Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản (1841 - 1844)
3.2.2. Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
3.2.3. Thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển toàn diện lí luận triết học (1848 - 1895)
3.3. Thực chất và ý nghĩa cuộc các mạng trong triết học do C. Mác và Ph Ăngghen thực hiện
3.4. Giai đoạn Lênin trong sự phát triển Triết học Mác
3.4.1. Hoàn cảnh lịch sử V.I.Lênin phát triển Triết học Mác
3.4.2. V.I.Lênin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác và triết học Mác trong thời đại mới - thời đại đế quốc chủ nghĩa và quá độ lên chủ nghĩa xã hội
3.4.3. Thời kỳ từ 1924 đến nay, triết học Mác - Lênin tiếp tục được các Đảng Cộng sản và công nhân bổ sung, phát triển