1. Khái niệm
1.1. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị cơ sở ( gọi là mắc xích) liên kết với nhau tạo nên. Polime tạo thành từ các monome. CTTQ: (A)n ( A là mắt xích, n là hệ số polime hóa hay độ polime hóa) Tên polime = poli ( tên monome). VD: (-CH2 –CH2 -)n : polietylen ( PE)
2. Điều chế
2.1. Khái niệm
2.1.1. Phản ứng trùng hợp
2.1.1.1. Quá trình kết hợp các phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau tạo thành phân tử rất lớn (polime).
2.1.2. Phản ứng trùng ngưng
2.1.2.1. Quá trình kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử rất lơn (polime) nhưng đồng thời có sự loại ra các phân tử nhỏ khác như H2O, …
2.2. Điều kiện
2.2.1. Phản ứng trùng hợp
2.2.1.1. Phân tử hợp chất hữu cơ phải chứa liên kết bội (liên kết đôi, liên kết ba) hay vòng không bền
2.2.2. Phản ứng trùng ngưng
2.2.2.1. Phân tử hợp chất hữu cơ phải chứa ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng (−COOH, −OH, −NH2, …)
2.3. Vd: nCH2=CH2 → (xt,t,p) ( -nCH2 –CH2 -)n nNH2 –[CH2]5 –COOH → (xt,t,p) (-NH –[CH2]5 –CO -)n +nH2O
3. Phân loại theo nguồn gốc
3.1. 1. Polime thiên nhiên (Cao su thiên nhiên, tinh bột, xenlulôzơ, protein, …)
3.2. 2. Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (xenlulôtrinitrat, tơ visco, tơ axetat, …)
3.3. 3. Polime tổng hợp (polietylen, nilon-6, nilon-7, nilon-6,6, …)
3.3.1. a. Polime trùng hợp: PE, PP,PVC, PMM, PS, cao su BuNa, tơ olon ( tơ nitron), tơ capron…
3.3.2. b. Polime trùng ngưng : Tơ lapsan, nilon -6, nilon -7, nilon -6,6