CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH by Mind Map: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH

1. Nhân tố chủ quan

1.1. Phẩm chất Hồ Chí Minh

1.1.1. Bác Hồ của chúng ta là một nhà tư tưởng thiên tài, nhưng trước hết và trên hết Người là hiện thân của khát vọng giải phóng con người cần lao, của đạo đức sống, đấu tranh để đem lại hạnh phúc cho con người, vì con người

1.1.2. Đạo đức của Bác xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc

1.1.3. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, Bác đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản

1.1.4. Phẩm chất đạo đức trong con người của Bác là phẩm hạnh, tác phong, quy phạm cao đẹp, là phương hướng, phương thức đúng đắn nhất để Người thực hiện tư tưởng vì dân vì nước Ở Người phẩm chất đạo đức và phẩm chất tư tưởng hòa quyện thống nhất làm một và luôn được thể hiện mãnh liệt

1.2. Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển kết luận

1.2.1. Người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú. Tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị của dân tộc, vận dụng và phát triển CN Mac – Lenin vào điều kiện cụ thể của CM nước ta

1.2.2. Người hiểu sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và chế độ thực dân không chỉ qua các loại tài liệu, sách báo, radio mà còn là qua cuộc sống và hoạt động thực tiễn tại các cường đế quốc

1.2.3. Người thấu hiểu phong trào giải phóng dân tộc, xây dựng CNXH qua nghiên cứu lý luận, tham gia phong trào cộng sản và cả qua nghiên cứu đời sống XH ở Liên Xô - nước XHCN đầu tiên

1.2.4. HCM đã khám phá các quy luật vận động để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ vậy mà lý luận của HCM mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.

2. Cơ Sở Thực Tiễn

2.1. Việt Nam cuối TK XIX đầu TK XX

2.1.1. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một nước phong kiến độc lập với nền nông nghiệp lạc hậu - Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau một thời gian dài đàn áp, Pháp đã hoàn thành việc bình định quân sự, thiết lập chế độ đô hộ, Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp thừa nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Vi ệt Nam – 1884 triều đình nhà Nguyễn ký với Pháp điều ước Patơnốt thừa nhận quyền cai trị của thực dân Pháp trên đất nước ta. Thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội

2.1.1.1. Chính Trị

2.1.1.1.1. Áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước mọi quyền của chính quyền nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế đ ộ cai trị riêng nhằm mục đích chia rẽ sự đoàn kết trong dân chúng

2.1.1.2. Kinh Tế

2.1.1.2.1. Thực dân Pháp thi hành chính sách kinh tế thực dân bảo thủ và phản động, duy trì phương thức sản xuất phong kiến dưới quyền điều khiển và khống chế của tư bản thực dân, và thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tu bản chủ nghĩa. Ngoài ra chúng còn sử dụng thủ đoạn độc quyền kinh tế để VN phụ thuộc vào kinh tế “ chính quốc” và không thể phát triển toàn diện. Cuối cùng nhân dân VN và tư sản bản sứ bị chèn ép và phá sản

2.1.1.3. Văn Hóa

2.1.1.3.1. TD Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu; chúng dùng những việc mê tính dị đoan, đem văn hóa phản động, đồi phong bại tục để đầu độc dân ta. Chúng thực hện chính sách ngu dân đễ dễ bề thống trị.Dưới tác động đó VN xuất hiện giai cấp mới giai cấp công nhân và gia cấp tư sản vì điều đó mà những mâu thuẫn đan xen nhau

2.1.2. Trong bối cảnh đó nhiều phong trào đấu tranh diễn ra sôi nỗi suốt những năm cuối Tk XIX đầu TK XX nhưng tất cả các cuộc đấu trang đều thất bại. Và sự ra đời của giai cấp mới của giai cấp công nhân VN đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc VN xuất hiện dấu hiệu mới của một thời đại mới sắp ra đời

2.2. Thế Giới cuối TK XIX đầu TK XX

2.2.1. Chủ nghĩa tư bản thế giới đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Phần lớn Châu Á, Châu Phi, Mĩ La Tinh trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của các nước đế quốc

2.2.2. Cách mạng tháng 10 Nga thành công đánh dấu sự thắng lợi của Chủ nghĩa Mác Lê-Nin thức tỉnh các dân tộc bị áp bức

2.2.3. Quốc tế Cộng sản ra đời với sự lãnh đạo của Lênin, sự ra đời của nhà nước Xô Viết

2.2.4. Chủ nghĩa Yêu nước là giá trị xuyên suốt. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản, công nhân, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

3. Cơ Sở Lý Luận

3.1. Giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc VN

3.1.1. Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á, một vùng đất được hình thành từ thời cổ sinh trong lịch sử. Việt Nam là một đân tộc thống nhất, gồm nhiều thành phần cùng chung sống trong một lãnh thổ, cùng với ý thức quốc gia, dân tộc, ý thức làm chủ đất nước sớm hình thành, dân tộc Việt Nam hun đúc nên những truyền thống tốt đẹp như: truyền thống yêu nước, nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, đoàn kết

3.1.2. Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, buất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

3.1.3. Phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, dân chủ, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang; tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa, thương người của dân tộc Việt Nam

3.2. Tinh hoa văn hóa

3.2.1. Tinh hoa VH phương Đông

3.2.1.1. Tinh hoa văn hóa, tư tưởng phương Đông kết tinh trong ba học thuyết lớn Nho Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo

3.2.1.1.1. Nho Giáo

3.2.1.1.2. Phật Giáo

3.2.1.1.3. Lão Giáo

3.2.2. Tinh hoa VH phương Tây

3.2.2.1. Ngay khi còn học ở Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh (1905), Hồ Chí Minh đã quan tâm tới khẩu hiệu nổi tiếng của đại Cách Mạng Pháp năm 1789: Tự do – Bình đẳng – Bác ái

3.2.2.2. Trong hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã sống, hoạt động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nhân loại tại những trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn ở các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc… bằng chính ngôn ngữ của các nước đó

3.3. Chủ nghĩa Mac - Lenin

3.3.1. Là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã giải quyết được khủng hoảng đường lối cứu nước và Người lãnh đạo cách mạng Việt Nam cuối thế ký XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng

3.3.2. Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sản trên cơ sở hiểu biết sâu sắc kho tàng tri thức của nhân loại từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Về việc đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêxu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta