KTCT _chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam

map này được viết bởi 1 boy cực cute tên Huy :))))

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
KTCT _chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam by Mind Map: KTCT _chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam

1. II. Hội nhập kinh tế quốc tế của VN

1.1. 1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.1. Khái niệm

1.1.1.1. HN KTQT của một QG là quá trình QG đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

1.1.2. TÍnh tất yếu khách quan

1.1.2.1. do xu thế khách quan trong bối cảnh TCH kinh tế

1.1.2.2. HN KTQT là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay

1.1.3. Nội dung

1.1.3.1. chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công

1.1.3.2. thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ HN KTQT

1.2. 2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của VN

1.2.1. Tác động tích cực

1.2.1.1. Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học – công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.

1.2.1.2. Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

1.2.1.3. Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh – quốc phòng

1.2.2. Tác động tiêu cực

1.2.2.1. Gia tăng sự cạnh tranh gay gắt

1.2.2.2. Gia tăng sự phụ thuộc

1.2.2.3. Phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước, các nhóm nước khác nhau

1.2.2.4. Bị chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bất lợi

1.2.2.5. Tạo ra một số thách thức đối với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia, ..

1.2.2.6. Gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn ...

1.2.2.7. Gia tăng nguy cơ khủng bố quốc tế, buôn lậu, ...

1.3. 3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của VN

1.3.1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức

1.3.1.1. HNKT là một thực tiễn, xu thế khách quan của thời đại

1.3.1.2. thuận lợi : thúc đẩy tăng trưởng, cơ cấu lại nền kte, tiếp cận khoa học công nghệ, mở rộng thị trường

1.3.1.3. khó khăn: những sức ép cạnh tranh gay gắt hơn, những biến động khó lường trên thị trường, những thách thức về chính trị an ninh

1.3.2. Xây dựng chiến lược và lộ trình

1.3.2.1. đánh giá được bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kte, chính trị thế giới

1.3.2.2. đánh giá được những đk khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến hội nhập kt của nước ta

1.3.2.3. rút kinh nghiệm và học hỏi từ các nước đi trước

1.3.2.4. đề cao tính hiệu quả, phù hợp thực tiễn khi xây dựng các phương hướng, mục tiêu, giải pháp hội nhập kte

1.3.2.5. có chiến lược hội nhập kte gắn liền với hội nhập toàn diện, có tính mở, linh hoạt

1.3.2.6. xác định rõ lộ trình hội nhập hợp lý

1.3.3. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của VN trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực

1.3.3.1. tham gia với tư cách thành viên các tổ chức như APEC, ASEAN, WTO,.. giúp VN nâng cao uy tín, vai trò, tạo sự tin cậy, tôn trọng của quốc tế, nâng tầm hội nhập quốc tế

1.3.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp

1.3.4.1. cần hoàn thiện cơ chế thị trường, đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước; rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật

1.3.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế

1.3.5.1. nhà nước cùng các doanh nghiệp cùng nhau thay đổi và gia tăng năng lực cạnh tranh, vượt qua những thách thức của hội nhập

1.3.6. Xây dựng nền kte độc lập , tự chủ của VN

1.3.6.1. hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước

1.3.6.2. đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước

1.3.6.3. đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại

1.3.6.4. tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kte VN

1.3.6.5. kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng an ninh và đối ngoại trong HNQT

2. I. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở VN

2.1. 1.Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa

2.1.1. a) Khái quát về cm công nghiệp

2.1.1.1. Khái niệm về cách mạng công nghiệp:

2.1.1.1.1. CMCN là sự phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cở sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi về PCLĐ XH làm tăng NSLĐ cao hơn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới của kỹ thuật công nghệ đó vào đời sống xã hội

2.1.1.2. Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp

2.1.1.2.1. CMCN lần 1 ( khởi phát từ nước Anh - giữa XVIII -> giữa XIX) : SD năng lượng nước và hơi nước, để cơ khí hóa sản xuất ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

2.1.1.2.2. CMCN lần 2 (nửa cuối XIX -> đầu XX): SD năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra dây truyền SX hàng loạt ĐỘNG CƠ ĐIỆN

2.1.1.2.3. CMCN lần 3 (đầu những năm 60 XX -> cuối XX): SD công nghệ thông tin và máy tính, để tự động hóa sản xuất MÁY TÍNH & TỰ ĐỘNG HÓA

2.1.1.2.4. CMCN lần 4 (khoảng 2012 tại Đức): Liên kết giữa thế giới thực và ảo, để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, IOT, BIG DATA, IN 3D

2.1.1.3. Vai trò của cách mạng công nghiệp

2.1.1.3.1. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất

2.1.1.3.2. Thúc đẩy sự hoàn thiện của quan hệ sản xuất

2.1.1.3.3. Thúc đẩy sự đổi mới của phương thức quản trị phát triển

2.1.2. b) CNH và các mô hình CNH trên thế giới

2.1.2.1. CNH

2.1.2.1.1. Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ lao động dựa trên thủ công là chính chuyển sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

2.1.2.2. Các mô hình CNH

2.1.2.2.1. Mô hình CNH cổ điển :Bắt đầu từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ

2.1.2.2.2. Mô hình CNH kiểu Liên Xô: Bắt đầu từ lĩnh vực công nghiệp nặng

2.1.2.2.3. Mô hình CNH của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới ( NICs): Chiến lược công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn

2.2. 2. Tính tất yếu khách quan và nội dung CNH, HĐH ở VN

2.2.1. Tính tất yếu

2.2.1.1. Quan niệm của đcs VN

2.2.1.1.1. là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý KT-XH, từ sử dụng SLĐ thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến SLĐ với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

2.2.1.2. Đặc điểm

2.2.1.2.1. CNH, HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

2.2.1.2.2. CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức

2.2.1.2.3. Trong điều kiện KTTT định hướng XHCN

2.2.1.2.4. CNH, HĐH trong bối cảnh TCH kinh tế và VN tích cực, chủ động HN KTQT

2.2.1.3. Lý do khách quan VN phải thực hiện CNH, HĐH

2.2.1.3.1. CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển LLSX XH mà mọi QG đều trải qua

2.2.1.3.2. CNH, HĐH là để xây dựng CSVC kỹ thuật cho CNXH

2.2.2. Nội dung

2.2.2.1. tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện việc chuyển đổi từ nền sản xuất- xh lạc hậu sang nền sản xuất- xh tiến bộ

2.2.2.2. thực hiện các nhiệm vụ để có thể thực hiện việc chuyển đổi từ nền sản xuất - xh lạc hậu sang nền sản xuất - xh tiến bộ

2.2.2.2.1. đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học- công nghệ mới, hiện đại

2.2.2.2.2. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả

2.2.2.2.3. từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất

2.2.2.2.4. sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh CMCN lần 4