1. II. Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa
1.1. Sự ra đời , bản chất , chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.1.1. A. Nhà nước
1.1.1.1. 1. Nguồn gốc
1.1.1.1.1. Ngay từ thời kỳ cổ đại, trung đại và cận đại đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập tới vấn đề nguồn gốc của nhà nước.
1.1.1.1.2. Nhà nước nguyên nghĩa, nhà nước nửa nhà nước, và nhà nước tiêu vong
1.1.1.2. 2. Khái niệm
1.1.1.2.1. - nhà nước được hiểu là “hình thức (hay phương thức) tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động nảy sinh từ bản chất của xã hội”.
1.1.1.3. 3. Bản chất
1.1.1.3.1. Thứ nhất, nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ. Thứ hai, nhà nước thiết lập quyền lực công. Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia. Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên xã hội phải thực hiện. Thứ năm, nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế.
1.1.2. B. Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa
1.1.2.1. 1. Khái niệm
1.1.2.1.1. . là một tổ chức chính trị dựa trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản của giai cấp công nhân . là tổ chức trụ cột thể hiện và thực hiện ý chí quyền lực của nhân dân, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân.
1.1.2.2. 3. Sự ra đời
1.1.2.2.1. - Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự áp bức, bất công và chuyên chế, ước mơ một xã hội dân chủ, công bằng và những giá trị của con người được tôn trọng, bảo vệ và có điều kiện để phát triển tự do tất cả năng lực của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
1.1.2.3. 4. Bản chất
1.1.2.3.1. - nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử.
1.2. III Mối quan hệ giữa Dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN
1.2.1. - Một là: Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước XHCN:
1.2.2. - Hai là: Nhà nước XHCN trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân.
2. I. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1. 1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ
2.1.1. a. Quan niệm về dân chủ
2.1.1.1. - Nghĩa gốc:
2.1.1.1.1. + Vào khoảng thế kỉ VII – VI TCN, các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại đã dùng cụm từ “Demoskrators” để nói đến dân chủ (quyền lực thuộc về nhân dân) Demoskrators = Demos (nhân dân), Krators (cai trị) + Đến TK XVIII: Người Anh đưa ra khái niệm Democracy = “ Chính thế dân chủ” – thể chế dân chủ - một hình thức chính quyền với đặc trưng: Chính quyền nhà nước phải thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân
2.1.1.2. - So với nghĩa gốc thì nội dung của khái niệm dân chủ hiện nay về cơ bản vẫn giữ nguyên. Điểm khác biệt là:
2.1.1.2.1. + Tính chất trực tiếp trong mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng. • Demoskrators: Được sở hữu trực tiếp, người dân được trực tiếp sở hữu quyền lực của mình, có quyền làm này làm kia. • Democracy : Quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện gián tiếp qua Nhà nước.
2.1.1.2.2. + Nội hàm của khái niệm nhân dân • Demoskrators: “Dân” là người làm chủ, nhưng dân không phải là tất cả mọi người trong xã hội, nô lệ không được coi là dân, không có quyền làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ xã hội. • Democracy: “Dân” rộng hơn, bao gồm cả những người lao động nữa. Tuy nhiên, quyền lực của mỗi một người, một giai cấp thì không như nhau.
2.1.1.3. - Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin (3 phương diện)
2.1.1.3.1. + Về phương diện quyền lực: dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân (Demoskrators)
2.1.1.3.2. + Về phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị: dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ. (Democracy)
2.1.1.3.3. + Về phương diện tổ chức và quản lý Xã Hội: dân chủ là một nguyên tắc kết hợp với nguyên tắc tập trung . Nguyên tắc tập trung dân chủ (mọi người có quyền bàn bạc, tập trung)
2.1.1.4. - Quan điểm của Hồ Chí Minh
2.1.1.4.1. + Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ. ( Là: Khái niệm : Thể hiện vị thế, quyền lực của dân trong xã hội, Làm: Thể hiện Trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ tương ứng với vị thế) Quyền luôn đi với nghĩa vụ và trách nhiệm.
2.1.1.4.2. + Dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ Xã Hội. Dân chủ là một giá trị Xã Hội phản ánh những quyền cơ bản của con người: là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền: có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử nhân loại.
2.1.2. b. Sự ra đời, phát triển của dân chủ (đi từ thấp đến cao)
2.1.2.1. - Cộng sản nguyên thuỷ ( Chưa có nền dân chủ) - Chiếm hữu nô lệ ( Nền dân chủ chủ nô) - Phong kiến (Nền quân chủ) - Tư bản chủ nghĩa (Nền dân chủ tư sản) - Xã hội chủ nghĩa ( Nền dân chủ XHCN) - Cộng sản chủ nghĩa (Không còn nền dân chủ)
2.2. 2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
2.2.1. a. Khái niệm và quá trình ra đời
2.2.1.1. - Khái niệm: mọi quyên lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ, dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng.
2.2.1.2. - Quá trình ra đời: + Dân chủ XHCN đã được phôi thai từ Công xã Paris năm 1871 + Cách mạng tháng Mười Nga thành => Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời => nền dân chủ XHCN mới chính thức được xác lập.
2.2.2. b. Bản chất
2.2.2.1. I Bản chất chính trị của dân chủ XHCN
2.2.2.1.1. - Nền dân chủ XHCN là một nền dân chủ thiết lập sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền do giai cấp CN xây dựng lên Lấy hệ tư tưởng của giai cấp CN làm nền tảng, hệ tư tưởng bảo vệ lợi ích cho giai cấp công nhân. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
2.2.2.2. II Bản chất kinh tế
2.2.2.2.1. - Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu - Thực hiện chế độ phân phối theo lao động là chủ yếu.
2.2.2.3. III . Bản chất tư tưởng, Văn hoá, Xã hội
2.2.2.3.1. - Hệ tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa Mác- leenin - Kế thừa tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại - Sự kết hợp hài hoà về lợi ích giữa các cá nhân, tập thể và toàn Xã hội.
3. III. Dân chủ XHCN và Nhà nước Pháp quyền XHCN ở Việt Nam
3.1. 1.Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
3.1.1. a. Khái niệm:
3.1.1.1. . Dân chủ xã hội chủ nghĩa là Chế độ dân chủ đã được xác lập ở các nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ và bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa . Đặc trưng: quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng
3.1.2. b. Sự ra đời
3.1.2.1. - Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. - Đây là nhà nước của số đông và nhân dân lao động sẽ làm chủ nhà nước dân chủ thực chất, người dân có quyền tham gia đóng góp xây dựng đất nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà ở đó, sự thống chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao- xã hội chủ nghĩa
3.2. 2.Nhà nước pháp quyền XHCNVN:
3.2.1. a. Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3.2.1.1. - Quan niệm chung: nhà nước pháp quyền là nhà nước tôn thượng pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp pháp luật, nhà nước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho cá nhân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình.
3.2.1.2. - Nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân.
3.2.1.3. - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của ĐCSVN:
3.2.1.3.1. + Đề cao vai trò tối thượng của Hiến pháp và pháp luật. + Đề cao quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo quyền con người. + Bộ máy vừa đảm bảo sự tập trung thống nhất, vừa phải có sự phân công quyền lực, phân cấp quyền hạn giữa các cấp, chính quyền, nhằm đảm bảo quyền dân chủ nhân dân, tránh lạm quyền.
3.2.1.4. - Ra đời: Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã khời xướng sự nghiệp đôi mới, mở ra cục diện mới của đất nước trên con đường quá độ lên CNXH và xây dựng Nhà nước pháp quyển =>Ý tưởng về Nhà nước pháp quyền ở Đại hội VI đã bắt đầu định hình.
3.2.2. b. Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3.2.2.1. - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
3.2.2.2. - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, và pháp luật.
3.2.2.3. - Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phôi hợp nhịp nhàng, và kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
3.2.2.4. - quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước pháp quyền XHCNVN phải do ĐCSVN lãnh đạo.
3.2.2.5. - Đối với Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, quyết định phương hướng chính trị của Nhà nướcNhà nước pháp quyền XHCNVN tôn trọng quyền con người, coi con người là chủ thể , là trung tâm của sự phát triển.
3.2.2.6. - Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng đảm bảo quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
3.3. 3.Phát huy dân chủ XHCN, xây dựng NNPQ XHCNVN hiện nay
3.3.1. * Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
3.3.1.1. Mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được xây dựng, hoàn thiện qua nhiều thời kỳ với đặc điểm, tính chất đặc thù Việt Nam, từng bước tiếp cận chuẩn mực, tinh hoa nhân loại.
3.3.2. * Tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
3.3.2.1. Một là, kiên định lập trường, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiến bộ về xây dựng nhà nước pháp quyền trên thế giới.
3.3.2.2. Hai là, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên cả 3 mặt: xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.
3.3.2.3. Ba là, xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước.