1. Trang phục trong CAND (Điều 17, Câu 16)
1.1. Gồm: Lễ phục (xuân hè, thu đông); Trang phục thường dùng (xuân hè, thu đông); Trang phục chuyên dùng
1.2. Trang phục CAND phải sử dụng đúng mục đích theo quy định.
1.2.1. phải thống nhất, đồng bộ, gọn gàng, sạch sẽ, là phẳng, cài đủ khóa, cúc
1.2.2. đeo cấp hiệu, phù hiệu, ký hiệu, dây lưng
1.2.3. mặc áo sơ mi màu trắng, thắt caravat (đối với trang phục thu đông), cành tùng đơn (đối với lễ phục), đi giầy, tất do Bộ Công an cấp
1.2.4. Số hiệu Công an nhân dân đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên phải, cạnh dưới của số hiệu cách gáy mép túi áo ngực bên phải 3mm (đối với trang phục nam); đeo chính giữa áo ngực bên phải, lấy ngang bằng của áo thứ nhất từ trên xuống (đối với trang phục nữ)
1.2.5. Cán bộ, chiến sĩ nam mặc trang phục thường dùng xuân hè để áo trong quần.
1.2.6. không đeo khăn che mặt, găng tay, khẩu trang, kính màu đen, không sử dụng áo thường phục để choàng, khoác, mặc ngoài (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ), không đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
1.3. Nghiêm cấm Công an các đơn vị, địa phương, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dẫn sản xuất, làm giả, tàng trữ, đổi, cho, tặng, mua, bán và sử dụng trái phép trang phục; cấm viết, vẽ lên trang phục; sửa chữa, thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của trang phục Công an nhân dân.
2. Mặc thường phục (Điều 35, Câu 20)
2.1. 1. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ được mặc thường phục trong các trường hợp sau đây:
2.1.1. a) Do yêu cầu công tác hoặc cần xã hội hóa; các trường hợp này do Cục trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương quyết định;
2.1.2. b) Cán bộ, chiến sĩ tạm tuyển;
2.1.3. c) Công nhân Công an,
2.1.4. d) Cán bộ, chiến sĩ nữ khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi;
2.1.5. đ) Cán bộ, chiến sĩ chưa được cấp trang phục Công an nhân dân.
2.2. 2. Mặc thường phục phải lịch sự, gọn gàng theo quy định của pháp luật về trang phục đối với công chức, viên chức nhà nước.
3. CT, KH công tác (Khoản 1, Điều 9, Câu 7)
3.1. Công an các đơn vị, địa phương phải xây dựng CT, KH công tác tuần, tháng, quý, 06 tháng, năm; CBCS phải xây dựng CT, KH công tác tuần được thủ trưởng trực tiếp phụ trách phê duyệt.
3.1.1. Kế hoạch công tác tuần của cán bộ, chiến sĩ ghi theo Mẫu “Sổ kế hoạch công tác tuần” (kèm theo thông tư này). Sổ kế hoạch công tác tuần phải ghi đầy đủ, cụ thể dự kiến nội dung công việc trong tuần và kết quả thực hiện từng ngày.
3.1.2. Đối với cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ điều tra, trinh sát hoặc nhiệm vụ khác cần giữ bí mật về nội dung công việc thì chỉ cần ghi đề mục để giữ bí mật nghiệp vụ công tác; lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp phụ trách cán bộ, chiến sĩ có trách nhiệm phê duyệt nội dung công tác và nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện; sổ kế hoạch công tác tuần được lưu giữ theo chế độ “mật”, phải xuất trình khi có yêu cầu kiểm tra.
3.2. Trưởng phòng, ban, quận, huyện và tương đương trở lên xây dựng chương trình lịch hằng tuần báo cáo cấp trên duyệt (thay vì ghi sổ kế hoạch công tác tuần); một số lực lượng nghiệp vụ đang thực hiện Chương trình công tác tuần theo quy định của Bộ (Cảnh sát khu vực ...) thì không phải ghi sổ kế hoạch công tác tuần; chiến sĩ nghĩa vụ, học sinh, sinh viên thực hiện nhiệm vụ và chương trình lịch học hằng tuần theo kế hoạch của đơn vị và nhà trường; công nhân công an làm việc theo phân công của đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng lao động.
4. Giao ban (Điều 16, Câu 11)
4.1. Công an các đơn vị, địa phương phải tổ chức giao ban định kỳ để đánh giá kết quả những việc đã làm được, những việc còn tồn tại, đề ra chương trình, kế hoạch công tác trong thời gian tới và biện pháp thực hiện; nội dung giao ban phải ngắn gọn, cụ thể, được ghi vào sổ giao ban, có người ghi chép và người chủ trì ký xác nhận.
4.1.1. 1. Công an xã, phường, thị trấn, đồn, đội, trạm và đơn vị tương đương tổ chức giao ban hằng ngày.
4.1.2. 2. Công an quận, huyện, phòng, ban và đơn vị tương đương tổ chức giao ban hằng tuần.
4.1.3. 3. Bộ Công an, các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, học viện, trường Công an nhân dân và đơn vị tương đương; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức giao ban hằng tháng.
4.1.4. 4. Căn cứ tình hình và tính chất công tác, thủ trưởng đơn vị quyết định tổ chức giao ban đột xuất, giao ban chuyên để, giao ban theo cụm công tác, rút ngắn hoặc kéo dài định kỳ các buổi giao ban bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
5. Trực chỉ huy, trực ban, thường trực chiến đấu (Điều 26, Câu 12)
5.1. Các đơn vị CAND phải tổ chức nghiêm túc chế độ trực chỉ huy, trực ban, đảm bảo quân số thường trực chiến đấu theo quy định của Bộ Công an
5.2. Cán bộ trực chỉ huy phải nắm vững tình hình mọi mặt của đơn vị để xử lý và giải quyết các công việc theo đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
5.3. Cán bộ trực ban khi làm nhiệm vụ
5.3.1. phải giúp thủ trưởng đơn vị nắm vững quân số, vũ khí, trang bị phương tiện
5.3.2. đề xuất xử lý và giải quyết các yêu cầu công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng, hậu cần kỹ thuật
5.3.3. phải đeo băng trực ban
5.3.4. ghi chép đầy đủ tình hình trong ca trực và các phương tiện cần thiết phục vụ công tác vào sổ trực ban, hết ca trực phải ký bàn giao cho ca sau.
5.4. Cán bộ, chiến sĩ thường trực chiến đấu phải có mặt tại đơn vị, mặc trang phục Công an nhân dân đúng quy định, sẵn sàng giải quyết công việc khi có yêu cầu.
6. nội vụ, vệ sinh trụ sở cơ quan, doanh trại (Đ44, C27)
6.1. 1. Trụ sở cơ quan, đơn vị Công an phải treo Quốc kỳ theo quy định của pháp luật, có biển hiệu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an; có nội quy bảo vệ cơ quan; tổ chức trực ban, bảo vệ canh gác thường xuyên, bảo đảm an toàn trong mọi trường hợp. Xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp và các phương tiện khác phải để đúng nơi quy định. Ra vào cổng trụ sở cơ quan, doanh trại phải xuất trình giấy tờ khi có yêu cầu; phải xuống xe khi đi xe mô tô hai bánh, xe gắn máy, xe đạp và các phương tiện thô sơ khác. Cấm đưa người không có phận sự vào trụ sở, doanh trại, nơi làm việc khi chưa được phép của thủ trưởng đơn vị.
6.2. 2. Hội trường, phòng họp, nơi trực ban, tiếp công dân phải được trang bị các phương tiện và trang trí khánh tiết theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an; bàn ghế, tủ tải liệu phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, thống nhất, vệ sinh sạch sẽ; phòng làm việc của các đơn vị phải treo biển hiệu; bàn làm việc của lãnh đạo chi huy (phòng làm việc chung) và cán bộ trực ban, trực giải quyết công việc với nhân dân phải có biển chức danh.
6.3. 3. Nơi làm việc với người có hành vi vi phạm pháp luật và người có liên quan phải bố trí riêng.
7. nội vụ, vệ sinh nơi ăn, ngủ, nghỉ của cán bộ, chiến sĩ (Đ45, C28)
7.1. 1. Nơi ngủ, nghỉ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ. Các đơn vị ở tập trung phải có nội quy, quy định việc sắp xếp quần áo, giày dép, chăn màn và đồ đạc nơi ngủ, nghỉ cụ thể, bảo đảm thống nhất.
7.2. 2. Nhà ăn, nhà bếp phải có biển hiệu, nội quy và thực hiện công khai tài chính; thường xuyên bảo đảm trật tự, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát; phải bảo quản tốt lương thực, thực phẩm, có tủ lưu nghiệm thức ăn hằng ngày. Thủ trưởng đơn vị, y tế cơ quan phải thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm chế độ, tiêu chuẩn, định mức ăn của cán bộ, chiến sĩ. Cán bộ, chiến sĩ phải chấp hành đúng nội quy nhà ăn, mặc quần dài, áo có tay, đi giày hoặc dép khi đến nhà ăn.
7.3. 3. Cán bộ, chiến sĩ trong các doanh trại tập trung, học sinh, sinh viên các học viện, trường Công an nhân dân phải ăn, nghỉ, sinh hoạt tại nhà tập thể của đơn vị theo quy định; trường hợp đặc biệt, muốn ăn, nghỉ ngoài doanh trại, đơn vị phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền
8. Quản lí VK, VLN, CCHT (Đ22, C15)
8.1. 1. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được giao quản lý và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
8.2. 2. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các phương tiện nghiệp vụ khác phải được quản lý chặt chẽ theo quy định, bảo đảm an toàn; có giấy phép sử dụng và số theo dõi; phân công cán bộ quản lý phải có chuyên môn về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và ghi chép, giao nhận, bảo dưỡng theo quy định, bảo đảm yêu cầu sẵn sàng chiến đấu; phải chấp hành yêu cầu khi kiểm tra.
9. Xử lí vi phạm điều lệnh (Đ7, TT02/2021/TTBCA ngày 11/1/21, C35)
9.1. 1. Đối với đơn vị vi phạm điều lệnh: a) Phê bình; b) Hạ bậc danh hiệu thi đua năm c) Không xét tặng danh hiệu thi đua năm.
9.2. 2. Đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh: a) Phê bình; b) Hạ bậc danh hiệu thi đua năm c) Không xét tặng danh hiệu thi đua năm; d) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ; đ) Khiển trách; e) Cảnh cáo; g) Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương; h) Cách chức, giáng chức; i) Tước danh hiệu Công an nhân dân.
10. Thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh (Điều 8, Câu 6)
10.1. Cấp dưới phải thực hiện nghiêm túc chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; nếu chưa rõ chỉ thị, mệnh lệnh thì phải hỏi lại; nếu thấy không phù hợp thì đề đạt ý kiến với người ra chỉ thị, mệnh lệnh; nếu người ra chỉ thị, mệnh lệnh chưa thay đổi ý kiến thì vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành
10.2. Người nhận chỉ thị, mệnh lệnh trực tiếp của cấp trên phải thi hành ngay, đồng thời phải báo cáo với thủ trưởng trực tiếp của mình biết nội dung công việc cấp trên giao (trừ trường hợp cấp trên ra chỉ thị, mệnh lệnh yêu cầu không báo cáo nội dung với thủ trưởng trực tiếp).
10.3. Cấp dưới thực hiện xong chỉ thị, mệnh lệnh phải báo cáo chính xác, đầy đủ, kịp thời kết quả thực hiện với người ra chỉ thị, mệnh lệnh.
11. Ra chỉ thị, mệnh lệnh (Điều 7, Câu 5)
11.1. Cấp trên ra chỉ thị, mệnh lệnh phải qua từng cấp, từ trên xuống dưới theo hệ thống tổ chức của lực lượng CAND, khi cần thiết có thể ra chỉ thị, mệnh lệnh trực tiếp không qua thủ trưởng trực tiếp quản lý CBCS.
11.2. Chỉ thị mệnh lệnh phải rõ ràng, cụ thể và phải được đôn đốc, kiểm tra thi hành
11.3. Khi người thi hành chỉ thị, mệnh lệnh có ý kiến đề đạt, người ra chỉ thị, mệnh lệnh phải nghiên cứu xem xét; nếu thấy chỉ thị, mệnh lệnh chưa đúng, phải kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi.
12. Kỉ luật công tác (Điều 10, Câu 8 )
12.1. CBCS phải có mặt tại đv trước 5p và nghỉ đúng giờ; vắng phải báo cáo rõ lý do cho thủ trưởng đv hoặc người phụ trách; chấp hành nghiêm nội quy nơi làm việc, k gây mất trật tự ảnh hưởng đến ng khác.
12.2. Khi thực hiện nhiệm vụ, CBCS phải chấp hành đúng quy trình, chế độ công tác theo quy định của Pháp luật và của Bộ Công an.
13. Kỉ luật chiến đấu (Điều 11, Câu 9)
13.1. Trong chiến đấu, CBCS CAND phải nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN.
13.2. Giữ vững khí tiết của người Công an cách mạng.
14. Kỷ luật trong tình huống đột xuất, bất ngờ (Điều 12, Câu 10)
14.1. phải tham gia giải quyết và tìm mọi cách ngăn chặn hậu quả xảy ra
14.2. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải kiên quyết bảo vệ đồng đội, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ vũ khí, phương tiện chiến đấu, hồ sơ, tài liệu.
14.3. báo ngay cho đơn vị Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để giải quyết
15. Chào (K1, Đ36, C21)
15.1. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi gặp nhau phải chào
15.1.1. cấp dưới phải chào cấp trên trước
15.1.2. cùng chức vụ thì người nào có cấp bậc thấp hơn phải chào trước
15.1.3. ngang chức, ngang cấp thì người nào tuổi đời thấp hơn hoặc nhìn thấy trước phải chào trước
15.1.4. người được chào phải chào lại
15.1.5. khi mặc trang phục Công an nhân dân (có đội mũ hoặc không đội mũ) phải chào bằng động tác theo điều lệnh đội ngũ hoặc kết hợp chào bằng động tác và bằng lời
15.1.5.1. Mặc trang phục CAND, chào kết hợp bằng động tác và bằng lời (K3, Đ36, C22) khi:
15.1.5.1.1. Gặp cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân, các đồng chí trong lực lượng Quân đội nhân dẫn đến thăm, làm việc
15.1.5.1.2. Gặp để giải quyết công việc với Nhân dân, với người nước ngoài.
15.1.6. thường xuyên gặp nhau trong ngày thì lần đầu chào bằng động tác, lần sau chào bằng lời
15.1.7. mặc thường phục chỉ chào bằng lời