1. THẤT NGHIỆP
1.1. 1. Khái niệm và đo lường
1.1.1. Khái niệm: thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm đc việc làm ở mức tiền lương thịnh hành
1.1.2. Đo lường thất nghiệp
1.1.2.1. Lực lượng lao động (LF) = Số người có việc làm (E) +Số người thất nghiệp (U)
1.1.2.2. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động (p) = Lực lượng lao động (LF) / Dân số trong độ tuổi lao động (LFpop)
1.1.2.3. Tỉ lệ có việc làm (e) = Số người có việc làm (E) / Lực lượng lao động (LF)
1.1.2.4. Tỉ lệ thất nghiệp (u) = Số người thất nghiệp (U) / Lực lượng lao động (LF)
1.2. 2. Nguyên nhân và phân loại
1.2.1. Thất nghiệp tự nhiên (Dài hạn) - Luôn tồn tại, ngay cả trong dài hạn. - Là mức thất nghiệp khi nền kinh tế hoạt động ở điều kiện bình thường.
1.2.1.1. Thất nghiệp tạm thời/cọ xát (Frictional)
1.2.1.1.1. Nguyên nhân
1.2.1.1.2. Tác động
1.2.1.1.3. Chính sách công
1.2.1.2. Thất nghiệp cơ cấu (Structural)
1.2.1.2.1. Nguyên nhân
1.2.1.2.2. Tác động
1.2.1.2.3. Chính sách công
1.2.1.3. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điên
1.2.1.3.1. Nguyên nhân: Tiền lương thực tế cao hơn mức cân bằng thì gây ra thất nghiệp.
1.2.1.3.2. biểu đồ thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển
1.2.2. Thất nghiệp chu kỳ (Ngắn hạn) - Biểu thị độ lệch của thất nghiệp thực tế trong ngắn hạn so với mức thất nghiệp tự nhiên - Liên quan đến biến động ngắn hạn của chu kì kinh doanh.
1.2.2.1. Nguyên nhân
1.2.2.1.1. Khi tổng cầu sụt giảm không tiêu thụ hết sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, gây ra suy thoái và sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng
1.2.2.1.2. Trong thời kì suy thoái, người tiêu dùng sẽ mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn
1.2.2.1.3. Các công ty bán ít hàng hóa và dịch vụ hơn do đó giảm sản xuất
1.2.2.1.4. Nếu các công ty sản xuất ít hơn, điều này dẫn đến nhu cầu về công nhân thấp hơn hoặc là công nhân bị sa thải, hoặc công ty cắt giảm việc sử dụng lao động mới dẫn đến việc dư thừa lao động
1.2.2.2. Tác động
1.2.2.2.1. Hiệu ứng số nhân âm
1.2.2.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ
1.2.2.2.3. Độ trễ
1.3. 3. Tác động của thất nghiệp
1.3.1. Chi phí của thất nghiệp: là những chi phí gây ra bởi thất nghiệp
1.3.1.1. Mất thu nhập do không có việc làm
1.3.1.2. Sử dụng tài nguyên không hiệu quả
1.3.1.3. Thuế ít nhưng vay nhiều hơn
1.3.1.4. Các vấn đề xã hội
1.3.1.5. Mất nguồn nhân lực
1.3.2. Lợi ích
1.3.2.1. Thất nghiệp tạm thời góp phần làm cho việc phân bổ nguồn lực xã hội hiệu quả hơn
1.3.2.2. Công nhân có thêm thời gian nghỉ ngơi
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
2.1. Đường Phillips: biểu thị mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp.
2.1.1. Đường Phillips ngắn hạn (Short-runPhillipscurve–SRPC) dịch chuyển khi đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển
2.1.1.1. SRAS dịch chuyển sang trái thì SRPC dịch chuyển sang phải (sự đánh đổi ít thuận lợi hơn)
2.1.1.2. SRAS dịch chuyển sang phải thì SRPC dịch chuyển sang trái (sự đánh đổi thuận lợi hơn)
2.1.1.3. đồ thị đường phillips ngắn hạn
2.1.2. Đường Phillips dài hạn (LRPC): Trong dài hạn, tỉ lệ lạm phát dự kiến và tỉ lệ lạm phát thực tế bằng nhau nên thất nghiệp trở về mức tự nhiên, đường Phillips dài hạn là đường thẳng đứng, đường Phillips dài hạn dịch chuyển khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi
2.1.2.1. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm: LRPC dịch chuyển sang trái
2.1.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng: LRPC dịch chuyển sang phải
2.1.2.3. đồ thị đường philiips dài hạn
3. Danh sách thành viên nhóm
3.1. Phạm Võ Hoàng Phúc - 1953401020173 Phạm Mai Nhất Thống - 1953401020216 Quách Như Quỳnh - 1953401020191 Đoàn Nguyễn Phương Thùy - 1953401020228
4. LẠM PHÁT
4.1. 1. Khái niệm và đo lường
4.1.1. Khái niệm: lạm phát (inflation) là sự gia tăng liên tục của mức giá chung
4.1.1.1. Giảm phát (deflation): mức giá chung liên tục giảm. Khi đó, sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng
4.1.1.2. Giảm lạm phát (disinflation): tỉ lệ làm phát giảm xuống
4.1.2. Đo lường
4.1.2.1. Cách 1: TLLP =[(CPIt - CPIt-1)/ CPIt-1] x 100% (Chỉ số giá tiêu dùng CPI)
4.1.2.2. Cách 2: TLLP =[(DtGDP - Dt-1GDP)/ Dt-1GDP] x 100% (chỉ số điều chỉnh GDP: DtGDP)
4.2. 2. Phân loại
4.2.1. Lạm phát vừa phải (moderate inflation)
4.2.1.1. Giá cả tăng chậm, có thể dự đoán được, ở mức 1 con số một năm
4.2.2. Lạm phát phi mã (galloping inflation)
4.2.2.1. Giá cả tăng nhanh, ở mức 2 hoặc 3 con số một năm. Lạm phát này kéo dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng, triệt tiêu các động lực phát triển kinh tế
4.2.3. Siêu lạm phát (hyperinflation)
4.2.3.1. Giá cả tăng rất nhanh, mức lạm phát từ 50% một tháng trở lên (khoảng trên 13000% một năm). Siêu lạm phát phá hủy nền kinh tế, gây bất ổn tình hình an ninh – chính trị ở trong nước
4.3. 3. Nguyên nhân
4.3.1. Lạm phát do cầu kéo (pull-demand)
4.3.1.1. Lạm phát xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh, đặc biệt khi sản lượng đạt hoặc vượt mức sản lượng tự nhiên
4.3.1.2. Tổng cầu AD tăng gây ra sự tăng giá cả và lạm phát xảy ra
4.3.1.2.1. Sản lượng tăng tới Y1
4.3.1.2.2. Mức giá tăng tới P1
4.3.1.3. Dư cầu xảy ra khi nên kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất
4.3.1.3.1. Tiêu dùng tăng cao
4.3.1.3.2. Đầu tư tăng cao
4.3.1.3.3. Chi tiêu chính phủ tăng cao
4.3.1.3.4. Xuất khẩu tăng cao
4.3.1.4. đồ thị lạm phát do cầu kéo
4.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy (push-cost)
4.3.2.1. Tổng cung ngắn hạn giảm, đường tổng cung dịch chuyển sang trái và gây ra lạm phát kèm suy thoái
4.3.2.1.1. Sản lượng giảm xuống Y1
4.3.2.1.2. Giá cả tăng lên P1
4.3.2.2. Tổng cung ngắn hạn giảm khi
4.3.2.2.1. Giá nguyên vật liệu đầu vào (xăng dầu, điện, nước,..) tăng mạnh
4.3.2.2.2. Giá nhân công tăng
4.3.2.2.3. Chính phủ tăng thuế đánh vào sản xuất (thuế gián thu)
4.3.2.2.4. Thiên tai chiến tranh, dịch bệnh
4.3.2.3. đồ thị làm phát do chi phí đẩy
4.3.3. Lạm phát ỳ (inertia inflation)
4.3.3.1. Là lạm phát có mức giá chung tăng lên theo tỷ lệ khá ổn định và tương đối thấp trong một thời gian dài
4.3.3.2. Loại lạm phát này hoàn toàn dự tính được và được mọi người biết đến trong các hợp đồng về lao động, cho thuê, cho vay,… (lạm phát kỳ vọng)
4.3.3.3. đồ thì lạm phát ỳ
4.3.4. Mối quan hệ giữa lạm phát và tiền tệ
4.3.4.1. Các nguyên nhân lạm phát do cầu kéo, chi phí đẩy và lạm phát ỳ đều mới cho thấy nguyên nhân gây ra lạm phát trong ngắn hạn, chưa chỉ ra được lạm phát trong dài hạn.
4.3.4.2. Lí thuyết số lượng tiền tệ
4.3.4.2.1. - Sản lượng nền kinh tế trong 1 năm là Y; giá mỗi đơn vị hàng hóa là P -> Tổng giá trị giao dịch trong năm là P*Y - Cung tiền trong nền kinh tế là M; tốc độ chu chuyển tiền tệ trong 1 năm là V -> Tổng giá trị giao dịch trong năm là M*V => Phương trình số lượng tiền: P*Y = M*V
4.3.4.2.2. Phương trình số lượng tiền phản ánh mối quan hệ giữa lượng tiền cung ứng (M) và GDP danh nghĩa (P*Y)
4.3.4.2.3. Khi phương trình số lượng tiền P*Y=M*V => M=(P*Y)/V --> sự gia tăng lượng tiền (M) trong nền kinh tế được phản ánh ở 1 trong 3 biến: Mức gia tăng (P) Sản lượng tăng (Y) Tốc độ chu chuyển tiền tệ giảm (V)
4.3.4.2.4. Phương trình số lượng tiền P*Y = M*V => P = (M*V)/Y -> do V có tính chất ổn định nên
4.4. 4. Chi phí của lạm phát
4.4.1. Đối với lạm phát được tính trước
4.4.1.1. Lạm phát hoàn toàn được dự tính được khi lạm phát xảy ra đúng như dự tính từ trước của các tác nhân kinh tế
4.4.1.2. Chi phí của lạm phát được dự tính trước
4.4.1.2.1. Chi phí mòn giầy (shoe-leather cost): lạm phát làm tăng lãi suất danh nghĩa -> giảm nhu cầu về tiền -> đến ngân hàng nhiều hơn để rút tiền -> chi phí về thời gian và sức lực
4.4.1.2.2. Chi phí thực đơn (menu cost): các DN niêm yết giá sẽ phải thường xuyên thay đổi catalog báo giá nếu lạm phát cao và thường xuyên -> chi phí in ấn và gửi bảng giá tới khách hàng
4.4.1.2.3. Thay đổi không mong muốn trong giá cả tương đối: lạm phát gây ra sự thay đổi giá cả không đều và làm méo mó giá cả tương đối -> sức mạnh của thị trường tự do bị hạn chế
4.4.1.2.4. Tăng gánh nặng thuế: biểu thuế không thay đổi theo tỷ lệ lạm phát -> khoản thuế phải nộp sẽ tăng khi lạm phát xảy ra dù rằng thu nhập thực tế trước thuế không thay đổi
4.4.1.2.5. Sự nhầm lẫn và bất tiện: lạm phát làm giá trị của tiền giảm và đơn vị hạch toán là tiền bị méo mó
4.4.2. Đối với lạm phát không được tính trước
4.4.2.1. Lạm phát xảy ra bất ngờ ngoài dự tính của của các tác nhân kinh tế
4.4.2.2. Gây nên các tổn thất xã hội như lạm phát dự tính được (ở mức độ lớn hơn), còn gây thêm tổn thất: làm phân phối lại thu nhập và của cải giữa các thành viên trong xã hội không theo nỗ lực, cống hiến và nhu cầu của họ
4.4.2.3. VD: nếu lạm phát thực tế cao hơn mức lạm phát dự kiến, ai được lợi, ai bị thiệt? - Nếu πt > πe => người đi vay, chủ doanh nghiệp, ngân sách (chính phủ) có lợi - Nếu πt < πe => người cho vay, công nhân, người đóng thuế có lợi
4.4.3. Các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam
4.4.3.1. Hạn chế thâm hụt ngân sách: tăng T, giảm G, huy động thêm nguồn vốn khu vực tư nhân
4.4.3.2. Hạn chế tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách in tiền, thực hiện CSTT thận trọng, chấp nhận sự đánh đổi
4.4.3.3. Chống tham nhũng toàn diện
4.4.3.4. Nâng cao khả năng sản xuất của nền kinh tế tránh nhập khẩu lạm phát
4.4.3.5. Vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam tránh dòng xoáy đô tăng, lạm phát tăng