LƯU ĐỒ HỌC PHẬT "Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có Phật là quý bá...

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
LƯU ĐỒ HỌC PHẬT "Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có Phật là quý báu. Chỉ có chân lý của Phật là bất di bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát !" by Mind Map: LƯU ĐỒ HỌC PHẬT "Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có Phật là quý báu. Chỉ có chân lý của Phật là bất di bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát !"

1. THANH VĂN - DUYÊN GIÁC

1.1. Tứ diệu đế

1.1.1. Khổ đế là sự thật đúng đắn vững chắc cao hơn cả về sự khổ ở thế gian. Sự thật này rõ ràng, minh bạch không ai có thể chối cãi được

1.1.1.1. 1. Khổ khổ

1.1.1.2. 2. Hoại khổ

1.1.1.3. 3. Hành khổ

1.1.1.4. 4. Sanh, 5. Lão, 6. Bệnh, 7. Tử khổ

1.1.1.5. 9. Ái biệt ly khổ

1.1.1.6. 10. Cầu bất đắc khổ

1.1.1.7. 11. Oán tắng hội khổ

1.1.1.8. 12. Ngũ ấm xí thạnh khổ

1.1.2. Tập đế này các ngươi ! Hãy nghe ta nói rõ những nguyên nhân sanh ra đau khổ đây !

1.1.2.1. 1. Tham, 2. Sân, 3. Si, 4. Mạn, 5. Nghi

1.1.2.2. 6. Thân kiến

1.1.2.3. 7. Biên kiến

1.1.2.4. 8. Kiến thủ

1.1.2.5. 9. Giới cấm thủ

1.1.2.6. 10. Tà kiến

1.1.2.7. 11. kiến hoặc

1.1.2.8. 12. Tư hoặc

1.1.2.9. 13. Trần sa hoặc

1.1.2.10. 14. Vô minh hoặc

1.1.3. Diệt đế các ông phải biết, vì tập nhân phiền não mới có quả khổ sanh tử, vậy các ông phải dứt trừ phiền não tập nhân. Khi đã dứt trừ được rồi, lại thường thường phải nắm chặt chỗ dứt trừ cho chắc chắn, không khi nào nới bỏ. Đến khi chứng đạo quả Niết-bàn.

1.1.4. Đạo đế Muốn thực chứng thể nhập Niết-bàn thì phải theo phương pháp mà Phật dạy. Phương pháp chân chính, có hiệu quả chắc thật để thành Phật đó là đạo đế. Nếu rõ biết đời là đau khổ, nguyên nhân của nó là gì, và nếu có tha thiết cầu giải thoát khỏi cảnh khổ để đến một cõi an vui tốt đẹp nhất là Niết-bàn, nhưng nếu không có phương pháp hiệu nghiệm để thực hiện ý muốn ấy, thì biết cho nhiều cũng vô ích và càng thêm đau khổ.

1.1.4.1. 1. Tứ niệm xứ

1.1.4.1.1. 1. Quán thân bất tịnh

1.1.4.1.2. 2. Quán tâm vô thường

1.1.4.1.3. 3. Quán pháp vô ngã

1.1.4.1.4. 4. Quán thọ thị khổ

1.1.4.2. 2. Tứ chánh cần

1.1.4.2.1. 1. Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh

1.1.4.2.2. 2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh

1.1.4.2.3. 3. Tinh tấn làm phát sanh những điều lành

1.1.4.2.4. 4. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sanh

1.1.4.3. 3. Tứ như ý túc

1.1.4.3.1. 1. Dục (mong muốn) như ý túc

1.1.4.3.2. 2. Tinh tấn như ý túc

1.1.4.3.3. 3. Nhất tâm như ý túc

1.1.4.3.4. 4. Quán như ý túc

1.1.4.4. 4. Ngũ căn

1.1.4.4.1. 1. Tín, 2. Tấn, 3. Niệm , 4. Định , 5. Huệ căn

1.1.4.5. 5. Ngũ lực

1.1.4.5.1. 1. Tín, 2. Tấn, 3. Niệm , 4. Định , 5. Huệ lực

1.1.4.6. 6. Thất bồ đề phần

1.1.4.6.1. 1. Trach pháp

1.1.4.6.2. 2. Tinh tấn

1.1.4.6.3. 3. Hỷ

1.1.4.6.4. 4. Niệm

1.1.4.6.5. 5. Khinh an

1.1.4.6.6. 6. Định

1.1.4.6.7. 7. Xả

1.1.4.7. 7. Bát chánh đạo

1.1.4.7.1. 1. Chánh kiến

1.1.4.7.2. 2. Chánh tư duy

1.1.4.7.3. 3. Chánh ngữ

1.1.4.7.4. 4. Chánh nghiệp

1.1.4.7.5. 5. Chánh mạng

1.1.4.7.6. 6. Chánh tinh tấn

1.1.4.7.7. 7. Chánh niệm

1.1.4.7.8. 8. Chánh định

1.2. Pháp 12 nhân duyên

1.2.1. 1. Lối thuận sanh của 12 nhân duyên

1.2.1.1. Tất cả chúng sanh xưa nay bản tánh vốn thanh tịnh, do quá khứ vì một niệm VÔ MINH vọng đọng, dấy khởi vọng thức, từ đây tạo ra vô số các HÀNH nghiệp, liền có THỨC nhập thai, khi có thức nhập thai, thì có thai nghén đời hiện tại, có thai nghén từ từ hình thành và đầy đủ các bộ phận, tai mắt mũi lưỡi thân ý, bấy giờ sáu căn đầy đủ, sau khi sanh ra sáu căn này sẽ nhận biết sáu loại cảm giác, sáu loại cảm giác còn gọi là sáu loại cảm THỌ, có cảm thọ thì phân biệt yêu ghét (ÁI), sau khi có yêu ghét thì sẽ chấp trước (THỦ), nên gắng sức để đoạt lấy, có sự đoạt lấy thì lại hình thành nghiệp nhân của đời tiếp theo, thì phải lãnh chịu sự SANH ra của đời sau, có sinh thì có LÃO có TỬ, và kèm theo tất cả những lo lắng bi thương khổ não, đây là lối thuận sanh của 12 nhân duyên.

1.2.2. 2. Lối diệt trừ 12 nhân duyên

1.2.2.1. Nếu không có vô minh vọng đọng, thì làm sao có hành vi tạo nghiệp, không có hành vi gây nghiệp thì làm sao có thức để nhập thai, không có thức để nhập thai thì làm sao có thai nghén của sắc thân này, không có sắc thân thì chẳng có hiện diện của sáu căn, không có sáu căn thì không có sáu loại cảm giác, không có cảm giác thì không có cảm thọ, không có cảm thọ thì không có thương yêu ái luyến, không có ái luyến thì không dính mắt đoạt lấy, không có dính mắt đoạt lấy thì không có nghiệp báo nhân quả đời tương lai, không có nghiệp nhân quả của tương lai thì không có sự sinh của tương lai, không có sự sinh ra thì chẳng có già chết cùng với ưu bi sầu khổ phiền não.

1.2.3. 3. Thấy được Phật tánh thanh tịnh

1.2.3.1. Đây là lối diệt trừ của 12 nhân duyên, tất cả chúng sinh không quán chiếu 12 nhân duyên, nên bị lưu chuyển trong biển khổ sanh tử, nếu quán chiếu được 12 nhân duyên này, có thể thấy được thật tướng các Pháp, thấy được thật tướng các Pháp, tức là thấy được Phật, thấy được Phật, tức là thấy được Phật tánh, tại sao nói như thế, bởi vì tất cả chư Phật đều lấy Pháp 12 nhâ n duyên này làm Pháp tánh.

2. PHÁP MÔN

2.1. Mật Pháp

2.2. Tịnh pháp

2.3. Hiển pháp

2.4. Thiền pháp

3. bước đầu học Phật

3.1. Phật học phổ thông

3.2. Phật học tinh yếu

3.3. Phật bản hạnh kinh

3.4. Đọc hiểu kinh Phật

4. TAM TẠNG KINH ĐIỂN những giáo pháp giáo nghĩa mà Thích Ca Mâu Ni từng thuyết giảng được gọi là "kinh Phật"

4.1. KINH

4.1.1. THỜI KỲ THUYẾT PHÁP

4.1.1.1. thời thứ nhất Phật nói Kinh Hoa Nghiêm - Phật nói trong 21 ngày

4.1.1.2. Thời thứ hai Phật nói Kinh A Hàm - Phật nói trong 12 năm

4.1.1.2.1. Trường A hàm

4.1.1.2.2. Trung A hàm

4.1.1.2.3. Tạp A hàm

4.1.1.2.4. Tăng nhất A hàm

4.1.1.3. thời thứ ba Phật nói kinh Phương Đẳng - Phật nói trong 8 năm

4.1.1.3.1. Đại bảo tích kinh

4.1.1.3.2. Lăng già kinh

4.1.1.3.3. Duy Ma Cật kinh

4.1.1.3.4. Phật thuyết vô lượng thọ, đại A Di Đà, A Di Đà kinh

4.1.1.3.5. Bát đại nhân giác kinh

4.1.1.3.6. Tứ thập nhị chương kinh

4.1.1.3.7. Dược sư bổn nguyện công đức kinh

4.1.1.3.8. Địa Tạng bồ tát bổn nguyện kinh

4.1.1.3.9. Thủ lăng nghiêm kinh

4.1.1.3.10. Thắng man kinh

4.1.1.3.11. Đại phương tuện Phật báo ân

4.1.1.3.12. Phạm võng kinh

4.1.1.3.13. Bi hoa kinh

4.1.1.3.14. Giải thâm mật kinh

4.1.1.4. thời thứ tư Phật nói kinh Bát Nhã - Phật nói trong 22 năm

4.1.1.4.1. Đại bát nhã ba la mật

4.1.1.4.2. Kim cang bát nhã ba la mật

4.1.1.4.3. Tâm kinh bát nhã ba la mật

4.1.1.5. thời thứ năm Phật nói kinh Pháp Hoa - Phật nói trong 8 năm & Niết Bàn - Phật nói trong 1 ngày 1 đêm

4.1.2. CHUẨN TẮC ĐỂ HỌC PHẬT PHÁP VÀ KINH PHẬT

4.1.2.1. 1. Theo pháp không theo người

4.1.2.2. 2. Theo nghĩa không theo lời

4.1.2.3. 3. Theo liễu nghĩa không theo bất liễu nghĩa

4.1.2.4. 4. Theo trí không theo thức

4.1.3. TIÊU CHUẨN ĐỂ PHÁN ĐOÁN KINH PHẬT

4.1.3.1. 1. Chư hạnh vô thường

4.1.3.2. 3. Niết bàn tịch tĩnh

4.1.3.3. 2. Chư pháp vô ngã

4.2. LUẬT

4.3. LUẬN

5. Giới - Định - Huệ

5.1. GIỚI sau khi ta (Phật) diệt độ, các người tu hành phải tôn kính giới luật làm thầy, dầu cho ta còn tại thế để dạy dỗ các người mấy ngàn đời đi nữa, ta cũng không thêm điều nào ngoài giới luật

5.1.1. Ngũ giới

5.1.1.1. 1. không sát sanh

5.1.1.2. 2. không trộm cưới

5.1.1.3. 3. không tà dâm

5.1.1.4. 4. không uống rượu

5.1.1.5. 5. không nói sai sự thật

5.1.2. Bát quan trai giới

5.1.3. Bồ Tát giới

5.1.3.1. 10 giới trọng

5.1.3.1.1. 1. cộng 5 giới trước

5.1.3.1.2. 6. rao lỗi tứ chúng

5.1.3.1.3. 7. tự khen mình chê người

5.1.3.1.4. 8. bỏn sẻn

5.1.3.1.5. 9. giận hơn không nguôi

5.1.3.1.6. 10. hủy báng tam bảo

5.1.3.2. 48 giới khinh

5.1.3.2.1. 1. không kính thầy bạn 2. không uống rượu 3. không ăn thịt 4. không ăn ngũ tân 5. không dạy người sám hối 6. không cúng dường thỉnh pháp 7. không đi nghe pháp 8. có tâm trái bỏ đại thừa 9. không khán bệnh 10. chứa khí cụ sát sanh

5.1.3.2.2. 11. đi sứ 12. buôn bán phi pháp 13. phóng hỏa 14. dạy giáo lý ngoài đại thừa 15. vì lợi mà giảng pháp lộn xộn 16. hủy báng 17. cậy thế lực 18. không thông hiểu mà làm thầy truyền giới 19. lưỡng thiệt 20. không phóng sanh

5.1.3.2.3. 21. đem sân báo sân, đánh trả đánh 22. kiêu mạn không thỉnh pháp 23. khinh ngạo không tận tâm dạy 24. không tập học đại thừa 25. tri chúng vụng về 26. riêng thọ lợi dưỡng 27. thọ biệt thỉnh 28. biệt thỉnh tăng 29. tà mạng nuôi sống 30. quản lý cho bạch y

5.1.3.2.4. 31. không mua chuộc 32. tổn hại chúng sanh 33. tà nghiệp giác quán 34. tạm bỏ bồ đề tâm 35. không phát nguyện 36. không phát thệ 37. vào chỗ hiểm nạn 38. trái thứ tự tôn ty 39. không thu phước huệ 40. không bình đẳng truyền giới

5.1.3.2.5. 41. vì lợi làm thầy 42. vì người ác giảng giới 43. cố móng tâm phạm giới 44. không cúng dường kinh luật 45. không giáo hóa chúng sanh 46. thuyết pháp không đúng pháp 47. chế hạn phi pháp 48. phá diệt Phật pháp

5.1.4. Thập thiện

5.1.4.1. 1. cộng 5 giới trước

5.1.4.2. 6. không nói thêu dệt, lưỡi hai chiều

5.1.4.3. 7. không nói lời hung ác

5.1.4.4. 8. không tham muốn : sắc, tài, danh, thực, thùy. Ngũ trần dục lạc ấy, thật ra, vui ít mà khổ nhiều.

5.1.4.5. 9. không giận hờn

5.1.4.6. 10. Không si mê

5.2. Định

5.3. Huệ