1. Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII – VI trước công nguyên
2. Thuật ngữ “dân chủ” ra đời khi nào?
3. Sự phát triển của dân chủ
3.1. - Nhu cầu về dân chủ xuất hiện từ rất sớm trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc.Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủ mà Ph.Ăngghen gọi là “dân chủ nguyên thủy” hay còn gọi là “dân chủ quân sự”.
3.2. - Sự ra đời của chế độ tư hữu và sau đó là giai cấp đã làm cho hình thức “dân chủ nguyên thủy” tan rã, nền dân chủ chủ nô ra đời.
3.3. - Với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, lịch sử xã hội loài người dưới sự thống trị của nhà nước chuyên chế phong kiến, chế độ dân chủ chủ nô đã bị xóa bỏ và thay vào đó là chế độ độc tài chuyên chế phong kiến.
3.4. - Cuối thế kỷ XIV – đầu XV, giai cấp tư sản với những tư tưởng tiến bộ về tự do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản.
3.5. - Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917),một thời đại mới mở ra – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động ở nhiều quốc gia giành được quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, thiết lập Nhà nước công – nông, thiết lập nền dân chủ vô sản để thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân.
4. Ý Nghĩa
4.1. + Dân chủ là một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó mọi thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định. Dân chủ cũng được hiểu là một hình thái nhà nước thừa nhận nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.
4.2. + Dân chủ cũng được định nghĩa thêm như sau :"chính quyền của nhân dân, đặc biệt là: sự thống trị của số đông" hoặc "một chính phủ trong đó quyền lực tối cao được trao cho người dân và thực hiện bởi họ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hệ thống đại diện thường liên quan đến việc tổ chức định kỳ các cuộc bầu cử tự do".
5. Nội dung cơ bản của dân chủ theo quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lê nin
5.1. 1. Quyền lực thuộc về nhân dân:
5.1.1. ● Nhân dân là chủ thể của quyền lực: Mọi quyền lực đều xuất phát từ nhân dân, do nhân dân ủy quyền và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
5.1.2. ● Nhân dân trực tiếp và thông qua các đại biểu do mình bầu ra thực hiện quyền lực nhà nước: ○ Trực tiếp: Thông qua các hình thức như: Bầu cử, trưng cầu dân ý, hội nghị nhân dân,... ○ Gián tiếp: Thông qua các đại biểu do mình bầu ra vào các cơ quan nhà nước.
5.1.3. ● Nhà nước là công cụ của nhân dân: Nhà nước được thành lập do nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
5.2. 2. Bảo đảm các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân:
5.2.1. ● Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình:
5.2.1.1. ○ Công dân có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về mọi vấn đề của đời sống xã hội.
5.2.1.2. ○ Nhà nước bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí bằng các quy định pháp luật.
5.2.2. ● Quyền tự do lập hội, tự do kết hợp
5.2.2.1. ○ Công dân có quyền tự do lập hội, tự do kết hợp để thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình.
5.2.2.2. ○ Nhà nước bảo đảm quyền tự do lập hội, tự do kết hợp bằng các quy định pháp luật.
5.2.3. ● Quyền bầu cử và ứng cử:
5.2.3.1. ○ Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước
5.2.3.2. ○ Nhà nước bảo đảm quyền bầu cử và ứng cử bằng các quy định pháp luật
5.2.4. ● Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội:
5.2.4.1. ○ Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua các hình thức như: Bầu cử, trưng cầu dân ý, hội nghị nhân dân,...
5.2.4.2. ○ Nhà nước bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng các quy định pháp luật.
5.3. 3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ:
5.3.1. ● Tập trung: Quyền lực được tập trung vào tay Đảng Cộng sản Việt Nam - đại biểu trung thành của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
5.3.2. ● Dân chủ: Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện quyền lực một cách dân chủ, chịu trách nhiệm trước nhân dân và phục vụ nhân dân.
5.4. 4. Kết hợp dân chủ với kỷ luật:
5.4.1. ● Dân chủ: Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
5.4.2. ● Kỷ luật: Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, của Đảng, bảo đảm trật tự xã hội.
5.5. 5. Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
5.5.1. ● Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là hạt nhân lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
5.5.2. ● Đảng lãnh đạo thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa một cách hiệu quả, phục vụ lợi ích của nhân dân.
6. Việt Nam đã tiếp nhận và vận dụng như thế nào?
6.1. + Học tập và nghiên cứu lý luận: Đảng và Nhà nước luôn chú trọng nghiên cứu, học tập lý luận của chủ nghĩa Marx-Lenin và kết hợp với thực tiễn của đất nước.
6.2. + Giữ gìn bản sắc dân tộc: luôn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
6.3. + Bảo đảm công bằng xã hội: thực hiện các chính sách an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp và ưu đãi xã hội,...), hỗ trợ người nghèo, người yếu thế.
6.4. + Cải cách và đổi mới: thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.
6.5. + Phát huy dân chủ: tăng cường sự tham gia của nhan dân vào các hoạt động xã hội, chính trị.
7. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?
7.1. Dân chủ của đại đa số nhân dân gắn với quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội và được pháp luật bảo vệ dưới sự lãnh đạo của Đảng bằng hình thức thể hiện quyền tự do, bình đẳng củ công dân.
8. Dân chủ XHCN được hình thành khi nào?
8.1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hệ tư tưởng chính trị và triết học phát triển từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những tư tưởng cốt lõi của dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ các lý thuyết của các nhà tư tưởng như Karl Marx, Friedrich Engels, và những người kế thừa họ. Một số sự kiện lịch sử quan trọng liên quan đến sự hình thành và phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa bao gồm:
8.1.1. - Năm 1848: Karl Marx và Friedrich Engels công bố "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", đề xuất xây dựng một xã hội không giai cấp, không áp bức, với sự kiểm soát của giai cấp công nhân. - Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20: Các đảng xã hội dân chủ ở châu Âu như Đảng Dân chủ Xã hội Đức, Đảng Lao động Anh, v.v. hình thành và vận động cho các mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Năm 1917: Cách mạng Tháng Mười ở Nga dẫn đến sự ra đời của Liên Xô, một quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Sau Chiến tranh Thế giới Thứ Hai: Các nước Đông Âu và Trung Quốc theo con đường xã hội chủ nghĩa.
9. 5. Bản chất của nền Dân chủ XHCN có khác biệt gì so với các nền dân chủ trước đó trong lịch sử?
9.1. Chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đều bị quy định bởi trình độ phát triển của kinh tế. Theo đó, chế độ dân chủ tư sản lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa làm cơ sở cho sự tồn tại của mình. Trong khi đó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa lại lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất làm cơ sở cho sự tồn tại của mình. Chính vì vậy sau khi ra đời, chế độ dân chủ tư sản phải được xây dựng sao cho bảo đảm sự tồn tại, phát triển của chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và sự thống trị của giai cấp tư sản. Ngược lại, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng sao cho người lao động thực sự là người chủ xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
9.2. Mục Đích
9.2.1. + DCXHCN là nên dân chủ do đại đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi ích cho đại đa số.
9.2.2. + DCTS là nền dân chủ do thiểu số, phục vụ cho lợi ích thiểu số.
9.3. Bản Chất
9.3.1. + DCXHCN là nền dân chủ mang bản chất giai cấp công nhân, nhưng nó phục vụ cho đa số. Bởi vì lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của công dân lao động và toàn dân tộc
9.3.2. + CNTS mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
9.4. Cách Thức
9.4.1. DCXHCN là nền dân chủ do đảng cộng sản lãnh đạo, nhất nguyên về giá trị, con dân chủ tư sảnh lãnh đạo, đa đảng về chính trị.
9.4.2. + DCTS thực hiện thông qua nhà nước cấp pháp quyền xã hội chủ nghĩa ( thống nhất và phân công giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp ) còn thực hiện thông qua các pháp quyền tư sản ( tam quyền phân lập ).
9.5. Cơ Sở Kinh Tế
9.5.1. + DCXHCN được thực hiện trên cơ sở kinh tế là công hữu hoá các tư liệu sản xuất chủ yếu.
9.5.2. + DCTS được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đó là chết độ áp bức bốc lột.