1. TÍCH LUỸ
1.1. Tư duy tạo ra green income cashflow, thông qua cách chọn lọc công việc
1.1.1. Không chỉ làm vì tiền, mà vì để học hỏi, phát triển bản thân
1.1.2. Không chỉ làm vì sếp kêu, mà làm bất kì việc gì, nhận tiền từ việc gì cũng hiểu tại sao phải làm việc đó
1.1.3. Hệ giá trị của bản thân được quyết định, khẳng định và phản chiếu thông qua tính chất công việc mà bạn đang "execute" mỗi ngày.
1.2. Luôn có nhiều side - job
1.2.1. Để không bị phụ thuộc hoàn toàn vào một nguồn thu nhập
1.2.2. Không dồn áp lực tài chính và "sinh lời" chỉ từ một project
1.2.3. Giống như đầu tư, không bỏ hết trứng vào 1 rổ. Khi bạn không có giá trị tài sản được gọi là "tiền", thì kiến thức, công sức, thời gian, kĩ năng, kinh nghiệm chính là tài sản mà bạn đang gieo hạt giống đầu tư vào từng mỗi công việc mà bạn đang làm.
1.2.3.1. Không phân tán công sức cho quá nhiều dự án cùng một lúc. Hãy có sự chọn lọc, ưu tiên, và đặt ra những tiêu chuẩn + measure được mức độ rủi ro + giá trị sinh lời khi bạn đầu tư thời gian và công sức của mình vào mỗi dự án.
1.2.3.1.1. tránh tình trạng bị chi phối, cuối cùng không có dự án nào thật sự "có lời", hoặc lời rất ít
1.2.3.1.2. lương 1job quá thấp, làm việc không hiệu quả, time management không ổn
1.2.3.2. Hãy trả lời cho câu hỏi "được gì" và "mất gì" khi bạn chọn đầu tư cho dự án công việc đó (đã bao gồm tiền bạc, công sức, thời gian,...). Vì bạn nên nhớ để có được kiến thức, bạn vẫn đang phải bỏ TIỀN thậm chí là RẤT NHIỀU TIỀN để HỌC được chúng.
1.2.3.2.1. Tái đầu tư sinh lời từ chính tiền học của bạn
1.3. Tích luỹ thật nhiều kiến thức, kinh nghiệp và trải nghiệm, bên cạnh tích luỹ tiền
1.3.1. Tích luỹ nền tảng sức khoẻ. Bạn sẽ không thể sống xanh chỉ với việc nói không với plastic.
1.3.1.1. Dù có ăn uống lành mạnh cách mấy, thì đó cũng chưa hẳn là sống xanh. Phần lớn thức ăn mà chúng ta ăn vào đều chứa vi nhựa.
1.3.1.2. Bạn có thể xỏ giày và đi chạy bộ tăng sức bền, hoặc đơn giản là nhảy dây 500 - 1000 cái/ngày
1.3.2. Tích luỹ kiến thức có chọn lọc. Học cả ở trường lớp, lẫn kĩ năng khi đi làm. Học từ tất cả những người bạn gặp xung quanh. Rèn luyện tư duy critical thinking, self-reflection
1.4. Tích luỹ giá trị nội tại (well-being từ tâm thế, không phải từ số dư tài khoản)
2. TIÊU DÙNG
2.1. Tái định nghĩa như thế nào là "tiêu dùng xanh" (green consuming)
2.1.1. Không phải cứ sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường thì là green consuming.
2.1.2. Tiêu dùng xanh trong chuỗi tư duy tài chính đúng, còn là kiểm soát nhu cầu tiêu dùng, chỉ tiêu dùng khi thật sự cần thiết.
2.1.2.1. Nếu chúng ta đầu tư cho 1 chiếc bình inox dùng nhiều lần tầm 150k, và sử dụng cà phê pha phin tại nhà, chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền và cả bảo vệ môi trường, thay vì tốn 150k cho 5 ly cà phê dùng ly nhựa (với 30k/ly) mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
2.1.3. Việc hướng đến lối sống tiêu dùng xanh khiến chúng ta chi tiêu đắt đỏ hơn cho 1 món hàng; bù lại khiến chúng ta bớt ham muốn mua nhiều thứ không cần thiết, kiểm soát hành vi mua sắm chỉ để thoả mãn và giảm stress.
2.1.3.1. Từ đó xây dựng thói quen chi tiêu dựa trên chất lượng, chứ không chỉ là số lượng
3. TIẾT KIỆM
3.1. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng xanh, và theo đuổi lối sống xanh sẽ giúp chúng ta có rất nhiều khoản tiền nhàn rỗi
3.1.1. Thay vì tốn tiền mua xe gắn máy và đổ xăng, bạn có thể chi tiêu cho việc đi xe điện công nghệ
3.1.2. Nếu tiết kiệm hơn, có thể sử dụng phương tiện công cộng,...
3.2. Thiết lập các quỹ dự phòng, quỹ khẩn cấp
3.3. Tư duy tài chính xanh sẽ khiến bạn muốn tự nấu ăn, tự làm mọi thứ để kiểm soát được chất lượng đầu ra
3.3.1. Thực hành lối sống tối giản
4. ĐẦU TƯ
4.1. Khi đã hoàn tất các mục tiêu quỹ dự phòng, có nhiều khoản tiền dư, bạn bắt đầu đem đi đầu tư
4.1.1. Đầu tư mà phải khiến bạn đứng ngồi không yên, lúc nào cũng trong trạng thái thấp thỏm không biết thị trường ngày mai lên hay xuống -> unhealthy, stress
4.1.1.1. Nếu đã đầu tư, cần chuẩn bị tốt tâm lý, kiến thức, nền tảng tư duy và nội tại vững, để tránh các hệ luỵ
4.1.2. Hầu hết các mô hình đầu tư sinh lời nhanh hơn gửi tiết kiệm, đều có rủi ro (chứng khoán, crypto, vàng, bđs, dự án kinh doanh,...)
4.2. Vậy đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường là điểm đến của bạn
4.2.1. Hiện nay các dự án công nghệ năng lượng mặt trời, giảm phát thải net zero,... được xếp là 1 trong các mô hình business siêu siêu lợi nhuận trong tương lai. Vì sao?
4.3. Đầu tư cho các dự án vì cộng đồng, CSR
4.3.1. Chỉ những doanh nghiệp có lợi nhuận dư dật (tức mức độ abundance tương đối ổn định thì sẽ bắt đầu thực hiện các dự án chăm sóc cộng đồng). Điều gì xảy ra khi tất cả chúng ta đều chung tay đầu tư cho các dự án cộng đồng? Gross profit từ các dự án này được "measure" như thế nào
4.4. Câu hỏi đặt ra là sinh lời như thế nào từ những dự án đầu tư "xanh"???
4.4.1. Đầu tư nào cũng đều có chỉ số rủi ro nhất định. Vậy nên các dự án càng bền vững, càng sustainable thì sẽ càng ít rủi ro. Vì sao?