1. Phong trào giải phóng dân tộc từ 9/1939 - 3/1945
1.1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (11/1939)
1.1.1. Tháng 11/1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc-môn, Gia Định)
1.1.1.1. Do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì
1.1.2. Nội dung
1.1.2.1. Hội nghị xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương
1.1.2.1.1. Đánh đổ đế quốc và tay sai
1.1.2.1.2. Giải phóng các dân tộc Đông Dương
1.1.2.1.3. Làm Đông Dương hoàn toàn độc lập
1.1.2.2. Hội nghị chủ trương
1.1.2.2.1. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất
1.1.2.2.2. đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng
1.1.2.3. Khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết công nông binh được thế bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ Cộng hòa
1.1.2.4. Mục tiêu, phương pháp đấu tranh
1.1.2.4.1. Đảng quyết định chuyển từ đấu tranh dân sinh, dân chủ sang đấu tranh đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai
1.1.2.4.2. hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp chuyển sang hoạt động bí mật
1.1.2.5. Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (Mặt trận Phản đế Đông Dương) thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương
1.1.3. Ý nghĩa
1.1.3.1. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng
1.1.3.1.1. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
1.1.3.1.2. Đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước
1.2. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941)
1.2.1. Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng
1.2.2. Sau một thời gian chuẩn bị, Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương
1.2.2.1. tại Pác Bó, Cao Bằng từ 10 - 19/5/1941
1.2.2.2. Hội nghị khẳng định
1.2.2.2.1. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc
1.2.2.2.2. Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô thuế, chia lại ruộng công
1.2.2.2.3. Chỉ rõ sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp-Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
1.2.2.2.4. Quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
1.2.2.2.5. Hình thái của cuộc khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa
1.2.2.3. Ý nghĩa lịch sử: Hội nghị lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn
1.2.2.3.1. Đa hoàn chỉnh chủ trương được đề ra tại Hội nghị Trung ương tháng 11/1939
1.3. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
1.3.1. Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang
1.3.1.1. Ngày 19/5/1941, Việt Nam độc lập đồng minh (Việt minh) ra đời
1.3.1.1.1. 5 tháng sau, Tuyên ngôn, chương trình, điều lệ của Việt Minh được công bố chính thức
1.3.1.1.2. Chương trình cứu nước của Việt Minh được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng
1.3.1.2. Xây dựng lực lượng chính trị
1.3.1.2.1. Một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng là vận động quần chúng tham gia Việt Minh
1.3.1.2.2. Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội Cứu quốc trong mặt trận Việt Minh
1.3.1.2.3. Tiếp đó, Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và ủy ban Việt Minh lâm thời Cao-Bắc-Lạng được thành lập
1.3.1.2.4. 1943, Đảng đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam
1.3.1.2.5. 1944, Đảng Dân chủ Việt Nam và hội văn hóa cứu quốc Việt Nam được thành lập, đứng trong mặt trận Việt Minh
1.3.1.2.6. Đảng tăng cường công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp, những ngoại kiều ở Đông Dương đấu tranh chống phát xít
1.3.1.3. Xây dựng lực lượng vũ trang
1.3.1.3.1. Bên cạnh xây dựng lực lượng chính trị, Đảng cũng chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang
1.3.1.3.2. Sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại
1.3.1.3.3. Sang năm 1941, những đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên
1.3.1.3.4. Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng (7/1941 - 2/1942)
1.3.1.3.5. 15/9/1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời
1.3.1.3.6. Cuối 1941, Nguyễn Ái Quốc
1.3.1.4. Xây dựng căn cứ địa
1.3.1.4.1. Công tác xây dựng căn cứ địa được Đảng quan tâm
1.3.1.4.2. Vùng Bắc Sơn-Võ Nhai được Hội nghị ban chấp hành Trung ương tháng 11/1940 chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng
1.3.1.4.3. 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa
1.3.2. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
1.3.2.1. Bối cảnh
1.3.2.1.1. Đầu 1943, chiến tranh thế giới chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho cách mạng nước ta
1.3.2.1.2. Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công quân Đức
1.3.2.1.3. Tình hình đó đòi hỏi Đảng đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền
1.3.2.2. Hành động
1.3.2.2.1. Từ 25 - 28/2/1943, ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng Lai (Đông Anh - Phúc Yên)
1.3.2.2.2. sau hội nghị này, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành gấp rút
1.3.2.2.3. Đặc biệt tại các căn cứ địa Cách mạng, công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa diễn ra khẩn trương
1.3.2.2.4. 7/5/1944, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp "sửa soạn khởi nghĩa"
1.3.2.2.5. 10/8/1944, Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân "sắm vũ khí đuổi thù chung"
1.3.2.2.6. 22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập
1.3.2.2.7. Căn cứ Cao-Bắc-Lạng được củng cố và mở rộng
1.3.2.2.8. Công cuộc chuẩn bị được tiếp tục cho đến trước ngày Tổng khởi nghĩa
2. Bối cảnh lịch sử
2.1. Tình hình chính trị
2.1.1. Thế giới
2.1.1.1. Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ
2.1.1.1.1. Tháng 6/1940, quân đội phát-xít Đức kéo vào tấn công Pháp
2.1.1.1.2. phát-xít Đức chiếm một loạt nước châu Âu, tháng 6/1941 xâm lược Liên Xô
2.1.1.2. Tại Đông Dương, bộ máy đàn áp được tăng cường, lệnh thiết quân luật được ban bố.
2.1.1.2.1. Ngày 28/9/1939, ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, đặt Đảng cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật
2.1.1.2.2. Thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến, phátxít hóa bộ máy thống trị nhằm vơ vét sức người, sức của Đông Dương phục vụ chiến tranh
2.1.1.2.3. Tháng 9/1940, quân phiệt Nhật vào Đông Dương. Nhân dân Đông Dương chịu cảnh "một cổ hai tròng" Pháp-Nhật
2.1.2. Việt Nam
2.1.2.1. Ngày 22/9/1940, phát xít Nhật đánh vào Lạng Sơn chính thức xâm lược nước ta.
2.1.2.1.1. Pháp đầu hàng và cấu kết với Nhật để thống trị và bốc lột
2.1.2.2. Dưới ách thống trị Nhật-Pháp, ở Việt Nam ngoài các đảng phái chính trị thân Pháp còn có các đảng phái thân Nhật
2.1.2.2.1. Đại Việt
2.1.2.2.2. Phục Quốc
2.1.2.3. Quân Nhật và tay sai ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh và sức mạnh Nhật
2.1.2.3.1. về thuyết Đại Đông Á
2.1.2.3.2. nhằm dọn đường cho việc hất cẳng Pháp sau này
2.1.2.4. Sang năm 1945
2.1.2.4.1. Thế giới
2.1.2.4.2. Đông Dương
2.1.2.4.3. Việt Nam
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.2.1. Thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy
2.2.1.1. tăng mức thuế cũ + đặt thêm thuế mới
2.2.1.2. sa thải bớt công nhân viên chức, giảm lương, tăng giờ làm
2.2.2. kiểm soát gắt gao việc sản xuất và phân phối, ấn định giá cả
2.2.3. Khi Nhật vào Đông Dương
2.2.3.1. Pháp
2.2.3.1.1. buộc phải để cho Nhật sử dụng sân bay, phương tiện giao thông
2.2.3.1.2. để Nhật kiểm soát hệ thống đường sắt và tàu biển
2.2.3.1.3. hàng năm, Nhật bắt chính quyền thực dân Pháp nộp 1 khoản tiền lớn
2.2.4. Nhật
2.2.4.1. Cướp ruộng đất của nông dân
2.2.4.1.1. bắt nông dân nhổ lúa, ngô, trồng đay, thầu dầu phục vụ cho chiến tranh
2.2.4.2. Một số công ty Nhật đầu tư vào những ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự
2.2.4.2.1. Khai thác Mn, sắt ở Thái Nguyên, crom ở Thanh hóa, apatit ở Lào Cai
2.2.5. Chính sách của Nhật + Pháp
2.2.5.1. đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực
2.2.5.2. cuối 1944 - đầu 1945, gần 2 triệu đồng bào chết đói
2.2.6. Tất cả các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, trừ các thế lực tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản
2.2.6.1. đều bị ảnh hưởng bởi chính sách của Pháp-Nhật
2.2.7. Những biến chuyển tình hình trong và ngoài nước
2.2.7.1. đòi hỏi Đảng ta phải
2.2.7.1.1. Kịp thời nắm bắt
2.2.7.1.2. Đánh giá chính xác tình hình
2.2.7.1.3. Đề ra đường lối đấu tranh phù hợp
3. Cách mạng tháng 8 năm 1945
3.1. Tính chất
3.1.1. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mang tính chất dân chủ mới
3.1.2. Là một bộ phận khăng khít của cách mạng dân tộc
3.1.3. Là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
3.1.4. Mục đích là làm cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách đế quốc, làm cho nước Việt Nam thành một nước độc lập tự do
3.1.5. Là một cuộc giải phóng dân tốc điển hình
3.1.5.1. Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân tộc
3.1.5.2. Lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc
3.1.5.3. Thành lập chính quyền nhà nước toàn dân tộc"
3.1.5.4. Một bộ phận của phe dân chủ chống phát xít.
3.1.5.5. Cách mạng đã giải quyết một số quyền lợi cho nông dân.
3.1.5.6. Xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ quân chủ phong kiến.
3.1.5.7. Cách mạng Tháng Tám có tính chất dân chủ, nhưng tính chất đó chưa được đầy đủ và sâu sắc.
3.1.5.8. Mang đậm tính nhân văn.
3.2. Ý nghĩa
3.2.1. Đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc
3.2.2. Nhân dân Việt Nam có quyền quyết định vận mệnh của mình
3.2.3. Nước Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền
3.2.4. Đảng Cộng sản Đông Dương từ chỗ phải hoạt động bí mật trở thành một đảng cầm quyền, có chính quyền nhà nước
3.2.5. Mở ra kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và hướng tới chủ nghĩa xã hội.
3.2.6. Là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc lần đầu tiên giành thắng lợi ở một nước thuộc địa, mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ.
3.2.7. Có sức cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
3.2.8. Là thắng lợi của đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo của Đảng và tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh.
3.2.9. Làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc
3.3. Kinh nghiệm
3.3.1. Về chỉ đạo chiến lược: phải giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.
3.3.2. Về xây dựng lực lượng: tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi
3.3.3. Về phương pháp cách mạng: bạo lực cách mạng của quần chúng.
3.3.4. Về xây dựng Đ¿ng: xây dựng một Đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam.