Chiến đấu và rút lui để giữ gìn lực lượng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của 2 tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng (09/1945-01/1946)
by Khoa Bao Nguyen
1. 10/1945
1.1. - Ủy ban kháng chiến tỉnh Lâm Viên tiếp tục chỉ đạo việc đưa Nhân dân tản cư khỏi Đà Lạt.
1.2. - Tại các khu vực tản cư, tuy đời sống gặp nhiều khó khăn nhưng đồng bào vẫn tin tưởng và hăng hái phục vụ chiến đấu.
1.3. - Những nơi địch chưa chiếm đóng, ta đẩy mạnh luyện tập quân sự và mở lớp đào tạo cấp tốc cán bộ trung đội.
1.4. - Một số trí thức, phụ nữ được học tập chính trị và công tác tuyên truyền trong vùng địch để trở về hoạt động cách mạng.
2. 01/1946
2.1. - Ở Đồng Nai Thượng, Uỷ ban kháng chiến tỉnh chỉ đạo lập phòng tuyến ở cây số 42 trên đường số 08, bố trí trận địa và đặt chướng ngại vật trên tuyến đường Liên Khàng - Phi Nôm - Dran (Quốc lộ 20 ngày nay).
2.2. - Về phía thực dân Pháp, tháng 01/1946, thực hiện kế hoạch đánh chiếm các tỉnh cực Nam Trung Bộ, chúng đưa một lực lượng khoảng 140 xe chở quân lên Đồng Nai Thượng và Lâm Viên.
3. 28/01/1946
3.1. - Quân Pháp tăng cường pháo binh, xe thiết giáp cùng lực lượng bộ binh tấn công vào các trận địa của ta.
3.2. - Chiều hôm đó, lực lượng ta rút khỏi phòng tuyến Trại Mát và đưa đồng bào tản cư xuống Đá Trắng (Ninh Thuận).
3.3. - Tại phòng tuyến Phi Nôm - Dran, sau một ngày chiến đấu ác liệt, lực lượng ta cũng tạm thời rút xuống Ninh Thuận.
3.4. - Ở hướng đường số 08, sau một ngày chiến đấu ác liệt ở phòng tuyến cây số 42, lực lượng vũ trang của ta và đồng bào rút xuống vùng Suối Hộ, suối Nha Đam (Bình Thuận).
4. Kết quả 28/01/1946
4.1. - Thực dân Pháp đã hoàn toàn chiếm lại hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng.
4.2. - Các cơ quan của tỉnh, lực lượng vũ trang và một số đồng bào đã rút xuống Ninh Thuận và Bình Thuận để xây dựng căn cứ, chuẩn bị lực lượng chờ ngày trở lại hoạt động ở tỉnh nhà.
5. 9/1945
5.1. - Được quân Anhhỗ trợ dưới danh nghĩa quân Đồngminh giải giáp quân đội Nhật, thựcdân Pháp đã buộc quân Nhật ởViệt Nam phải giao lại các vùngđang chiếm đóng, tước vũ khí và giải tán lực lượng vũ trang của ta.
5.2. - Nhân dân ta lại phải tiến hành cuộc chiến đấu chống quân Nhật và thực dân Pháp để bảo vệ chính quyền non trẻ và bảo vệ Tổ quốc.
5.3. - Hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng có vị trí quan trọng về quân sự, có đường giao thông thuận tiện; Đà Lạt là nơi thực dân Pháp có nhiều cơ sở chính trị, kinh tế và xã hội.
5.4. - Do đó, quyết tâm đánh chiếm cao nguyên này là mục tiêu chiến lược của thực dân Pháp.
6. 26/09/1945
6.1. - Được tin quân Nhật chuẩn bị đánh chiếm Lâm Viên và Đồng Nai Thượng, Uỷ ban nhân dân huyện B'lao (nay là huyện Bảo Lộc) đã xây dựng phòng tuyến ở đèo B'lao.
6.2. - Đoàn xe gồm 300 quân Nhật tiến lên đèo B'lao. Khi chúng lọt vào trận địa của ta, các đơn vị đồng loạt nổ súng đánh chặn.
7. 03/10/1945
7.1. - Dưới sự thúc ép của thực dân Pháp, quân Nhật ở Lâm Viên và Đồng Nai Thượng đã có nhiều hành động vi phạm độc lập, chủ quyền của ta.
7.2. - Trước tình hình đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Viên chủ trương dùng lực lượng quần chúng đấu tranh đòi quân Nhật trả lại những công sở mà chúng đang chiếm giữ.
7.3. - Nhân dântừ các nơi trong thị xã Đà Lạt tập trung tại khu vực chợ để tham gia cuộc mít tinh hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ủng hộ Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp.
7.4. - Sau đó, Nhân dân chia thành các đoàn đến bao vây các công sở, yêu cầu quân Nhật giao lại cho ta.