BÀI TẬP BUỔI 3

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
BÀI TẬP BUỔI 3 by Mind Map: BÀI TẬP BUỔI 3

1. NHÓM 4

2. 1. Xác định cấu trúc nghĩa biểu niệm của các từ: cánh, nhà, hiền, trèo, lấp lánh, mèo, sách, xe, tư tưởng.

2.1. Cánh (8 nghĩa vị)

2.1.1. Bộ phận để bay của động vật (chim, dơi, côn trùng) có hình tấm, rộng bản, thành đôi đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở ra khép vào (có 5 nét nghĩa) Ví dụ: cánh bướm, cánh chim,... ⁃ Bộ phận giống hình cánh chim chìa ra hai bên thân máy bay để tạo độ thăng bằng khi bay (có 3 nét nghĩa) Ví dụ: cánh máy bay ⁃ Bộ phận của hoa, hình những lá mỏng, có màu sắc, nằm ở xung quanh nhị hoa, phía trong đài hoa (có 5 nét nghĩa) Ví dụ: cánh hoa sen, cánh hoa mai,... ⁃ Bộ phận chìa ra xung quanh một tâm, như hình cánh hoa ở một số vật (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: cánh chong chóng, cánh quạt máy, cánh cối xay gió,... ⁃ Bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: cánh cửa, cánh tủ, cánh buồm,... ⁃ Bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình; thường coi là biểu tượng của hoạt động đấu tranh của con người (có 3 nét nghĩa) Ví dụ: cánh tay,... ⁃ Khoảng đất dài và rộng nằm trải ra (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: cánh đồng, cánh rừng,... ⁃ Bộ phận lực lượng ở về một phía, một bên nào đó của một đội ngũ, một tổ chức (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: cánh quân

2.2. Nhà (7 nghĩa vị)

2.2.1. ⁃ Công trình xây dựng có mái, có tường vách, có nền, có cửa dùng để che nắng che mưa, để ở hay để sử dụng vào một việc nào đó (có 7 nét nghĩa) Ví dụ: căn nhà, nhà sàn, nhà gỗ, nhà lá, nhà hàng xóm, nhà nghỉ, ⁃ Tập hợp người có quan hệ gia đình cùng ở trong một nhà (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: người trong nhà, bận việc nhà,... ⁃ Tập hợp những vua cùng một dòng họ kế tiếp nhau trị vì (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: nhà Lý, nhà Trần,... ⁃ Từ dùng để chỉ vợ hay chồng mình khi nói với người khác, hoặc vợ chồng dùng để gọi nhau trong đối thoại (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: nhà tôi đi vắng ⁃ Từ dùng trong đối thoại để chỉ cá nhân người khác một cách thân mật hoặc với ý coi thường (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: cái nhà chị này hay nhỉ! ⁃ Những gì có quan hệ rất gần gũi, thuộc về, hoặc coi như thuộc về gia đình mình, tập thể mình (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: quê nhà, cây nhà lá vườn ⁃ Người chuyên một ngành nghề, một lĩnh vực hoặc hoạt động nào đó, đạt trình độ nhất định (có 4 nét nghĩa) Ví dụ: nhà chính trị, nhà sử học, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà thiên văn học,...

2.3. Hiền (2 nghĩa vị)

2.3.1. ⁃ Không dữ, không gây nguy hại cho con người, là tính cách của con người hoặc đặc tính của một loài vật nào đó (có 4 nét nghĩa) Ví dụ: hiền lành, chú chó này rất hiền ⁃ Tốt, ăn ở phải đạo (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: dâu hiền rể thảo, ở hiền gặp lành

2.4. Trèo (2 nghĩa vị)

2.4.1. ⁃ Di chuyển thân thể lên cao bằng cử động kết hợp của tay níu, bám và chân đẩy, di chuyển từng nấc một trên một vật khác (có 4 nét nghĩa) Ví dụ: trèo cây, trèo tường ⁃ Chỉ một hành động, suy nghĩ muốn đạt được một vị trí cao (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: Cô ấy muốn trèo lên vị trí giám đốc

2.5. Lấp lánh (1 nghĩa vị)

2.5.1. ⁃ Có ánh sáng phản chiếu không liên tục nhưng đều đặn, vẻ sinh động (có 3 nét nghĩa)

2.6. Mèo (2 nghĩa vị)

2.6.1. ⁃ Thú nhỏ thuộc nhóm ăn thịt, leo trèo rất giỏi, nuôi trong nhà để bắt chuột hoặc để làm cảnh, có thể sống trong môi trường hoang dã (có 6 nét nghĩa) Ví dụ: mèo mướp, mèo mun, mèo nhà, mèo hoang, mèo tam thể,... ⁃ Từ chỉ một người làm trò vớ vẩn, buồn cười và tốn thời gian, phí sức nhưng không mang lại kết quả gì (có 5 nét nghĩa) Ví dụ: làm trò mèo

2.7. Sách (3 nghĩa vị)

2.7.1. ⁃ Chỉ bộ phận của cơ thể (có 1 nét nghĩa) Ví dụ: sách bò xào khế ⁃ Tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in, đóng gộp lại thành quyển (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: sách tham khảo, đọc sách, hiệu sách ⁃ Chỉ mưu, kế (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: sách lược, thượng sách, kế sách,...

2.8. Xe (3 nghĩa vị)

2.8.1. ⁃ Phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ, có bánh lăn (có 3 nét nghĩa) Ví dụ: xe hơi, xe đạp, xe lăn,... ⁃ Tên gọi một quân trong cờ tướng hay trong bài tam cúc, bài tứ sắc (có 3 nét nghĩa) Ví dụ: đôi xe đen ⁃ Ống dài và nhỏ dùng để hút thuốc lào, thuốc phiện (có 4 nét nghĩa) Ví dụ: xe điếu

2.9. Tư tưởng (2 nghĩa vị)

2.9.1. ⁃ Sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ (có 2 nét nghĩa) Ví dụ: tập trung tư tưởng chuẩn bị tư tưởng lên đường,... ⁃ Quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội (nói tổng quát) (có 4 nét nghĩa) Ví dụ: đổi mới tư tưởng, tư tưởng tiến bộ, hệ tư tưởng nho giáo,...

3. 2. Xác định nghĩa vị của các từ: bắt nạt, ngậy, nóng, đi, xanh, rung động, lòng, lệch, tròn, mạnh, mặn, ngon.

3.1. Từ 1 nghĩa vị: bắt nạt, ngậy

3.1.1. - Bắt nạt: là cậy quyền thế, sức mạnh, quyền lực mà doạ dẫm làm cho người khác phải sợ, có khi khóc. VD: bắt nạt trẻ con, ma cũ bắt nạt ma mới… - Ngậy: (món ăn) béo và thơm, ngon VD: đậu ăn vừa ngậy vừa bùi, phô mai con bò cười béo ngậy

3.2. Từ nhiều nghĩa vị: nóng, đi, xanh, rung động, lòng, lệch, tròn, mạnh, mặn, ngon.

3.2.1. “Rung động” gồm 2 nghĩa vị

3.2.1.1. 1. Chuyển động qua lại liên tiếp không theo một hướng xác định, do một tác động từ bên ngoài VD: cành cây rung động vì gió 2. Tác động đến tình cảm, làm nảy sinh cảm xúc VD: cảnh đẹp làm rung động lòng người, trái tim rung động

3.2.2. “Nóng” gồm 6 nghĩa vị

3.2.2.1. 1. Có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể người, hoặc cao hơn mức được coi là trung bình. VD: nước nóng 2. Dễ nổi cơn tức giận, khó kìm giữ được những phản ứng thiếu suy nghĩ. VD: tính nóng như Trương Phi, người dễ nổi nóng 3. Muốn có ngay, biết ngay về điều gì. VD: nóng lòng về quê cưới chồng, tôi nôn nóng có bồ 4. (Đường dây điện thoại) trực tiếp, có thể liên lạc (để phản ánh, yêu cầu, cần tư vấn, v.v.) vào bất cứ lúc nào. VD: đường dây nóng 113 5. (Khẩu ngữ) (vay mượn) gấp, cần có ngay và chỉ tạm trong một thời gian ngắn. VD: cho vay nóng 6. (Màu) thiên về đỏ hoặc vàng, gợi cảm giác nóng bức. VD tông màu nóng

3.2.3. “Đi” gồm có 23 nghĩa vị

3.2.3.1. 1. (Người, động vật) tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp VD: bé đang tập đi chân đi chữ bát ngựa đi nước kiệu 2. (Người) di chuyển đến nơi khác, không kể bằng cách gì, phương tiện gì VD: đi chợ đi máy bay đi du lịch đi đến nơi về đến chốn 3. Chết (lối nói kiêng tránh) VD: ông cụ như cố chờ con trai về rồi mới đi 4. Di chuyển đến chỗ khác, nơi khác để làm một công việc nào đó VD: đi ngủ đi chợ đi bộ đội làm đơn đi kiện chuyến đi biển dài ngày 5. (Phương tiện vận tải) di chuyển trên một bề mặt VD: xe đi chậm rì rì ca nô đi nhanh hơn thuyền 6. Từ biểu thị hướng của hoạt động dẫn đến sự thay đổi vị trí VD: quay mặt đi nhìn đi chỗ khác kẻ chạy đi, người chạy lại 7. Từ biểu thị hoạt động, quá trình dẫn đến kết quả làm cho không còn nữa, không tồn tại nữa VD: xoá đi một chữ việc đó rồi sẽ qua đi cố tình hiểu khác đi 8. Từ biểu thị kết quả của một quá trình giảm sút, suy giảm VD: sợ quá, mặt tái đi ốm lâu, người gầy rộc đi bệnh tình đã giảm đi nhiều 9. (Ít dùng) biến mất một cách dần dần, không còn giữ nguyên hương vị như ban đầu VD: nồi cơm đã đi hơi trà để lâu nên đã đi hương 10. Chuyển vị trí quân cờ để tạo ra thế cờ mới (trong chơi cờ) VD: đi con mã đi nước cờ cao 11. Biểu diễn, thực hiện các động tác võ thuật VD: đi vài đường kiếm đi một bài quyền 12. Làm, hoạt động theo một hướng nào đó VD: đi chệch khỏi quỹ đạo đi sâu đi sát quần chúng 13. Tiến đến một kết quả nào đó VD: chẳng đi đến đâu đi đến thống nhất đi đến kết luận 14. Chuyển sang, bước vào một giai đoạn khác VD: đi vào con đường tội lỗi công việc đã đi vào nền nếp 15. (Khẩu ngữ) đem đến tặng nhân dịp lễ tết, hiếu hỉ VD: đi một câu đối nhân dịp mừng thọ đi phong bì hai trăm nghìn đồng 16. Mang vào chân hoặc tay để che giữ, bảo vệ VD: chân đi bít tất đi găng tay 17. Gắn với nhau, phù hợp với nhau VD: ghế thấp quá, không đi với bàn màu quần không đi với màu áo 18. Đi ngoài (nói tắt) VD: đi kiết đau bụng, đi lỏng 19. Từ biểu thị ý mệnh lệnh hoặc đề nghị, thúc giục VD: cút đi! im đi! chúng mình đi chơi đi! tranh thủ nghỉ đi cho lại sức 20. Từ biểu thị ý nhấn mạnh về tính chất bất thường hoặc lạ lùng, ngược đời của một sự việc, để tỏ ý không tán thành hoặc không tin VD: đời nào mẹ lại đi ghét con! 21. Từ biểu thị ý nhấn mạnh về một mức độ rất cao, như đến thế là cùng rồi, không thể hơn được nữa VD: buồn quá đi mất! mê tít đi rõ quá đi rồi, còn thắc mắc gì nữa! 22. Từ biểu thị ý nhấn mạnh về kết quả đã được tính toán một cách cụ thể VD: nó về hồi tháng hai, tính đến nay là đi mười tháng 23. Từ biểu thị ý nhấn mạnh vào giả thiết vừa nêu ra, để khẳng định rằng dù với giả thiết ấy cũng không làm thay đổi được nhận định nêu sau đó, nhằm nhấn mạnh tính chất dứt khoát của nhận định này VD: cứ cho là thế đi thì đã sao? cứ tính tròn là 5 nghìn đi cũng vẫn rẻ

3.2.4. “Xanh” gồm 6 nghĩa vị

3.2.4.1. 1. Dụng cụ dùng để xào nấu thức ăn, thường bằng đồng, đáy bằng, thành đứng, có hai quai. VD. Còn thừa mua cái bình vôi, Mua xanh, mua chảo, mua nồi nấu ăn. 2. (Từ cũ, Văn chương) trời, ông trời VD: "Xanh kia thăm thẳm từng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?" (Chinh phụ ngâm) 3. Có màu như màu của lá cây, của nước biển VD: luỹ tre xanh 4. (Quả cây) chưa chín (vỏ vẫn còn xanh, chưa chuyển sang màu vàng hoặc đỏ) VD: ổi xanh 5. (Văn chương) (người, tuổi đời) còn trẻ VD: tuổi xanh "Phũ phàng chi bấy Hoá công!, Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha." 6. (Khẩu ngữ) miền rừng núi, dùng để chỉ khu căn cứ cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. VD: cả nhà đã lên xanh

3.2.5. “Lòng” gồm 5 nghĩa vị

3.2.5.1. 1. Những bộ phận trong bụng của con vật giết thịt, dùng làm thức ăn (nói tổng quát). VD: cỗ lòng lợn 2. (Khẩu ngữ) ruột lợn, dùng làm thức ăn VD: lòng già, mua đoạn lòng non 3. Bụng của con người, về mặt là bộ phận chứa đựng nói chung VD: trẻ mới lọt lòng "Đói lòng ăn nửa trái sim, Uống lưng bát nước đi tìm người thương.” 4. Bụng của con người, coi là biểu tượng của ý chí, tinh thần hay ý nghĩ, tình cảm sâu kín VD: có lòng tốt 5. Phần ở giữa hay ở trong một số vật, có khả năng chứa đựng hay che chở VD: ôm con vào lòng

3.2.6. “Lệch” gồm có 4 nghĩa vị

3.2.6.1. 1. Cá có hình giống lươn, nhưng cỡ to hơn, sống ở vùng cửa sông. VD: cá lệch 2. Không đúng với hướng thẳng làm chuẩn mà sai chệch đi về một bên, một phía VD: viết lệch dòng lái cho xe đi lệch về phía trái 3. Không cân, không ngang bằng nhau giữa hai bên, hai phía VD: đôi đũa lệch, đội mũ lệch "Yêu nhau vạn sự chẳng nề, Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng." 4. Không được đúng đắn, thiên về một phía, một mặt VD: hiểu lệch vấn đề, học lệch

3.2.7. “Tròn” gồm có 6 nghĩa vị

3.2.7.1. 1. Có hình dáng, đường nét giống như hình tròn, đường tròn VD: khuôn mặt tròn 2. Có hình khối giống như hình cầu hoặc hình trụ VD: quả bóng tròn kẻ vo tròn, người bóp bẹp 3. (Âm thanh) có âm sắc tự nhiên nghe rõ từng tiếng, dễ nghe VD: nói chưa tròn tiếng 4. Có vừa đúng đến số lượng nào đó, không thiếu, không thừa hoặc không có những đơn vị lẻ VD: tròn mười tám tuổi 5. (Làm việc gì) đầy đủ, trọn vẹn, không có gì phải chê trách \ VD: làm tròn trách nhiệm 6. (Nốt nhạc) có độ dài bằng bốn nốt đen hoặc hai nốt trắng.

3.2.8. “Mạnh” gồm 5 nghĩa vị

3.2.8.1. 1. Có sức lực, tiềm lực lớn, có khả năng vượt đối phương VD: mạnh vì gạo, bạo vì tiền 2. Có mức độ, năng lực hoặc tác dụng tương đối lớn so với các mặt, các phương diện khác VD: gió ngày càng mạnh 3. Có khả năng tác động trên mức bình thường đến các giác quan VD: rượu mạnh 4. Có cử chỉ, hành động dứt khoát, không rụt rè, không e ngại VD: bước mạnh chân đừng có mạnh mồm! 5. (Phương ngữ) không ốm đau, bệnh tật gì VD:mọi người vẫn mạnh

3.2.9. “Mặn” gồm 4 nghĩa vị

3.2.9.1. 1. Có vị như vị của muối biển VD: nước mặn 2. (Thức ăn) có độ mặn trên mức bình thường VD: nồi cá kho hơi mặn đời cha ăn mặn, đời con khát nước 3. (Ăn uống) có thịt, cá hay những thức ăn có nguồn gốc động vật, nói chung; phân biệt với chay VD: tiệc mặn 4. (Khẩu ngữ) có tình cảm nồng nàn, tha thiết VD: mặn tình

3.2.10. “Ngon” gồm 5 nghĩa vị

3.2.10.1. 1. (Thức ăn, thức uống) gây được cảm giác thích thú, làm cho ăn hoặc uống không thấy chán VD: thức ăn ngon 2. (Ngủ) say và yên giấc, đem lại cảm giác khoan khoái VD: ngủ ngon 3. (Khẩu ngữ) (làm việc gì) nhanh, gọn và rất dễ dàng, coi như không có gì khó khăn cả VD; bài toán này thì nó giải ngon 4. (Phương ngữ, Khẩu ngữ) giỏi, cừ VD: có ngon thì nhào vô! 5. (Khẩu ngữ) tốt, đẹp, đem lại sự hài lòng VD: chiếc xe vẫn còn ngon chán!