1. QUY TĂC CHUNG
1.1. 1. Bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
1.1.1. **Trung thành**
1.1.1.1. Tổ quốc,
1.1.1.2. vì lợi ích của Nhân dân,
1.1.2. **bảo vệ**
1.1.2.1. quyền, lợi ích của **Nhà nước,**
1.1.2.2. lợi ích hợp pháp của **cá nhân, tổ chức trong xã hội**
1.2. 2. Nguyên tắc hành nghề công chứng
1.2.1. 1. Tuân thủ hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội
1.2.2. 2 . Khách quan trung thực
1.2.2.1. Khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng.
1.2.3. 3. Chịu trách nhiệm - bồi thường
1.2.3.1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.
1.2.4. 4. Tuân thủ
1.2.4.1. các quy định của quy tắc đạo đức hành nghề công chứng
1.2.4.2. và quy định của tổ chức xã hội nhề nghiệp công chứng
1.3. 3. Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp
1.3.1. 1. Coi trọng, giữ gìn
1.3.1.1. Công chứng viên có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân, thanh danh nghề nghiệp.
1.3.2. 2. Ứng xử văn minh, lịch sự
1.3.2.1. Công chứng viên cần phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự yêu quý, tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu công chứng và toàn thể xã hội.
1.4. 4. Rèn luyện, tu dưỡng bản thân
1.4.1. **Công chứng viên có trách nhiệm**
1.4.1.1. trau dồi đạo đức,
1.4.1.2. nâng cao kiến thức chuyên môn,
1.4.1.3. tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức,
1.4.1.4. nỗ lực tìm tòi
1.4.1.4.1. để nâng cao chất lượng công việc và phục vụ người yêu cầu công chứng
2. QUAN HỆ VỚI NGƯỜI YÊU CẦU CÔNG CHỨNG
2.1. 5. Trách nhiệm nghề nghiệp
2.1.1. 1. Tận tâm
2.1.1.1. Công chứng viên phải tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp để bảo đảm tốt nhất tính an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch; có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu công chứng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2.1.2. 2. Sẵn sàng tiếp nhận
2.1.2.1. Công chứng viên sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết kịp thời yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng bằng cách luôn có mặt tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng trong giờ làm việc theo quy định của pháp luật.
2.1.3. 3. Giải thích
2.1.3.1. Công chứng viên có nghĩa vụ giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ, hậu quả pháp lý phát sinh của hợp đồng, giao dịch được yêu cầu công chứng; giải đáp một cách rõ ràng những thắc mắc của người yêu cầu công chứng nhằm đảm bảo cho hợp đồng, giao dịch đúng với ý chí của các bên giao kết hợp đồng, giao dịch; đảm bảo các bên có nhận thức đúng về pháp luật có liên quan và giá trị pháp lý của văn bản công chứng trước khi công chứng viên công chứng.
2.1.4. 4. Cung cấp thông tin về nghề nghiệp ccv
2.1.4.1. Công chứng viên có trách nhiệm cung cấp cho người yêu cầu công chứng các thông tin có liên quan về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên trong hành nghề công chứng theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng.
2.2. 6. Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công chứng
2.2.1. 1. Giữ bí mật
2.2.1.1. Công chứng viên có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ yêu cầu công chứng, hồ sơ công chứng và tất cả thông tin biết được về nội dung công chứng trong quá trình hành nghề cũng như khi không còn là công chứng viên; trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng hoặc pháp luật có quy định khác.
2.2.2. 2. Bảo quản
2.2.2.1. Công chứng viên có trách nhiệm bảo quản hồ sơ công chứng trong quá trình giải quyết yêu cầu công chứng và bàn giao đầy đủ hồ sơ công chứng để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
2.2.3. 3. Nhắc nhở nhân viên
2.2.3.1. Công chứng viên có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng, của mình không được tiết lộ bí mật thông tin về việc công chứng mà họ biết theo nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng, quy định của pháp luật; đồng thời, giải thích rõ trách nhiệm pháp lý của họ trong trường hợp tiết lộ những thông tin đó.
2.3. 7. Đối xử binh đẳng giữa những người yêu cầu công chứng
2.3.1. Công chứng viên không được phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, địa vị xã hội, khả năng tài chính, tuổi tác giữa những người yêu cầu công chứng khi họ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật để thực hiện việc công chứng, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa những người yêu cầu công chứng.
2.4. 8. Thu phí, thù lao công chứng
2.4.1. Công chứng viên có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và công khai phí, thù lao công chứng theo quy định đã được niêm yết; khi thu phí, thù lao công chứng phải ghi hóa đơn, chứng từ đầy đủ và thông báo cho người yêu cầu công chứng biết rõ về các khoản thu và số tiền mà họ phải nộp.
2.5. 9. Những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng
2.5.1. 1. Sách nhiễu, gây khó khăn
2.5.1.1. Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng.
2.5.2. 2. Đòi hỏi
2.5.2.1. Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được quy định, xác định, thoả thuận.
2.5.3. 3. Nhận lợi ích từ người thứ 3
2.5.3.1. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng dẫn tới hậu quả gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của người yêu cầu công chứng và các bên liên quan.
2.5.4. 4. Sử dụng thông tin
2.5.4.1. Sử dụng thông tin biết được từ việc công chứng để mưu cầu lợi ích cá nhân.
2.5.5. 5. Thực hiện công chứng sai
2.5.5.1. Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2.5.6. 6. Hứa hẹn, lôi kéo
2.5.6.1. Đưa ra những lời hứa hẹn nhằm lôi kéo người yêu cầu công chứng hoặc tự ý thu tăng hoặc giảm phí công chứng, thù lao công chứng so với quy định và sự thỏa thuận.
2.5.7. 7. Có lợi ích liên quan đến việc công chứng
2.5.7.1. Công chứng các hợp đồng, giao dịch có liên quan về mặt lợi ích giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng.
2.5.8. 8. Thông đồng
2.5.8.1. Thông đồng, tạo điều kiện cho người yêu cầu công chứng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
2.5.9. 9. Hoa hồng
2.5.9.1. Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng hoặc người môi giới.
2.5.10. 10. Câu kết làm sai lệch
2.5.10.1. Câu kết với người yêu cầu công chứng, những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng và hồ sơ đã công chứng.
3. QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP, TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG, TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP CÔNG CHỨNG, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC
3.1. 10. Quan hệ của công chứng viên với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng
3.1.1. 1. Tôn trọng, bảo vệ danh dự
3.1.1.1. Tôn trọng, bảo vệ danh dự của đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, thân thiện, hợp tác giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
3.1.2. 2. Giám sát lẫn nhau
3.1.2.1. Công chứng viên có trách nhiệm giám sát lẫn nhau trong hành nghề, tận tâm và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái trong hoạt động công chứng trên cơ sở tôn trọng đồng nghiệp, bảo đảm bí mật nghề nghiệp, vì sự phát triển bền vững của nghề công chứng.
3.1.3. 3. Sẵn sàng góp ý
3.1.3.1. Khi phát hiện đồng nghiệp có sai sót trong hành nghề, công chứng viên có nghĩa vụ góp ý thẳng thắn nhưng không được hạ thấp danh dự, uy tín của đồng nghiệp và báo cáo với người có trách nhiệm nếu đó là hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây tổn hại đến nghề nghiệp.
3.1.4. 4. Chấp hành nội quy
3.1.4.1. Chấp hành các nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.
3.1.5. 5. Hướng dẫn, giúp đỡ những đồng nghiệp mới vào nghề.
3.1.6. 6. Tham gia hoạt động
3.1.6.1. Tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội khác do Nhà nước, tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội nghề nghiệp tổ chức hoặc phát động nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của nghề công chứng.
3.1.7. 7. Đóng phí
3.1.7.1. Đóng phí thành viên tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định.
3.1.8. 8. Mua bảo hiểm
3.1.8.1. Phối hợp với tổ chức hành nghề công chứng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để dự phòng giải quyết rủi ro, tai nạn nghề nghiệp.
3.2. 11. Quan hệ với tập sự hành nghề công chứng
3.2.1. 1. Bổn phận tham gia hướng dẫn người tập sự
3.2.1.1. Công chứng viên có bổn phận tham gia vào công tác hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng; nêu cao trách nhiệm, tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người tập sự hành nghề công chứng.
3.2.2. 2. Những việc cấm
3.2.2.1. a. Phân biệt đối xử
3.2.2.1.1. Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân với những người đang tập sự hành nghề công chứng do mình hướng dẫn.
3.2.2.2. b. Đòi hỏi
3.2.2.2.1. Đòi hỏi lợi ích vật chất, tiền bạc từ người tập sự hành nghề công chứng.
3.2.2.3. c. Thông đồng báo cáo gian dối
3.2.2.3.1. Thông đồng với người tập sự hành nghề công chứng để báo cáo sai sự thật, báo cáo khống về kết quả tập sự hành nghề công chứng.
3.2.2.4. d. Lợi dụng người tập sự
3.2.2.4.1. Lợi dụng tư cách là công chứng viên hướng dẫn để buộc người tập sự phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.
3.3. 12. Những việc công chứng viên **không đưọc làm** trong quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng
3.3.1. 1. Xúc phạm/gây tổn hại
3.3.1.1. Xúc phạm hoặc có hành vi làm tổn hại uy tín của đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng.
3.3.2. 2. Gây áp lực, đe dọa
3.3.2.1. Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội với đồng nghiệp để giành lợi thế cho mình trong hành nghề
3.3.3. 3. Buộc người đến chứng tại vp
3.3.3.1. Hợp tác với cá nhân, tổ chức có khả năng gây áp lực buộc người yêu cầu công chứng phải đến tổ chức hành nghề công chứng của mình để công chứng vì mục đích lợi nhuận.
3.3.4. 4. Quảng cáo bản thân/văn phòng
3.3.4.1. Tiến hành bất kỳ hành vi quảng cáo bản thân và tổ chức hành nghề công chứng của mình dưới mọi hình thức không đúng quy định của pháp luật.
3.3.5. 5. Môi giới cho vp khác
3.3.5.1. Hoạt động môi giới, nhận hoặc đòi tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu công chứng mà mình không đảm nhận.
3.3.6. 6. Mở chi nhánh
3.3.6.1. Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
3.3.7. 7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.
3.4. 13. Quan hệ với cá nhân, tổ chức khác
3.4.1. Công chứng viên phải tuân thủ quy định của pháp luật trong khi làm việc với các cơ quan nhà nước, cá nhân tổ chức khác; có thái độ lịch sự, tôn trọng công chức nhà nước, cá nhân, tổ chức khác khi hợp tác với công chứng viên trong quá trình thi hành công vụ, liên hệ công tác.