1. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN
1.1. Nhóm xã hội
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Là một kiểu quan hệ giữa người với người tạo nên một hệ thống xã hội nhất định.
1.1.2. Đặc điểm
1.1.2.1. Số lượng thành viên: có thể ít hoặc nhiều hoặc chỉ vài người.
1.1.2.2. Có kết cấu và mối liên hệ riêng biệt
1.1.2.3. Thời gian tồn tại: tạm thời và trong thời gian dài.
1.1.2.4. Cấu trúc nhóm: mỗi loại nhóm có kết cấu và mỗi liên hệ riêng biệt tùy theo nhu cầu, lợi ích và mục đích của bản thân các thành viên của nhóm.
1.1.2.5. Nhóm xã hội đều có thủ lĩnh, người có quyền uy, uy tín và năng lực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên.
1.1.2.6. XHH nghiên cứu thành phần, cấu trúc đặc biệt là mối quan hệ của nhóm với các nhóm khác trong hệ thống xã hội.
1.1.3. Phân loại
1.1.3.1. Theo tính chất liên kết
1.1.3.1.1. Nhóm sơ cấp
1.1.3.1.2. nhóm thứ cấp
1.1.3.2. theo quy mô
1.1.3.2.1. Nhóm lớn
1.1.3.2.2. Nhóm nhỏ
1.1.3.3. Theo tính hơp pháp
1.1.3.3.1. Nhóm chính thức
1.1.3.3.2. Nhóm không chính thức
1.1.3.4. Theo tính chất và lĩnh vực hoạt động
1.1.3.4.1. Nghề nghiệp
1.1.3.4.2. Học vấn
1.1.3.4.3. giới tính
1.1.3.4.4. lứa tuổi
1.1.3.4.5. ...
1.1.3.5. Các nhà xã hội học
1.1.3.5.1. Nhóm quy ước
1.1.3.5.2. Nhóm có tổ chức
1.1.4. Ý nghĩa
1.1.4.1. là chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong nhóm
1.1.4.2. Là cầu nối giữa các cá nhân với xã hội và là nơi các cá nhân thể hiện giá trị xã hội của chính mình.
1.1.4.3. Tạo ra đối trọng xã hội nhàm bảo vệ các thành viên
1.2. Cộng đồng xã hội
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Là một tập hợp xã hội, trong đó các cá nhân xã hội liên hệ với nhau theo những cơ sở, điều kiện tồn tại, hoạt động nhất định, theo những quan điểm thống nhất về văn hóa, giá trị xã hội.
1.2.2. Đặc điểm
1.2.2.1. Về mặt lượng
1.2.2.1.1. Có thể rất rộng, gồm nhiều cá nhân xã hội hoặc cộng đồng xã hội có thể hẹp
1.2.2.1.2. Có cộng đồng thành lập do nhiều cơ sở, điều kiện xã hội
1.2.2.1.3. Có cộng đồng được thành lập chỉ do một số cơ sở, điều kiện
1.2.2.1.4. Có cộng đồng được xác lập từ truyền thống lịch sử
1.2.2.1.5. Có cộng đồng được xác lập theo nhu cầu, lợi ích xã hội của các thành viên.
1.2.2.2. Về cấu trúc cộng đồng
1.2.2.2.1. Mỗi cộng đồng xã hội đều có đặc thù riêng về kết cấu liên hệ xã hội giữa các thành viên.
1.2.2.2.2. Tính phức tạp hay đơn giản, tính chặt chẽ hay lỏng lẻo phụ thuộc vào cơ sở điều kiện vật chất, ý thức của thành viên trong cộng đồng.
1.2.3. Phân loại
1.2.3.1. Phạm vi, quy mô
1.2.3.1.1. cộng đồng lớn
1.2.3.1.2. cộng đồng nhỏ
1.2.3.2. Tính chất hoạt động
1.2.3.2.1. cộng đồng kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo,...
1.2.3.3. Cơ sở, điều kiện cấu thành cộng đồng
1.2.3.3.1. cộng đồng tự nhiện- xã hội
1.2.3.3.2. cộng đồng văn hóa- ý thức
1.3. Tổ chức xã hội
1.3.1. Khái niệm
1.3.1.1. Là một tập hợp xã hội, trong đó các cá nhân xã hội liên hệ với nhau theo một mục tiêu chung, một hệ thống thứ bậc các thành viên và các cấp độ quản lí.
1.3.2. Đặc điểm
1.3.2.1. Mục tiêu xã hội là cơ bản nhất( kinh tế, chính trị, đạo đức,...)
1.3.2.2. Về mặt lượng
1.3.2.2.1. Có thể rất nhỏ, nhỏ và có thể lớn, rất lớn.
1.3.2.2.2. có cơ cấu tổ chức có thể phức tạp hoặc đơn giản.
1.3.2.3. Cấu trúc: gồm các cá nhân, thành viên, bộ máy quản lí,... phức tạp hoặc đơn giản.
1.3.3. Phân loại
1.3.3.1. Tổ chức xã hội chính thức
1.3.3.2. Tổ chức xã hội không chính thức
1.3.3.3. Tổ chức xã hội có tổ chức
1.3.3.3.1. Tổ chức quản lí
1.3.3.3.2. Tổ chức liên kết
1.3.3.4. Tổ chức xã hội không tổ chức
1.3.3.4.1. Tổ chức liên hệ có mục tiêu chung đồng nhất với mục tiêu cá nhân thành viên một cách tự phát mang tính chủ quan.
1.3.3.4.2. Tổ chức cư trú có mục tiêu chung đồng nhất với mục tiêu các nhân thành viên hình thành một cách tự phát mang tính tự nhiên.
1.4. Địa vị xã hội
1.4.1. Khái niệm
1.4.1.1. Là vị trí xã hội nhất định của một cá nhân hay một nhóm người trong mối liên hệ, quan hệ xã hội với cá nhân khác, nhóm khác.
1.4.2. Nguồn gốc
1.4.2.1. Dòng dõi (quan trọng nhất)
1.4.2.2. Của cải
1.4.2.3. Nghề nghiệp
1.4.2.4. Chức vụ và quyền lợi do chức vụ mang lại
1.4.2.5. Trình độ học vấn
1.4.2.6. Địa vị có sẵn, địa vị đạt được
1.4.3. Phân loại
1.4.3.1. Địa vị có sẵn, địa vị đạt được
1.4.3.2. Địa vị cấu trúc và địa vị chức năng
1.4.3.3. Địa vị chính thức và địa vị không chính thức
1.5. Vai trò xã hội
1.5.1. Khái niệm
1.5.1.1. Là sự mong đợi của xã hội về những hành vi, đặc thù điển hình của những người giữ một vị trí xác định trong cấu trúc xã hội.
1.5.2. Đặc điểm
1.5.2.1. Cá nhân thực hiện vai trò xã hội tương ứng với địa vị xã hội của mình.
1.5.2.2. Tập hợp vai trò : là tất cả những vai trò xã hội do 1 địa vị xã hội chi phối.
1.5.2.3. Đa vai trò : Một cá nhân đóng nhiều vai trò khác nhau trong những quan hệ xã hội nhất định.
1.5.3. Phân loại
1.5.3.1. Vai trò chỉ định
1.5.3.2. Vai trò lựa chọn
1.5.3.3. Vai trò then chốt
1.5.3.4. Vai trò tổng quát
1.5.4. Mối quan hệ giữa địa vị xã hội và vai trò xã hội
1.5.4.1. Vai trò xã hội phụ thuộc vào địa vị xã hội
1.5.4.2. Một địa vị có thể có nhiều vai trò
1.5.4.3. Địa vị xã hội ít ổn định, ít biến đổi hơn. Vai trò xã hội động hơn, ít biến đổi.
1.6. Thiết chế xã hội
1.6.1. Khái niệm
1.6.1.1. Là hình thức liên hệ xã hội, bao gồm các chuẩn mực, khuân mẫu, giá trị xã hội, nhằm đảm bảo thực hiện các nhu cầu, chức năng chung của xã hội.
1.6.2. Đặc điểm
1.6.2.1. Thiết chế xã hội ra đời do điều kiện Kinh tế - xã hội quy định, phù hợp với cơ sở kinh tế- xã hội.
1.6.2.2. Thiết chế xã hội có tính ổn định tương đối, biến đổi chậm hơn so với điều kiện vật chất.
1.6.2.3. Thiết chế xã hội có một đối tượng riêng, đáp ứng nhu cầu xã hội chuyên biệt.
1.6.2.4. Thiết chế xã hội có tính hệ thống nhất định.
1.6.3. Chức năng
1.6.3.1. Chức năng chung
1.6.3.1.1. Duy trì bảo vệ hệ thống xã hội
1.6.3.2. Chức năng cụ thể
1.6.3.2.1. Khuyến khích, điều chỉnh hành vi con người phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế.
1.6.3.2.2. Ngăn chặn, giám sát, kiểm soát hành vi sai trái.
1.6.4. phân loại
1.6.4.1. Thiết chế gia đình
1.6.4.2. Thiết chế chính trị
1.6.4.3. Thiết chế giáo dục
1.6.4.4. Thiết chế tôn giáo,...
1.7. Giá trị xã hội
1.7.1. Khái niệm
1.7.1.1. Là hình thức liên hệ xã hội. Cá nhân, xã hội xem xét, đánh giá tác dụng của đối tượng đối với con người, xã hội.
1.7.2. Đặc điểm
1.7.2.1. Cơ sở xã hội là cơ sở kinh tế - xã hội. là "tất yếu kinh tế".
1.7.2.2. Giá trị xã hội gắn liền với nhu cầu, mục đích, lợi ích xã hội.
1.7.2.3. Là mối quan hệ giữa giá trị xã hội Truyền thống - Hiện đại - Tương lai.
1.7.2.4. Giá trị xã hội là chuẩn mực, "Lí tưởng tập thể" của xã hội.
1.7.3. Phân loại
1.7.3.1. Tác dụng đối với từng lĩnh vực
1.7.3.1.1. Kinh tế
1.7.3.1.2. Chính trị
1.7.3.1.3. Pháp luật
1.7.3.1.4. Văn hóa,..
1.7.3.2. Hiệu quả
1.7.3.2.1. Giá trị vật chất
1.7.3.2.2. Giá trị tinh thần
1.7.3.3. Tác động đối với chủ thể
1.7.3.3.1. Giá trị đối với cá nhân
1.7.3.3.2. Giá trị đối với xã hội
1.7.3.4. Góc độ lịch sử
1.7.3.4.1. Giá trị truyền thống
1.7.3.4.2. Giá trị hiện đại
1.7.3.4.3. Giá trị tương lai
2. QUAN NIỆM VÀ KHÁI NIỆM
2.1. Quan niệm
2.1.1. Một số quan niệm
2.1.1.1. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
2.1.1.1.1. cấu trúc xã hội là cấp độ trừu tượng cao nhất về xã hội nhìn từ góc độ của triết học hay chủ nghĩa duy vật lịch sử
2.1.1.2. Chủ nghĩa xã hội khoa học
2.1.1.2.1. phân tích và làm sáng mức độ khắc phục những khác biệt xã hội và phân hóa xã hội
2.1.1.2.2. đưa xã hội đi đến sự bình đẳng
2.1.1.3. Chính trị học
2.1.1.3.1. nghiên cứu những đặc trưng, xu hướng biến đổi, ảnh hưởng, tác động trong cấu trúc xã hội đến lĩnh vực đời sống
2.1.1.4. Sử học
2.1.1.4.1. nghiên cứu cấu trúc xã hội hiện thực với quá trình hình thành và phát triển qua từng thời kỳ lịch sử
2.1.2. Tổng quan
2.1.2.1. Cấu trúc xã hội nằm trong bản thân xã hội
2.1.2.2. Cấu trúc xã hội bao gồm các bộ phận, vị thế, các nhóm, kiểu cộng đồng và mối liên hệ giữa chúng
2.1.2.3. Cấu trúc xã hội và quan hệ xã hội có sự gắn kết với nhau
2.2. Khái niệm
2.2.1. Cấu Trúc Xã Hội là ?
2.2.1.1. kết cấu tổ chức bên trong một hệ thống xã hội nhất định, có sự thống nhất bền vững tương đối của các yếu tố, thành phần, mối liên hệ cơ bản của hệ thống xã hội đó
2.2.2. Tính Chất và Đặc Trưng
2.2.2.1. Cấu trúc xã hội là một tổng thể, tập hợp các bộ phận, yếu tố tạo thành hệ thống xã hội được hình thành một cách lịch sử- tự nhiên
2.2.2.2. Cấu trúc xã hội là kết quả của sự thống nhất biện chứng của hai thành tố xã hội
2.2.2.3. Cấu trúc xã hội được cấu tạo từ 2 thành tố xã hội nên trở thành một tổng thể thống nhất, đa dạng, phức tạp
2.2.2.4. Cấu trúc xã hội mang tính thống nhất bền vững tương đối
3. HÌNH THỨC BIỂU HIỆN
3.1. CẤU TRÚC XÃ HỘI - GIAI CẤP
3.1.1. Khái niệm: là hệ thống các giai cấp, tầng lớp trong xã hội và những mối quan hệ giữa các giai cấp tầng lớp xã hội đó.
3.1.2. Vai trò: có tính quyết định và là hạt nhân của cấu trúc xã hội.
3.1.3. Cấu trúc
3.1.3.1. Thứ nhất, xem xét tất cả các giai cấp, tầng lớp, tập đoàn khác nhau
3.1.3.1.1. Nghiên cứu quy mô, vị thế, vai trò và tương các giữa các giai cấp
3.1.3.1.2. Nghiên cứu giái trị, chuẩn mực trong từng giai cấp
3.1.3.1.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các tầng lớp trong xã hội
3.1.3.2. Thứ hai, tiếp cận xã hội học - giai cấp hướng vào những sự nghiên cứu giai cấp cơ bản quyết định đến sự biến đổi và phát triển của xã hội.
3.1.4. Ý nghĩa: nhằm mục đích nhận thức được những mâu thuẫn xã hội để tìm ra phương thức giải quyết mâu thuẫn.
3.2. CẤU TRÚC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP
3.2.1. Khái niệm: là kết cấu và mối liên hệ xã hội giữa các lực lượng lao động xã hội, các nghề nghiệp lao động khác nhau trong xã hội trên cơ sở của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
3.2.2. Đặc điểm: là sự phân công lao động theo ngành nghề dựa trên tiêu chí trình độ tay nghề.
3.2.3. Cấu trúc
3.2.3.1. Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất
3.2.3.2. Trình độ phát tiển của lực lượng sản suất
3.2.3.3. Trình độ học vấn của người lao động
3.2.3.4. Các yếu tố khác: giới tính, truyền thống...
3.2.4. Vai trò: là một trong những cơ sở đánh giá trình độ phát triển của một cấu trúc xã hội nhất định.
3.2.5. Ý Nghĩa: phân tích thực trạng bức tranh đa chiều về nghề nghiệp.
3.3. CẤU TRÚC XÃ HỘI - DÂN SỐ
3.3.1. Khái niệm
3.3.1.1. Là kết cấu và mối liên hệ xã hội trong thực tại
3.3.1.1.1. Tái sản xuất nhân khẩu (mức sinh-tử)
3.3.1.1.2. Tỉ lệ giữa các mức tuổi
3.3.1.1.3. Chỉ số giới tính
3.3.1.1.4. Mật độ dân số
3.3.1.1.5. Biến động dân cư (di dân)
3.3.1.1.6. Quy mô gia đình và quan hệ thế hệ( họ tộc)
3.3.2. Yếu tố dân số - Tác động
3.3.2.1. Các yếu tố dân số
3.3.2.1.1. Mức sinh tử
3.3.2.1.2. Giới tính nam nữ
3.3.2.1.3. Thành phần dân số
3.3.2.2. Tác động
3.3.2.2.1. Tham gia vào quá trình tồn tại xã hội
3.3.2.2.2. Tác động trực tiếp đến chất lượng sống nhiều mặt của mỗi con người và của toàn xã hội
3.3.3. Đặc điểm cấu trúc xã hội - dân số
3.3.3.1. Phụ thuộc vào bản chất, quy luật và thực trạng của tự nhiên
3.3.3.2. Luôn bị quy định, chi phối, biến đổi do con người và xã hội trong khuôn khổ: kinh tế-xã hội, văn hoá, chế độ chính trị nhất định
3.3.3.3. Cách xây dựng cấu trúc xã hội hợp lí nhân văn?
3.3.3.3.1. Xây dựng trình độ mang tính phát triển về
3.3.4. Các kiểu sản xuất dân cư
3.3.4.1. cổ đại
3.3.4.1.1. Chưa có giai cấp, nhà nước mẫu hệ, đa phu
3.3.4.2. truyền thống
3.3.4.2.1. Trong xã hội nông nghiệp, gia đình gia trưởng => tái sinh các thế hệ theo huyết thống gia đình
3.3.4.3. hiện đại
3.3.4.3.1. Thừa nhận quyền tự do cá nhân, tái sản xuất ra con người theo nguyên tắc hợp lí
3.3.5. Đối tượng
3.3.5.1. Mức sinh-tử
3.3.5.2. Quá trình biến động dân số tự nhiên, dân số cơ học
3.3.5.3. Quá trình di dân, đô thị hoá
3.3.5.4. Tỉ lệ giới tính, tỉ lệ và cơ cấu tháp tuổi
3.3.6. Vai trò
3.3.6.1. Đưa ra dự báo xu hướng vận động của dân số , xem trước mức ảnh hưởng tới xã hội và ngược lại
3.4. CẤU TRÚC XÃ HỘI - LÃNH THỔ
3.4.1. Khái niệm
3.4.2. Dấu hiệu nhận diện
3.4.2.1. Chủ yếu qua đường phân ranh về lãnh thổ
3.4.2.2. Đường phân ranh giữa đô thị và nông thôn
3.4.2.2.1. Lắt cắt phân tích đô thị-nông thôn
3.4.2.2.2. Nghiên cứu cơ cấu vùng: đồng bằng, trung du, miền núi
3.5. CẤU TRÚC XÃ HỘI - DÂN TỘC
3.5.1. Khái niệm: là kết cấu và mối liên hệ xã hội giữa các dân tộc khác nhau trong mỗi quốc gia dân tốc hay một xã hội nhất định.
3.5.2. Nội dung
3.5.2.1. Là quy mô, tỉ trọng, phân bố
3.5.2.2. Sự biến đổi về số lượng, chất lượng
3.5.2.3. Những đặc trưng, xu hướng biến đổi của cấu trúc xã hội
3.5.2.4. Tương quan giữa chúng trong cộng đồng
3.5.3. Vai trò
3.5.3.1. Hoạch định chính sách
3.5.3.2. Phát triển văn hóa dân tộc, an ninh, quốc phòng
3.5.3.3. Xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc, đẩm bảo thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
3.5.3.4. Thực hiện mục tiêu KT,CT,VH,...
3.5.4. Ý nghĩa: tiếp cận đa cấu trúc tự nhiên, cấu trúc xa hội nhiều chiều, nhiều khía cạnh, nhiều cấp độ.